Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm tốt công tác Hội Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát

Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm tốt công tác Hội Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng. Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo. Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

doc 22 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm tốt công tác Hội Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng. Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo. Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhiệm vụ của Hội là tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội, các chương trình nhân đạo xã hội của Nhà nước, trong các lĩnh vực: cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ; chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến tranh, những người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa; tìm kiếm tin tức thân nhân và gia đình mất liên lạc trong và ngoài nước; giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn vươn lên hoà nhập cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng của Nhà nước trong các lĩnh vực: sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu cứu người; trồng và sử dụng cây thuốc Nam; tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường; phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội.
Ngoài ra, Hội còn có nhiệm vụ xây dựng Hội vững mạnh, phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam.
Xuất phát từ Tôn chỉ, Mục đích, Nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và qua thực tiễn ở địa phương, trong nhiều năm qua, Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát đã có nhiều hoạt động nhân đạo, quyên góp, cứu trợ, chăm sóc sức khoẻ... cho hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong nhà trường.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của một số hoạt động chưa cao, chưa 
có chiều sâu. Cụ thể các mặt chưa làm được đó là:
Chưa tổ chức cho cán bộ, hội viên tham gia các lớp tập huấn công tác Hội và công tác sơ cấp cứu tại chỗ.
Chưa trang bị được một số thiết bị cần thiết cho công tác sơ cấp cứu tại chỗ, công tác trực hàng ngày của cán bộ, hội viên chưa đều. Ở một số buổi còn thiếu các loại vật tư, thuốc thông dụng như dầu gió, bông băng, thuốc đau bụng, thuốc sát trùng... 
Chưa phối hợp với nhà trường và các đoàn thể để tổ chức khám sức khoẻ định kì cho cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường.
Chưa tiến hành trồng và sử dụng cây thuốc Nam; chưa phổ biến cho cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ thấy rõ tác dụng của cây thuốc Nam trong việc chữa một số bệnh thông thường.
Công tác tổ chức, quản lí Hội còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự tuyên truyền sâu rộng về tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội tới từng hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong nhà trường. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động còn sơ sài, mang tính hình thức.
Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ quyên góp, ủng hộ các hoạt động nhân đạo chưa có chiều sâu.
Một số cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ chưa hiểu rõ về hoạt động, vai trò, ý nghĩa của Hội nên trong hoạt động còn có biểu hiện coi nhẹ, thiếu nhiệt tình hoặc thờ ơ với công tác Hội.
Công tác phối hợp hoạt động giữa Hội với các đoàn thể khác trong nhà trường chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ và tính liên tục...
Từ năm học 2007 – 2008, với cương vị là chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát, bản thân tôi đã tiến hành kiểm tra, rà soát, tổng hợp những hoạt động của Hội trước đó và rút ra được những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Hội Chữ thập đỏ cơ sở như đã nêu trên.
Qua quá trình phân tích, tôi thấy được những yếu kém, tồn tại trên là do 
những nguyên nhân sau:
Về chủ quan: công tác tổ chức, quản lí chưa chặt chẽ, sát sao. Chưa có sự tham mưu, đề xuất thường xuyên lên các cấp lãnh đạo, thiếu sự chủ động phối hợp hoạt động với các đoàn thể trong nhà trường. Công tác tuyên truyền về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và vai trò, ý nghĩa của Hội chưa sâu rộng dẫn đến ý thức tự nguyện, nhiệt tình tham gia của một bộ phận cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ chưa cao.
Về khách quan: đây là công tác kiêm nhiệm nên ít có thời gian cho hoạt động, kinh phí hoạt động của Hội chủ yếu là thu từ quỹ hội nên rất hạn hẹp. Do là trường THCS nên đa số là thiếu niên Chữ thập đỏ, các em chưa có khả năng tự chăm sóc sức khoẻ. Đồng thời các em rất hiếu động nên dễ bị đau ốm, tai nạn khi chơi đùa, lao động hoặc các hoạt động thể dục, thể thao. Bên cạnh đó, thời tiết vài năm gần đây diễn biến thất thường, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa nên các em dễ bị các bệnh về hô hấp, cảm cúm...
Ngoài ra, vì các em còn nhỏ, chưa biết giữ vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, cùng với thói quen thích ăn quà vặt nên hay bị mắc các bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm...
Trường đóng trên địa bàn dân cư chủ yếu hoạt động nông nghiệp nên còn khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí chưa cao dẫn đến vấn đề giáo dục chăm sóc sức khoẻ cho các em còn hạn chế, gia đình các em ít quan tâm. Đặc biệt là một bộ phận học sinh dân tộc thiểu số ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống chưa cao (đã có nhiều trường hợp mang cá khô lên lớp, lấy giấy đốt nướng để ăn).
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, từ năm học 2007 – 2008 đến nay, với cương vị là chủ tịch Hội Chữ thập đỏ nhà trường, tôi đã đưa ra một số biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, đồng thời đẩy mạnh hoạt động của Hội theo đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đó là lý do tôi chọn đề tài này.
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đặc điểm tình hình.
Năm học 2007 – 2008, Hội Chữ thập đỏ trường THCS Cao Bá Quát có 1 chi hội giáo viên với 49 hội viên, 5 chi hội học sinh lớp 9 với 206 hội viên và 18 chi hội thiếu niên Chữ thập đỏ với 683 thiếu niên Chữ thập đỏ.
Thuận lợi:
Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát được sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng trường THCS Cao Bá Quát. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, huyện Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động.
Các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh có sự phối hợp trong hoạt động. Đa số thành viên trong Ban chấp hành Hội rất nhiệt tình với công tác Hội, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công.
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, khá đầy đủ, có sân chơi, khu vệ sinh cho học sinh...
Khó khăn: 
Là công tác kiêm nhiệm nên ít có thời gian cho hoạt động. Chưa có sự chủ động phối hợp hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường, kinh phí hoạt động chủ yếu từ công tác thu quỹ Hội nên còn hạn hẹp, chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội không có.
Số lượng thiếu niên Chữ thập đỏ quá đông, các em hiếu động nên dễ gây tai nạn cho bản thân và bạn bè. Số học sinh có nhà ở quá xa, việc đi lại bằng xe buýt cũng gây ra những khó khăn nhất định. Số lượng thiếu niên Chữ thập đỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, là học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều. Đa số học sinh khối 6, 7 có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống chưa cao, các em chưa biết tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. 
Trong thời gian trước, đồng chí Chủ tịch Hội cơ sở thường xuyên đi công tác, nên dẫn đến việc quản lí, điều hành hoạt động của Hội bị gián đoạn. 
Hoạt động của Hội cơ sở nhà trường đôi khi còn lúng túng do chưa có sự chỉ đạo thường xuyên, định hướng cụ thể của huyện Hội. Công tác thông tin hai chiều của Hội cơ sở với huyện Hội chưa được thường xuyên, nhiều kế hoạch nhân đạo đưa về muộn, gây khó khăn cho Hội trong việc triển khai thực hiện.
Một số biện pháp chỉ đạo để làm tốt công tác Hội Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát trong năm học 2007 – 2008.
Từ đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, khi được Chi bộ, Nhà trường và sự tín nhiệm của Đại hội Hội Chữ thập đỏ, bầu tôi làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm làm tốt công tác Hội Chữ thập đỏ như sau:
Kiện toàn tổ chức ban chấp hành Hội, phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên trong ban chấp hành.
Đây là công việc hết sức quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của bất kì một tổ chức nào. Chính vì vậy ngay từ đầu tháng 8 năm 2007, sau khi nhà trường họp Hội đồng sư phạm để phân công nhiệm vụ cho giáo viên, tôi đã triệu tập ban chấp hành Hội năm trước gồm 5 đồng chí để phân công lại nhiệm vụ cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Tôi xác định ban chấp hành Hội gồm 5 đồng chí là ít so với thực tế tổ chức học 2 buổi của nhà trường, vì vậy tôi đề xuất bổ sung thêm 2 đồng chí nữa, đề xuất này đã được ban chấp hành đồng ý.
Tôi đã đưa ra tiêu chí để lựa chọn những đồng chí vào ban chấp hành Hội như sau:
Thứ nhất là phải tự nguyện tham gia, phải nhiệt tình, năng nổ, có sức khoẻ tốt.
Thứ hai là phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng thương yêu học sinh, coi học sinh như con em của mình.
Thứ ba là ưu tiên những người còn trẻ, độc thân, nhà ở gần trường.
Thứ tư, phải có năng lực chuyên môn tốt. Vì như vậy mới đảm bảo vừa tham gia tốt hoạt động Hội, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Thứ năm là phải có hiểu biết cơ bản về công tác Hội, công tác sơ cấp cứu tại chỗ, có kiến thức cơ bản về công tác phòng tránh các bệnh dịch thông thường.
Thứ sáu là phải phân bố đều ở cả 6 tổ chuyên môn để khi có việc bận sẽ dễ dàng nhờ người dạy thay, tránh tập trung vào 1 hoặc 2 tổ, như vậy sẽ gây áp lực trong công việc.
Thứ bảy là vận động cả 3 giáo viên dạy thể dục của trường tham gia vào công tác Hội vì cả 3 giáo viên này đều có kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ và sơ cấp cứu. Đồng thời, đây là bộ môn dễ gây chấn thương nhất, như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lí lớp và sơ cấp cứu kịp thời khi có học sinh tai nạn.
Cuối cùng là chú ý đến buổi dạy phải chéo nhau, tức là một nửa số lượng ban chấp hành dạy buổi sáng và một nửa còn lại dạy buổi chiều. Nếu không được thì nêu ý kiến đề xuất với ban giám hiệu để chú ý trong phân công chuyên môn đầu năm.
Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi đã lựa chọn được ban chấp hành Hội trong năm học 2007 – 2008 và phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
TT
HỌ VÀ TÊN
TỔ CM
DẠY BUỔI
NHIỆM VỤ
TRỰC
THỨ
1
Đỗ Bá 
Thiệp
Sử - Địa - GDCD
Hai
buổi
Chủ tịch – phụ trách chung
2, 4, 6
2
Lê Vĩnh 
Hoà
Thể dục
Chiều
PCT- phụ trách buổi chiều
2, 3,
4, 6
3
Lê Phước
Lên
Thể dục
Sáng
Trực buổi sáng
3, 5, 7
4
Phạm Thị Phương 
Loan
Thể dục
Chiều
Trực buổi chiều
2, 5, 7
5
Nguyễn Thị
Vân 
Hành chính
Hai
buổi
 ...  các lớp nhắc nhở đoàn viên, học sinh của tổ chức, lớp mình đóng góp quỹ hội và hội phí kịp thời, đầy đủ. Nhờ đó mà trong năm học 2007 – 2008 Hội đã thu đủ hội phí và quỹ hội theo kế hoạch đề ra với tổng số tiền là 6.288.000 đồng (Sáu triệu hai trăm tám mươi tám ngàn đồng).
Cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp, tổ chức tuyên truyền cho các em học sinh về hoạt động nhân đạo của Hội, triển khai, đôn đốc các đợt ủng hộ nhân đạo và thông báo kịp thời về ban chấp hành Hội những trường hợp bị tai nạn, đau ốm để ban chấp hành Hội có kế hoạch kịp thời sơ cứu, thăm hỏi, động viên. Trong năm học vừa qua, Hội đã tổ chức đi thăm hỏi kịp thời 26 lượt giáo viên và 36 lượt học sinh bị đau ốm, tai nạn nặng.
Công tác quản lí, tổ chức, điều hành hoạt động trong suốt năm học.
Đây là công tác đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời của hoạt động Hội. Để hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong nhà trường đạt hiệu quả cao, hàng tháng tôi đều tổ chức Hội họp địch kỳ vào đầu tháng để đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động tháng trước và lên kế hoạch, nhiệm vụ của tháng hiện tại, triển khai đến tất cả các thành viên trong ban chấp hành, lấy ý kiến đóng góp, bổ sung.
Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc Chữ thập đỏ xem có đầy đủ các loại thuốc thông dụng, bông băng, dầu gió hay không, nhắc nhở kịp thời đồng chí thủ quỹ mua bổ sung (nếu thiếu).
Nhắc nhở thường xuyên các đồng chí trong ban chấp hành, sử dụng thiết bị, thuốc phải cẩn thận, tránh thất thoát, nêu cao ý thức bảo vệ, tiết kiệm của chung.
Cho đánh máy hướng dẫn sử dụng thuốc, thiết bị y tế và dán trong tủ thuốc, tủ thiết bị để các đồng chí tiện theo dõi khi sử dụng.
Phát về cho chi đội trưởng mỗi lớp 1 gói bông, 2 lọ dầu gió, 1 lọ thuốc đau bụng, 1 lọ cồn và 1 lọ ô xi già để sử dụng kịp thời ở lớp, còn trường hợp đau nặng sẽ chuyển lên phòng của Hội để sơ cứu và nghỉ ngơi.
Tổ chức hội viên thường xuyên chăm sóc vườn thuốc Nam, hướng dẫn học sinh cách sử dụng. Cùng với bộ phận lao công trong nhà trường, kiểm tra thường xuyên nước uống cho học sinh hàng ngày.
Làm việc với thủ quỹ hàng tháng để kiểm tra việc thu, chi của Hội và công khai trước ban chấp hành và báo cáo lên Chi bộ, nhà trường.
Tổ chức tốt, có chất lượng cao buổi tập huấn công tác sơ cấp cứu tại chỗ do huyện Hội tổ chức.
Liên hệ, phối hợp thường xuyên với các Hội cơ sở trên địa bàn.
Vào đầu năm học, khi tổ chức đại hội Hội Chữ thập đỏ cơ sở, tôi đã thay mặt ban chấp hành mời ban chấp hành Hội trường THCS Chu Văn An và Hội cơ sở thị trấn Chư Sê – là 2 Hội đóng trên địa bàn thị trấn về tham dự để đóng góp ý kiến cho hoạt động của Hội.
Trong quá trình công tác, tôi thường xuyên liên hệ với 2 hội Chữ thập đỏ nói trên để cùng phối hợp hoạt động trong việc ủng hộ các trường vùng sâu, vùng xa tránh trường hợp ủng hộ tập trung vào một, hai trường.
Liên hệ với Hội Chữ thập đỏ thị trấn Chư Sê, cùng động viên và tổ chức thành công buổi hiến máu nhân đạo tại trung tâm y tế.
Tổ chức tốt buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa 3 đội thanh niên xung kích Chữ thập đỏ của Hội Chữ thập đỏ thị trấn Chư Sê, Hội trường THCS Chu Văn An và Hội trường THCS Cao Bá Quát. Qua đó các thành viên đã học tập thêm kinh nghiệm trong công tác và tạo không khí vui vẻ sau những giờ làm việc căng thẳng.
Làm tốt công tác khen thưởng, nhắc nhở kịp thời đối với những cá nhân, tập thể thuộc Hội quản lí.
Đây là công tác nhằm phát hiện những cá nhân và tập thể thực hiện tốt phong trào Hội Chữ thập đỏ, để từ đó nêu gương, nhân rộng kinh nghiệm hoạt động. Đồng thời nhắc nhở thường xuyên, kịp thời những cá nhân và tập thể hoạt động chưa tốt để điều chỉnh cho phù hợp.
Để làm tốt công tác này, bản thân tôi phải có sự theo dõi thường xuyên, toàn diện mọi hoạt động của các tập thể lớp và các cá nhân, ghi chép lại vào sổ theo dõi. Chú ý đến thời gian, mức độ hoàn thành, lòng nhiệt tình trong công việc của các tập thể, cá nhân trong Hội. Từ đó có cơ sở để bình xét những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc.
Trong năm học vừa qua, đã phát hiện và tuyên dương trước trường tập thể lớp 6A1, 7A1, 8A6, 9A2 đã có thành tích xuất sắc trong công tác ủng hộ, quyên góp.
Tuyên dương các cá nhân hoạt động tích cực, nhiệt tình, đóng góp to lớn vào thành công của Hội như: thầy Thái Duy Hằng – Hiệu trưởng nhà trường; thầy Nguyễn Thế Mạnh – Bí thư chi đoàn giáo viên; cô Lê Thị Thái – Chủ tịch Công đoàn cơ sở; thầy Lê Vĩnh Hoà, Đỗ Hồng Sơn– ban chấp hành Hội; cô Lê Thị Thuý Hồng – Tổng phụ trách Đội TNTP HCM; thầy Phạm Minh Đức Nhân – GVCN lớp 8A6; em Nguyễn Thị Hồng Gấm – Lớp 9A2; em Tô Thị Phúc – Lớp 8A6... Đã đề nghị những cá nhân, tập thể trên báo cáo kinh nghiệm hoạt động trong đại hội đầu năm học 2008 – 2009 của Hội Chữ thập đỏ nhà trường.
Để công tác Hội Chữ thập đỏ có hiệu quả cao trong hoạt động và đồng thời có tính chất tuyên truyền rộng rãi thì khâu khen thưởng phải mang tính kịp thời, khách quan, công bằng. Trong năm học vừa qua, sau mỗi đợt vận động quyên góp, ủng hộ, tôi đã họp ban chấp hành để tìm ra những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và bình xét để tuyên dương trước trường trong buổi chào cờ đầu tuần sau. Khi được tuyên dương, các cá nhân, tập thể rất phấn khởi, hào hứng và khi có đợt vận động lần sau, tôi nhận thấy các cá nhân, tập thể trong trường đều cố gắng quyên góp, ủng hộ nhiều hơn, nhanh hơn để được tuyên dương, khen thưởng. Điều này đã góp phần to lớn vào thành công chung của Hội Chữ thập đỏ nhà trường trong năm học vừa qua.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua một năm học áp dụng thực hiện các biện pháp nêu trên, công tác Chữ thập đỏ của Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát đã đạt được kết quả cao, vượt trội so với những năm học trước.
Về công tác tổ chức, quản lí đã chặt chẽ hơn, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường mua sắm. Đặc biệt đã trồng được vườn thuốc Nam trong trường (trước kia chưa làm được). Tinh thần tương trợ của hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ được nâng cao, biểu hiện ở kết quả của các cuộc vận động quyên góp, ủng hộ. Công tác sơ cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ cho hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường được đảm bảo thường xuyên và kịp thời. Trong các buổi học đều có các thành viên ban chấp hành Hội trực đầy đủ. Tủ thuốc trong nhà trường lúc nào cũng đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc thông dụng, bông băng, dầu gió...
Đã có sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động với huyện Hội, các đoàn thể trong nhà trường và các Hội cơ sở trên địa bàn thị trấn. Tổ chức thành công buổi tập huấn công tác sơ cấp cứu cho hội viên, tổ chức có hiệu quả hoạt động của đội thanh niên xung kích Chữ thập đỏ và kết hợp tổ chức khám sức khoẻ định kì cho giáo viên và học sinh, mà những năm trước chưa làm được những công việc này.
Tổ chức kết nghĩa, ủng hộ với 3 đơn vị trường vùng khó khăn trong huyện (trước chỉ có 1 trường); đồng thời đã tặng quà tết cho học sinh nghèo trường Lê Duẩn (trước kia không có).
Công tác thu quỹ, hội phí đã triệt để hơn, năm trước chỉ thu đạt 78%, trong khi đó năm học 2007 – 2008 thu đạt 100%.
Công tác vận động ủng hộ các đợt đạt tổng số tiền là 10.997.500 đồng (Mười triệu chín trăm chín mươi bảy ngàn năm trăm đồng). Cùng với mua ủng hộ người mù 2.500 bó tăm tre; ủng hộ 654 bộ quần áo cũ; 99 đầu sách, truyện; 100 bút; 100 vở; 50 khăn quàng. So với năm học 2006 – 2007 thì số tiền ủng hộ chỉ đạt 5.896.000 đồng và 1.600 bó tăm, 328 bộ quần áo cũ.
Đa số hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ đều hiểu rõ về hoạt động, vai trò, ý nghĩa của Hội, ý thức trách nhiệm cao hơn, nhiệt tình hơn trong hoạt động.
Trong năm học vừa qua, tất cả các trường hợp giáo viên, học sinh bị đau ốm, tai nạn đều được chăm sóc, sơ cấp cứu kịp thời, đảm bảo sức khoẻ để học tập và sinh hoạt tại trường.
Tổng số tiền thăm hỏi hội viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ bị đau ốm trong nhà trường là 3.100.000 đồng (mỗi lượt hội viên đau ốm thăm hỏi trị giá 50.000, năm học trước chỉ thăm hỏi ở mức 30.000/lượt). Số tiền chi cho mua các loại thuốc phục vụ tại trường trong năm là 2.895.000 đồng. So với năm học trước số tiền chi mua thuốc cao hơn, số lượng và chất lượng thuốc tốt hơn.
Như vậy, qua việc áp dụng những biện pháp nêu trên trong năm học 2007 – 2008, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát đã đạt được thành tựu vượt trội so với những năm trước. Hoạt động của Hội ngày càng đi vào chiều sâu và thu hút đông đảo hội viên tham gia. Trong năm học 2008 – 2009, được Chi bộ, Nhà trường tín nhiệm, tiếp tục giao cho tôi quản lí hoạt động của Hội, bản thân tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp quản lí, tổ chức nêu trên và thấy rằng đây là những biện pháp phù hợp, tiếp tục đem lại thành công trong công tác Hội. Điều này cho thấy, những biện pháp nêu trên có thể áp dụng thành công trong công tác Hội Chữ thập đỏ cơ sở không chỉ ở các trường học, mà nó có thể đem lại hiệu quả cao cho các Hội cơ sở cùng cấp ở các thôn, làng, các xã, thị trấn. Vì thực tế hoạt động của Hội Chữ thập đỏ ở bất kì đâu cũng đều dựa trên nguyên tắc: Tự nguyện, Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Thống nhất, Toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Cục xuất bản – Bộ Thông tin và truyền thông, năm 2008.
Nghị quyết Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát các năm học 2004 – 2005; 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 – 2008.
Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Chữ thập đỏ cơ sở trường THCS Cao Bá Quát các năm học 2004 – 2005; 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 – 2008.
MỤC LỤC
Trang
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ	 1
Phần II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	 4
1 Đặc điểm tình hình.	 4
 Thuận lợi:	 4
 Khó khăn:	 4
Một số biện pháp chỉ đạo để làm tốt công tác Hội
Chữ thập đỏ tại trường THCS Cao Bá Quát trong 
năm học 2007 – 2008.	 5
Kiện toàn tổ chức ban chấp hành Hội, phân 
công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên trong 
ban chấp hành.	 5
Liên hệ với Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê để 
nắm bắt kế hoạch hoạt động của Hội trong năm 
và đề xuất kiến nghị.	 7
Đánh giá lại hoạt động của Hội trong năm học 
2006 – 2007 và xây dựng kế hoạch hoạt động 
của Hội trong năm học 2007 – 2008.	 8
Tham mưu, đề xuất với Chi uỷ, Hiệu trưởng 
nhà trường để xin kinh phí mua sắm trang thiết bị.	 11
Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội 
viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ tham gia 
hoạt động nhân đạo và chăm sóc sức khoẻ.	 12
Công tác chủ động phối hợp với các đoàn thể 
trong nhà trường với giáo viên chủ nhiệm các
lớp để nâng cao hoạt động của Hội.	 14
Công tác quản lí, tổ chức, điều hành hoạt động
trong suốt năm học.	 15
Liên hệ, phối hợp thường xuyên với các Hội 
cơ sở trên địa bàn.	 16
Làm tốt công tác khen thưởng, nhắc nhở kịp
thời đối với những cá nhân, tập thể thuộc 
Hội quản lí.	 17
Phần III: KẾT LUẬN	 19
Tài liệu tham khảo	 21

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Cong tac CTD.doc