Đề tài Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy Văn theo hướng đổi mới

Đề tài Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy Văn theo hướng đổi mới

- Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ IV khóa 7 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ:

 “ Đổi mới phuong pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy Văn theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A/ Mở đầu: Giới thiệu chung
	I/ Mục đích – ý nghĩa đề tài 
	II/ Nhiệm vụ đề tài 
	III/ Lịch sử đề tài
	IV/ Giới hạn đề tài 
	V/ Phương pháp nghiên cứu 
B/Nội dung:
	I/ Mục đích đề tài 
	II/ Những thuận lợi – khó khăn 
	III/Quá trình thực hiện
C/ Kết quả đạt được
D/ Kết luận 
A/ Mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG
I/ Mục đích- ý nghĩa đề tài 
	- Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ IV khóa 7 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ:
	“ Đổi mới phuong pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ” 
	“ Phương pháp dạy học ở nước ta cần phải thay đổi theo hướng khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
 ( Trích Nghị Quyết Trung Ương 2 khóa III)
Định hướng được được pháp chế hóa trong luật giáo dục điều 24.2 “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đemlại niền vui, hướng thú học tập cho học sinh”
	Từ những nghị quyết, định hướng vừa nêu, chúng ta thấy rằng vấn đề dạy văn ở các bậc phổ thông nói chung và các bậc trung học cơ sở nơi riêng theo hướng đổi mới cho phù hợp vói tình hình thực tiễn của đất nước hiện nay là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.
	Quan niệm dạy văn như một khoa học xã hội dẫn đến chỉ đạo tạo những nhà khoa học về văn hó, hay may mắn lắm là những nhà lý luận phê bình văn học. Học sinh chỉ có khả năng viết nghị luận văn học mà nghị luận văn học cũng không hay , không tinh, nếu không nói là khô cứng, thậm trí là thô thiển.
	Quan niệm dạy văn là dạy tiếng mẹ đẻ dẫn đến biến giờ văn thành giờ minh họa những quy tắc và tư pháp, cú pháp hoặc chẻ nhỏ ngữ nghĩa.
	Quan niệm dạy văn là dạy tư duy dẫn đến biến bài văn thành sơ đồ tư duy của nhà văn qua sơ đồ tư duy của người dạy nhận thức đến sơ đồtư duy của người học.
	Tất cả những quan niệm và phương pháp gắn với quan niệm trên đã dẫn những lệch lạc khiến cho việc dạy văn không đạt như mong muốn và không gây được hướng thú học tập cho học sinh, điều mà lẽ ra nó đã phải làm được và làm tốt hơn nhiều môn học khác vì: “ Nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người tự tạo cho mình” (Các Mác)
	Cho nên dạy văn theo hướng đổi mới hiện nay phải đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật cho giờ học ngữ văn, vận dụng các phương pháp dạy học phải thực sự linh hoạt và sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là người giáo viên phải từ bỏ những phương pháp dạy học truyền thống , hoặc độc tôn, hoặc cải tiến một phương pháp nào đó, hoạc áp dụng triệt để máy móc một vài phương pháp dạy học mà mình đã học ở một nơi nào đó mà mình cho là lạ để áp dụng vào giờ học thực tiền của lớp.
	Cũng không nên hiểu một cách thô thiển chung chung về đổi mới phương pháp dạy học là thầy giảng một nửa , còn một nửa kia để học sinh tự làm lấy. Vấn đề không chỉ là bản thân các phương pháp dạy học mà còn ở cách vận dụng các phương pháp dạy học đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động,sáng tạo trong hoạt động học tập của tất cả các đối tượng học sinh từ giỏ khá đến trung bình và yếu. Sự vận dụng các phương pháp dạy học phải đi từ các học sinh đã có tới các học sinh cần có, từ thực tiễn cuộc sống của học sinh tới kiến thức trong sách vở.
	Như vậy, so với cách dạy học truyền thống, sự vận dụng phương pháp dạy học đã có sự thay đổi rất cơ bản. Người giáo viên đã biến giờ dạy với tính chất tĩnh sang giờ dạy có tính chất đông. Người giáo viên giảng dạy theo hướng đổi mới phải biết thiết kế và điều hành tốt được giờ dạy của mình.
Giáo viên cần phải chuyển quá trình thuyết giảng của mình thành những cuộc trao đổi, đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa thầy và trò.
Với những nhận thức trên, sau những trăn trở, tôi xin mạnh dạn nêu ra đây một số kinh nhỏ mà tôi đã thực nghiệm trong những tiết lên lớp của tôi. Đó là phương pháp gợi mở, phát huy trí lực học sinh và phương pháp dạy học theo cách đối chiếu phân tích nội dung có ý nghĩa đối lập, tương phản.
II/ Nhiệm vụ đề tài:
	Với mục đích và ý nghĩa trên, tôi xác định nhiệm vụ là khi lên lớp, tôi phải xác định cho được những mặt tích cực, những cái hay, cái sâu sắc thể hiện trong văn bản để từ đó gợi cho các em sự tò mò, thích thú hoặc gợi mở hay kích thích sự ham học hỏi của các em, ngỏ hầu giúp cho tiết dạy đạt được chất lượng cao nhất.
III/ Lịch sử đề tài:
	Thực ra những vấn đề, phương pháp vừa nêu không phải là mới vì một giáo viên khi đã đứng lớp đều nắm được những ý vừa nêu. Nhưng việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực hoàn toàn phụ thuộc vào sự linh hoạt của từng giáo viên. Căn cứ theo nội dung bài học, đặc trưng của từng phân môn và trình độ cụ thể của các đối tượng học sinh, người giáo viên phải biết lực chọn những phương pháp dạy học tích cực và thích hợp nhằm giúp học sinh giải quyết tốt nhiệm vụ bài học và bọc lộ cách hiểu, cảm của mình một cách tự tin, chủ động hơn.
IV/ Giới hạn đề tài:
	Ở đây tôi không có tham vọng đi sâu vào phần lý luận hay nhận xét, đánh giá phương pháp nào là phương pháp thích hợp nhất, tích cực nhất mà ở đây chủ yếu tôi chỉ nêu một số ý kiến chủ quan trong vấn đề gợi mở, tạo hứng thú cho học sinh và phương pháp dạy học theo cách đối chiếu nội dung có ý nghĩa đối lập, tương phản trong văn bản.
V/ Phương pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình thực nghiệm đề tài, tôi đã thực tiễn giảng dạy các tiết trên và bản thân nhận thấy các em rất có hứng thú với những vấn đề tôi vừa nêu.
	Qua đó tôi cũng đã dùng cách phân tích, so sánh, tổng hợp để thấy được mặt tích cực của vấn đề.
B/ NỘI DUNG:
I/ Mục tiêu đề tài:
	- Học sinh thấy được sự khác nhau cơ bản giữa hai hoàn cảnh đối lập nhau. Từ đó các em có thể nhận thức và thể hiện được tình cảm của mình đối với nhân vật như xót thương, thông cảm 
	- Cũng qua mục tiêu trên, các em sẽ cảm thấy yêu thích hơn đối với tiếng việt, với sự phong phú, sâu sắc của tiếng mà các em đang dùng.
	- Với mục tiêu của đề tài này, tôi mạnh dạn trình bày hai văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM VÀ THÀNH NGỮ ở lớp 7 và lớp 8 của trương trình ngữ văn Trung học Cơ sở.
II/ Những thuận lợi – khó khăn.
	1/ Thuận lợi:
	- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu sãn sàng góp ý, giúp đỡ tôi thấy được những ưu và khuyết điểm trong quá trình giảng dạy.
	- Bên cạnh đó là sự hỗ trợ tận tình của thư viện nhà trường trong việc giới thiệu sách tham khảo.
	- Bản thân tôi cũng đã nhiều năm giảng dạy ở trường cấp II nên dù ít hay nhiều tôi cũng đã có một số kinh nghiệm trong việc uốn nắn các em ; Thấy được sự thích thú học tập muốn tìm hiểu của các em để từ đó xây dựng nên đề tài này.
	- Qua các tiết dự giờ thao giảng, tôi đã so sánh, đối chiếu và rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân.
	2/ Khó khăn:
	- Trong nhà trường, sách tham khảo tuy nhiều nhưng để uốn nắn những sai sót, kích thích sự tò mò, ham học hỏi của các em thì tài liệu của nhà trường vẫn còn hạn chế. Hơn nữa vấn đề đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực thì vẫn còn mới so với các em nên vẫn gặp một số trường hợp thiếu sót.
	- Việc phát huy tính chủ động của các em cần phải có thời gian nên việc học tập trên lớp vẫn là chưa đủ nên việc đúc kết thành hệ thống khó khăn thực hiện.
III/ Quá trình thực hiện:
	PHẦN MỘT
1/ Những ưu điểm và tồn tại khi dạy theo sách giáo khoa và sách giáo viên.
	a/ Ưu điểm:
	- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản qua cách trả lời các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa.
	b/ Tồn tại:
	- Chưa khắc sâu hơn nữa kiến thức, chưa gợi mở để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật của văn bản; chưa thấy được cái đẹp, cái linh diệu của từ ngữ tiếng việt.
	- Học sinh thiếu sự kích thích tò mò, hứng thú trong học tập, thiếu tính trực quan nên việc tiếp thu bài, phát hiện nội dung, nghệ thuật ý nghĩa của văn bản còn hạn chế.
2/ Ưu điểm dạy theo sáng kiến kinh nghiệm.
	- Giáo viên ra câu hỏi từ dễ đến khó; gợi mở để học sinh tự tìm nội dung, kiến thức để điền vào bảng đối chiếu theo nội dung yêu cầu của bài học. Từ đó giúp các em phát huy tính chủ động sáng tạo của mình dựa trên cơ sở gợi ý của giáo viên. Cũng qua đó các em dễ dàng nắm vững và khắc sâu kiến thức hơn, từ đó các em sẽ khái quát được nội dung, ý nghĩa của bài học.
	- Với cách dạy này, giáo viên giúp học sinh tránh được phải nhớ một cách tràn lan, không hệ thống, không nắm vững kiến thức trọng tâm. Từ đó học sinh thấy được khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức của bản thân cũng như tạo được hứng thú đối với môn ngữ văn.
	PHẦN HAI
VĂN BẢN: THÀNH NGỮ
Bước 1:
	Xác định mục tiêu bài học, giúp học sinh nắm được:
	- Thế nào là thành ngữ
	- Nhận biết thành ngữ trong văn bản, hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
	- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
 Bước 2:
	- Giáo viên cần chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
	- Học sinh cần soạn bài, đọc kỹ văn bản trước khi đến lớp.
Bước 3: Hoạt động 1:
	TÌM HIỂU NỘI DUNG
1/ Đọc văn bản và tìm hiểu.
	- Thế nào là thành ngữ.
	+ Nhận xét cấu tạo của thành ngữ
	+ Rút ra đặc điểm cấu tạo của thành ngữ
2/ Ý nghĩa của thành ngữ
	+ Nghĩa đen
	+ Phép chuyển nghĩa
	Hoạt động 2:
	- Cách sử dụng thành ngữ
	+ Vai trò ngữ pháp của thành ngữ
	+ Cái hay của thành ngữ
Tiến trình bài giảng
Nội dung
- GV cho học sinh đọc ví dụ SGK/143
(2) Em hãy nhận xét cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”?
(2) Em có thể chêm vào cụm từ trên một vài từ khác được không?
(2) Rút ra kết luận gì về cụm từ này ?
- GV lập 2 cột
1- Các thành ngữ hiểu theo nghĩa đen: tham  bùn  mưa  mẹ  năm  châu 
2- Lên thác ruột lòng lang rán sành  thâm căn 
 Hiểu theo nghĩa hàm ẩn
(?) Vai trò ngữ pháp của:
Bảy nổi ba chìm: vị ngữ long đong, phiêu bạt.
 Tính biểu cảm cao
I/ Thế nào là thành ngữ:
Ghi nhớ 1: SGK/144
Không thể đổi thành “ Lên thác xuống sông”
- Các từ trong thành ngữ khó thay đổi, có tính cố định.
- Nghĩa của thành ngữ: ghi nhớ/144
Ví dụ: Bùn lầy nước đọng: lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu hiểu được trực tiếp từ nghĩa đen.
Ví dụ 2: Lòng lang dạ thú: độc ác, tàn bạo hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn
II/ Sử dụng thành ngữ:
Ghi nhớ :SGK/144
Ví dụ: Thân bảy nổi ba chìm thay bằng (long đong, phiêu bạt)
 không hay
 Tính hình tượng, biểu cảm cao
* Giáo viên cho học sinh luyện tập:
	- Chia lớp thành 4 đội cùng thi đua nhau đoán thành ngữ
	- Giáo viên chuẩn bị những thành ngữ đã được ghi sẵn trên giấy
	- Mỗi lần đoán thành ngữ, giáo viên cho học sinh đoán theo nội dung, từ ngữ 
	Ví dụ 1:
Nội dung : đối xử thiên vị không công bằng
Từ đầu thành ngữ là từ “ Nhất”
Từ cuối là từ “ khinh”
 Thành ngữ: “ Nhất bên trọng, nhất bên khinh”
	Ví dụ 2:
Nội dung: chỉ dùng phung phí quá mức
Từ đầu chỉ một động tác của con người
Từ cuối của thành ngữ chỉ một bộ phận bên trên của con người
 Thành ngữ : “ Vung tay quá trán”
	Ví dụ 3:
Nội dung: Chỉ những người trong một nhà, một nước sát hại nhau
Từ đầu: chỉ dụng cụ để nấu nướng
Từ thứ hai chỉ một bộ phận nhạy cảm của cơ thể người hay vật.
 Thành ngữ : “ Nồi da xáo thịt”
	Ví dụ 4:
Nội dung: nói đai, núi hú họa, không có chứng cớ
Từ đầu: chỉ động tác của con người
Từ thứ hai chỉ một con vật nhỏ thường bò ngoài sông, ruộng
 Thành ngữ “ Ăn ốc nói mò”
	Ví dụ 5:
Nội dung: không dám nói ra điều sai trái của người khác vì chính mình cũng can dự vào.
Từ đầu chỉ một động tác của người hay vật
Từ thứ hai chỉ một bộ phận quan trọng trong cơ thể
 Thành ngữ “ Há miệng mắc quai”
* Giáo viên cho từng tổ lên đoán thành ngữ.
- Mỗi gợi ý được giữ kín trong băng keo
- Mỗi lần, từ lần 2 băng keo được gỡ ra sẽ trừ 3 điểm.
* Giáo viên tổng kết và nhận xét
* Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là giúp cho các em hứng thú khi học các văn bản từ ngữ ; các em sẽ nhớ nhiều hơn các thành ngữ, nắm được nội dung và thêm yêu mến từ ngữ Việt.
VĂN BẢN : CÔ BÉ BÁN DIÊM ( AN – ĐÉC – XEN )
Bước 1:
	- Xác định mục tiêu bài học, giúp học sinh nắm được:
	+ Hoàn cảnh, cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
	+ Những mộng tưởng đan xen với thực tế tạo nên sự kỳ ảo lung linh màu sắc cổ tích của văn bản.
	+ Giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của văn bản.
Bước 2:
Giáo viên cần chuẩn bị sách giáo khoa, bảng phụ, tranh ảnh.
Học sinh soạn bài đọc kỹ văn bản.
Bước 3: Tìm hiểu nội dung.
	HOẠT ĐỘNG 1:
	1/ Đọc văn bản – tìm hiểu chú thích.
Cho học sinh đọc diễn cảm, nắm được nội dung, tâm trạng
Phương thức: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
Tìm hiểu bố cục : 3 phần
HOẠT ĐỘNG 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết nội dung, ý nghĩa.
Đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh tìm hiểu
1/ Hoàn cảnh cô bé bán diêm.
Phần 1: Hoàn cảnh cô bé bán diêm như thế nào ?
Nghệ thuật của phần này ? suy nghĩ của em về cô bé ?
Hoàn cảnh của cô bé thật tội nghiệp.
Mẹ mất, bà mất, bố thì cay nghiệt phải đi bán diêm trong đêm giao thừa.
Nghệ thuật : đối lập nổi bật lên tình cảnh của cô bé.
Cô bé bán diêm
Mọi người xung quanh
-Quần áo rách rưới, đầu trần, chân đất
- bán diêm đêm giao thừa nhưng không bán được
- Bụng đói ngồi nép bên mái tường lạnh lẽo
 Cô bé tội nghiệp, đói rét
- Mọi người quần áo sạch sẽ, vội về nhà
- Không ai mua cho em bao nào
-Mọi nhà rực sang ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay
 Hạnh phúc bên nhau
Bức tranh đã nói lên tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
2/ Thực tế và những mộng tưởng của cô bé bán diêm:
Vì sao cô bé phải quẹt diêm và em quẹt bao nhiêu lần ?
Mỗi lần quẹt diêm cô bé có những mộng tưởng gì và thực tế ra sao? 
Em mong ước điều gì qua những lần quẹt diêm?
Giáo viên hướng dẫn:
Em quẹt diêm với hy vọng xua tan nỗi cô đơn và đói rét. Em mong ước có những điều tốt đẹp đến với em nhưng thực tế đã trái ngược với mộng ước của em.
Lần
Mộng tưởng
Hoàn cảnh thực tế
Lần 1
- mơ ngồi trước lò sưởi sáng ấm
→ mong ước có một mái nhà ấm cúng.
-Quần áo rách rưới, ngồi bên góc tường lạnh lẽo.
→ diêm tắt → lò sưởi biến mất.
Lần 2
-phòng ăn sang trọng, có nhiều thức ăn. Ngỗng quay tiến về phía em.
→ mong ước được ăn no.
-bụng em đói cồn cào.
→ diêm tắt, phòng ăn biến mất.
Lần 3
-cây thông noel xuất hiện cùng hàng ngàn ngọn nến.
→ em mong ước được vui chơi vì đây là đêm noel.
-em phải đi bán diêm trong đêm giao thừa.
→ diêm tắt, em chỉ thấy một ngôi sao cô đơn.
Lần 4
-mơ thấy bà mỉm cười với em
→ mong thấy bà vì em rất nhớ bà.
Em chỉ có một mình lẻ loi.
→ diêm tắt và bà biến mất.
Lần 5
Ánh sáng huy hoàng – hai bà cháu cùng bay về trời
-sự đói rét, cô đơn đã cướp đi mạng sống của em.
→ em đã chết sau một xó tường sau khi đốt hết que diêm.
Nhận xét của em sau 5 lần mộng tưởng:
Các mộng tưởng diễn ra rất hợp lý:
Từ mong ước vật chất → tinh thần → giải thoát.
Các mộng tưởng rất thực tế:
+ Đói → mơ thấy bàn ăn, ngỗng quay.
+ Rét → mơ thấy lò sưởi.
+ Đêm giao thừa → mơ thấy cây thông noel.
Có những mộng tưởng thuần túy chỉ là mộng tưởng:
+ Ngỗng quay cắm trên mình dĩa, muỗng tiến về em.
+ Hai bà cháu bay lên trời.
Nhận xét về nghệ thuật:
Có sự đan xen giữa mộng tưởng và thực tế.
Ánh diêm được miêu tả nhiều màu sắc khác nhau.
Thực tế và mộng tưởng có sự tương phản, đối lập nhau: mộng tưởng càng đẹp lung linh – thực tế càng phũ phàng.
 3. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm:
 (?) nguyên nhân và hình ảnh cái chết của cô bé?
 (?) ý nghĩa và nghệ thuật của bài?
Trả lời:
Nguyên nhân:
+ Đói, rét, cô đơn.
+ Mọi người vô tình, lãnh đạm với em.
Hình ảnh cái chết:
+ Đôi má hồng, đôi môi mỉm cười.
+ Cái chết buồn, cô đơn, tội nghiệp.
Nghệ thuật đối lập:
+ Cái chết thương tâm với hình ảnh miêu tả.
+ Mọi người vui vẻ đối lập với cái chết của em.
Ý nghĩa:
Sự cô đơn, tội nghiệp, đáng thương của một cô bé luôn khao khát có được một mái ấm gia đình.
 → Tác giả đã miêu tả cái chết của cô bé thật đẹp với “đôi má hồng và đôi môi mỉm cười” dể thể hiện sự trân trọng, yêu thương đối với cô bé bất hạnh.
HOẠT ĐỘNG 3:
4/ Tổng kết:
Ý nghĩa nội dung:
Nói nên số phận và hoàn cảnh đáng thương của cô bé.
Thể hiện lòng nhân đạo và sự cảm thương của tác giả.
Tố cáo xã hội lạnh lùng, thiếu tình thương.
Kêu gọi mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi, nghèo khổ.
Thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 4:
Hướng dẫn tự học:
1/ Tại sao nói câu chuyện cổ tích này là sự đan xen giữa thực tế và mộng tưởng.
2/ Cách kết thúc câu chuyện có hậu hay không? Vì sao?
3/ Nêu suy nghĩ của em về cô bé bán diêm.
C. Kết quả đạt được:
 - Trong quá trình ứng dụng để kháo sát và rút ra kết luận cụ thể mang tính thực tế, bản thân tôi cùng các đồng nghiệp trong các năm qua rất vui trước những kết quả rất đáng khích lệ của học sinh trong bộ môn ngữ văn, cụ thể trong năn học 2010-2011 kết quả như sau:
Học kỳ I
Lớp
Sĩ số
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
74
75
76
43
42
40
7
9
5
16.3
21.4
12.5
15
22
11
34.9
52.4
30
16
11
19
37.2
26.2
47.5
5
4
11.6
10
Học kỳ II
Lớp
Sĩ số
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
74
75
76
43
42
40
9
12
7
20.9
28.6
17.5
20
25
14
46.5
59.5
35
14
5
16
32.6
11.9
40
D. Kết luận:
 Nhìn chung, mặc dù kết quả vừa nêu vẫn còn khiêm tốn nhưng bản thân tôi cảm thấy rất khích lệ vì dù như thế nào thì việc dạy học theo phương pháp đổi mới cũng đã phát huy được hiệu quả của nó là làm cho học sinh thấy hứng thú hơn trong học môn ngữ văn và các em cũng đã chủ động nắm được kiến thức một cách nhuần nhuyễn hơn.
 Trong quá trình vận dụng, người giáo viên phải biết kết hợp những tích lũy về kiến thức, kinh nghiệm của bản thân cũng như trình độ hiểu biết, hoàn cảnh của lớp học để phương pháp đạt hiệu quả cao.
 Quá trình từ việc giúp cho một học sinh không thực sự thích học môn ngữ văn để trở thành một học sinh nhiệt tình trong môn học này bằng các phương pháp nêu trên là một quá trình lâu dài và liên tục. người giáo viên phải kiên trì và nhẫn nại để rèn luyện và uốn nắn cho các em.
 Qua đề tài trên, bản thân tôi rất mong các thầy cô và đồng nghiệp nhiệt tình góp ý để đề tài của tôi được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Cường, ngày 20 tháng 1 năm 2012
 Người viết
 Võ Văn Hiệp
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
..........................................................
NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
..........................................................
NHẬN XÉT CỦA SỞ GIÁO DỤC
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem 20112012.doc