Đề tài Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn tin học 8

Đề tài Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn tin học 8

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng máy tính không còn bó hẹp trong viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi xí nghiệp, cơ quan, nhà máy. Song song với quá trình trên việc giảng dạy Tin học trong các trường phổ thông cũng được đẩy mạnh đi đôi với việc tăng cường trang bị máy vi tính trong nhà trường. Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà đang thực sự bước vào chặng đường đi lên với biết bao gian truân và thử thách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại, tiến kịp nền giáo dục trên toàn thế giới. Ngành Giáo dục nước ta đang từng bước đi lên, vì vậy việc học sinh được tiếp cận với Công nghệ thông tin là một vấn đề mà ngành giáo dục đang rất chú trọng và quan tâm tới.

 

doc 20 trang Người đăng vultt Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn tin học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng máy tính không còn bó hẹp trong viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi xí nghiệp, cơ quan, nhà máy. Song song với quá trình trên việc giảng dạy Tin học trong các trường phổ thông cũng được đẩy mạnh đi đôi với việc tăng cường trang bị máy vi tính trong nhà trường. Trong những năm gần đây nền giáo dục nước nhà đang thực sự bước vào chặng đường đi lên với biết bao gian truân và thử thách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại, tiến kịp nền giáo dục trên toàn thế giới. Ngành Giáo dục nước ta đang từng bước đi lên, vì vậy việc học sinh được tiếp cận với Công nghệ thông tin là một vấn đề mà ngành giáo dục đang rất chú trọng và quan tâm tới.
Ngôn ngữ lập trình Pascal do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường đại học Zurich (Thuỵ Sỹ) đề xuất vào năm 1970 với tên gọi Pascal để kỉ niệm nhà toán học và triết học nổi tiếng người Pháp Blaise Pascal. Đây là một ngôn ngữ thuật giải, có tính cấu trúc, chặt chẽ, sáng sủa và với mục đích là công cụ giảng cho sinh viên. Song hiện nay Pascal đã trở thành 1 trong những ngôn ngữ phổ biến nhất, thích hợp nhất cho tất cả các đối tượng học môn Tin học. Với ngôn ngữ lập trình Pascal các em học sinh phổ thông phát triển được lối tư duy rõ ràng, mạch lạc.
Với môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về Công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện nay, phương pháp giải quyết vấn đề theo qui trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Ngoài ra Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Vì thế người giáo viên luôn luôn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học được thể hiện ở các mặt:
- Đổi mới hoạt động của giáo viên .
- Đổi mới hình thành, tổ chức và phương tiện học tập .
- Đổi mới hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm, thảo luận giữa các nhóm và cả lớp, thông qua các phương tiện dạy học.
Môn Tin học mới được đưa vào các trường THPT nó là môn học rất mới và gây hứng thú học tập cho học sinh vì qua môn học này các em có dịp tiếp cận với thông tin, với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, với phần ngôn ngữ lập trình Pascal thì học sinh THCS tiếp thu khó khăn, chậm hơn do yêu cầu của phần này là phải tư duy nhiều, các em phải nắm chắc các kiến thức về Toán học. Về phía giáo viên khi giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal, tôi nhận thấy khi học sinh học về ngôn ngữ này thường mắc phải một số vấn đề như: về phần bài tập với những bài tập đơn giản không phải dùng câu lệnh ghép thì học sinh có thể làm được nhưng với các bài phải sử dụng câu lệnh ghép và kết hợp một số câu lệnh khác thì học sinh lại gặp khó khăn; về phần thực hành học sinh hay mắc các lỗi nhỏ về dấu chấm, dấu phẩy, các từ khoá viết sai..., do vậy việc học cũng như dạy Pascal còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân tôi dạy Tin học được một số năm nên cũng tích luỹ được một chút kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy bộ môn tin học trong chương trình THCS. Sau đây tôi xin được trình bày một vài suy nghĩ của mình về việc “Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn tin học 8”. Rất mong được các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này đối với tôi là lần đầu tiên nghiên cứu, phạm vi không rộng lắm nhưng tài liệu tham khảo có hạn nên ít nhiều cũng gặp khó khăn khi thực hiện. Song là một giáo viên rất thích môn tin nên tôi đã cố gắng hết sức mình và học hỏi những đồng nghiệp để thực hiện đề tài mà mình đã lựa chọn.
- Đề tài nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy bộ môn tin 8.
- Học sinh biết định hướng bài học một cách có căn cứ rõ ràng, chính xác đồng thời kích thích sự tò mò, tìm tòi, khám phá say mê học tin của học sinh.
I.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
- Tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này trong cả một năm học 2009 - 2010
- Nghiên cứu với bộ môn Tin học trên học sinh khối 8 của trường THCS Nguyễn Đức Cảnh - Thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh.
I.4. Đóng góp về lý luận, thực tiễn:
- Đa số học sinh có khả năng suy luận logic rất tốt, các em có khả năng mạnh dạn, tự tin trình bày quan điểm của mình trước đông người.
- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của học sinh khá cao, tuy nhiên chưa có điều kiện thể hiện bên cạnh đó ngôn ngữ lập trình Pascal còn liên quan đến thuật toán vì vậy một số học sinh còn bỡ ngỡ không biết chuyển từ ngôn ngữ toán học sang ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng.
- Công nghệ thông tin và trang thiết bị giáo dục đều được trang bị nay đã đủ cho các trường nên việc soạn giảng rất dễ dàng và nhanh chóng.
II. Phần nội dung:
II.1. Chương 1: Tổng quan
Tựy vào từng bài học mà chỳng ta xõy dựng kế hoạch hoạt động khỏc nhau, phự hợp với nội dung của bài và đồng thời đảm bảo học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức bài học một cỏch thành thạo. Căn cứ vào thực tiễn học sinh trong trường, căn cứ vào tỡnh hỡnh thực tế của trường học, căn cứ vào tỡnh hỡnh chung của địa phương, theo tụi thỡ dạy mụn Tin học nờn chia ra làm hai kiểu bài lờn lớp : 
 - Một là lờn lớp cho một tiết lớ thuyết.
 - Hai là lờn lớp cho một tiết giải bài tập và thực hành .
Từ các nội dung vấn đề trên tôi rút ra những kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Tin học lớp 8.
II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu:
II.2.1.Đối với tiết lớ thuyết: 
Để học sinh nắm được hệ thống kiến thức của bài và vận dụng kiến thức vào giải bài tập đõy là một quỏ trỡnh rất khú khăn, đũi hỏi cả người dạy lẫn người học phải cố gắng nỗ lực. Để cho việc cung cấp kiến thức lớ thuyết được nhẹ nhàng mà học sinh hứng thỳ học thỡ GV cần thực hiện cỏc bước sau :
Bước 1: Tổ chức cho học sinh quan sỏt, tiếp thu .
* Để thực hiện bước này thỡ GV cần phải chuẩn bị đồ dựng trực quan một cỏch chu đỏo, cú tớnh thẩm mỹ (bảng phụ cần phải đẹp, hoặc mỏy chiếu cần phải rừ ràng .) để khơi dậy hứng thỳ, trớ tũ mũ toỏn học của HS, cho cỏc em chủ động tiếp thu kiến thức. Một số vấn đề cần giải quyết khi tiến hành bước này :
- GV cần kết hợp vừa quan sỏt, vừa giảng, vừa luyện, phõn tớch chi tiết, mụ tả thuật toỏn cụ thể giỳp HS khắc sõu kiến thức.
 - Đồng thời với việc cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sõu thụng qua cỏc vớ dụ và phản vớ dụ, chỳ ý phõn tớch cỏi sai lầm thường gặp. 
 - Tổng kết tri thức và cỏc tri thức phương phỏp cú trong bài .
 * Trong quỏ trỡnh dẫn dắt HS tiếp thu kiến thức thỡ GV cần phải dựng nhiều cõu hỏi khỏc nhau cho cựng một vấn đề để gợi mở cho HS chiếm lĩnh vấn đề cần tiếp thu, tạo cho HS cảm giỏc tự mỡnh phỏt hiện ra kiến thức mới.Vớ dụ : Khi học bài “Từ bài toán đến chương trình” GV đưa ra cõu hỏi là: Để giải quyết một bài toán cụ thể người ta cần phải làm gì? (Đáp án: ta cần xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được)
Từ câu trả lời của học sinh giáo viên đưa ra 1 vài ví dụ yêu cầu học sinh xác định các điều kiện cho trước và kết quả thu được của bài toán.
* Giai đoạn này cú tỏc dụng gõy hứng thỳ cho HS, giỳp HS phỏt hiện kiến thức một cỏch chủ động nhưng mức độ ghi nhớ kiến thức khụng lõu dài, để khắc phục hạn chế này GV cần tiết hành bước tiếp theo .
Bước 2: Thảo luận nhúm
 	 Đõy là cỏch để HS trao đổi với nhau về những vấn đề bõng khuõng mà đối với GV cỏc em sợ khụng giỏm trao đổi, đồng thời giỳp cho cỏc em thấy được cỏi hay trong sự vận dụng kiến thức vào bài tập, giỳp cỏc em học yếu cú cơ hội khắc sõu kiến thức thụng qua ý kiến của cỏc em học khỏ hơn. Nhưng trong quỏ trỡnh thảo luận nhúm GV và HS cần lưu ý cỏc điểm sau :
* Đối với GV : 	
 - Cần phõn chia nhúm một cỏch cú chọn lọc để đảm bảo làm sao trong nhúm cú đầy đủ cỏc đối tượng, số lượng từ 2 đến 8 HS.
 - Khi giao nhiệm vụ cho nhúm cú thể giao cựng một nhiệm vụ hoặc giao cho mỗi nhúm một nhiệm vụ khỏc nhau .
 - Nội dung cõu thảo luận phải rừ ràng, kớch thớch được sự ham hiểu biết của HS, liờn quan trực tiếp đến nội dung bài học. 
 - Thời gian làm việc của nhúm phải duy trỡ từ 7 đến 10 phỳt 
 - Khi gọi HS trả lời nội dung cõu hỏi cần phải gọi một cỏch ngẫu nhiờn để kớch thớch tất cả cỏc đối tượng trong nhúm phải tự lực tỡm hiểu và mang vinh quang về cho nhúm.
 - Đỏnh giỏ cõu trả lời của cỏc nhúm cần phải đảm bảo sự cụng bằng, đảm bảo khớch lệ được cỏc em trong học tập .
* Đối với HS : 	
 - Trong quỏ trỡnh thảo luận cỏc thành viờn trong nhúm cần chỳ ý, giữ trật tự, tập trung suy nghĩ.
 - Đưa ra ý kiến của bản thõn mỡnh để cựng thảo luận (cho dự ý kiến đú thiếu sự chớnh xỏc) để cho học sinh biết được cỏi sai của bản thõn mà kịp thời sửa .
 - Trong nhúm thảo luận cỏc thành viờn phải tụn trọng ý kiến của nhau, cú như vậy cỏc bạn học yếu mới cú cơ hội bộc lộ kiến thức của bản thõn .
 - Trong khi thảo luận cần chỳ ý giỳp đỡ những bạn học yếu hiểu rừ vấn đề 
Vớ dụ :Tiết học Thuật toán và mô tả thuật toán
Giỏo viờn cho học sinh thảo luận nhúm theo phiếu học tập sau :
Nhóm 1: Mô tả thuật toán cho công việc pha trà mời khách.
Nhóm 2: Mô tả thuật toán cho công việc nấu cơm.
Nhóm 3: Mô tả thuật toán cho công việc giặt quần áo.
Input: 
Output: .
	B1:..
	B2:..
	...
	Bn..
Khi tiến hành hoạt động thảo luận nhúm một cỏch thành cụng thỡ tiết học trở nờn sụi động, mục tiờu tiết học coi như được giải quyết đến 80%, vấn đề cũn lại là làm sao khắc sõu những kiến thức cho HS, để kiến thức trở thành kĩ năng thỡ người dạy cần thực hiện tiếp bước tiếp theo.
Bước 3: Khắc sõu kiến thức 
 Trong bước này GV tiến hành hoạt động dạy học theo hoạt động cỏ nhõn để từ đú giỳp GV đỏnh giỏ quỏ trỡnh tiếp thu kiến thức của từng HS, phõn loại từng đối tượng học sinh, để cú hướng giỳp cỏc em khắc sõu kiến thức của bài. GV đưa ra cỏc bài tập theo cỏc kiểu sau :
+ Bài tập tương tự với vớ dụ trong bài cho HS làm ngay trờn bảng . 
	+ Bài tập tương tự với vớ dụ trong bài cho HS làm ra giấy nộp cho GV 
	+ Trớch một phần kiểm tra năm trước cú vận dụng kiến thức vừa học cho học sinh làm tại lớp .
	+ Lấy một số đề bài khỏc cú liờn quan đến bài học cho học sinh làm tại lớp 
Vớ dụ : Khi học xong bài “Từ bài toán đến chương trình” giỏo viờn đưa ra bài tập :
 ỉ Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau:
	+ Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần?
	+ Tính tổng các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
ỉ Hãy mô tả thuật toán tính tổng các phần tử của dãy số A={a1, a2, , an} cho t ... hơn	
	B4: In ra số lớn nhất
	Sau đó gợi ý những bước đó ta sử dụng những lệnh gì đã học. Nhập dữ liệu cần sử dụng câu lệnh Read( ) hoặc Readln( ), So sánh bằng câu lệnh điều kiện IF Then, In kết quả bằng câu lệnh Write( ) hoặc
Viết chương trỡnh 
Khi xõy dựng xong thuật toỏn thỡ việc viết chương trỡnh trở nờn đơn giản nhưng tớnh chất cụng việc cú khỏc. Một điều quan trọng trong việc viết chương trỡnh là trỡnh tự cỏc chi tiết cỏc cõu lệnh, sự liờn hệ giữa cỏc cõu lệnh. Cỏc cõu lệnh trỡnh bày phải nờu rừ căn cứ của cụng việc, được sắp xếp theo cấu trỳc 1 chương trỡnh Pascal, mạch lạc, sỏng sủa. GV phải thường xuyờn quan tõm, uốn nắn những sai sút của HS một cỏch kịp thời để giỳp cỏc em tự tin hơn trong quỏ trỡnh giải .
Vớ dụ : Viết chương trỡnh giải bài toỏn ở VD trờn theo hướng xõy dựng thuật toỏn giải như trờn ta tiến hành như sau :
Program BT;
Var a, b :integer;
Begin
Write (‘Nhap 2 so a va b); Readln(a,b);
If a> b then writeln (a,’la so lon nhat)
Else writeln(b,’ la so lon nhat);
Readln;
End.
Kiểm tra và mụ tả lời giải
	Bước này rất là quan trọng giỳp người giải khắc phục những sai sút, nhầm lẫn trong quỏ trỡnh thực hiện chương trỡnh giải. Mặt khỏc việc nhỡn lại những chi tiết cũng như toàn bộ cỏch giải giỳp cho ta tỡm thấy một cỏch giải khỏc tốt hơn, hoặc phỏt hiện ra sự kiện mới và bổ ớch. Phải kiờn nhẫn và chịu khú nghiờn cứu lời giải tỡm được, giỳp ta hiểu sõu hơn, sẽ làm phong phỳ thờm kinh nghiệm giải toỏn, sẽ củng cố và phỏt triển năng lực giải toỏn cho bản thõn .
	Vớ dụ : Kiểm tra lại lời giải của bài toỏn trờn ta tiến hành như sau: Nhập a = 5; b = 7 ta so sỏnh ở đõy xem so nào lớn hơn thỡ khẳng định số đú là số lớn nhất.
³ Đối với tiết thực hành trước tiờn giỏo viờn lờn yờu cầu học sinh xỏc định xem trong bài ta cần làm những gỡ cần sử dụng những cõu lệnh gỡ sau đú mụ tả thuật toỏn của chương trỡnh, xỏc định cỏc biến dự định cần sử dụng và kiểu của chỳng, nhắc cỏc em khụng lờn xem chương trỡnh mẫu trong SGK sau đú yờu cầu cỏc nhúm cựng làm trờn mỏy sau đú dịch và chạy chương trỡnh quan sỏt kết quả và cho nhận xột.
VD: Với bài thực hành số 6 về sử dụng cõu lệnh lặp While  Do. Với bài 1 trang 72: Hóy viết chương trỡnh sử dụng cõu lệnh lặp While do để tớnh trung bỡnh n số thực x1, x2, x3,xn cỏc số n và x1, x2, x3,xn được nhập từ bàn phớm.
- Trước khi vào thực hành trờn mỏy giỏo viờn yờu cầu học sinh:
+ Đọc kỹ đề bài sau đú cú thể gọi một vài em đứng tại chỗ nờu ý tưởng của bài tập này
+ Từ ý tưởng đú chỳng ta cú thể sử dụng những bước nào để giải bài tập này (hay núi cỏch khỏc yờu cầu cỏc em hóy mụ tả thuật toỏn), 
+ Từ thuật toỏn đú ta cú thể sử dụng những cõu lệnh gỡ để viết chương trỡnh
+ Yờu cầu học sinh gừ chương trỡnh vào mỏy và giải thớch ý nghĩa cỏc cõu lệnh.
+ Chạy và dịch chương trỡnh với cỏc bộ dữ liệu khỏc nhau sau đú lưu lại
+ Yờu cầu học sinh hóy sử dụng cõu lệnh For to do thay cho cõu lệnh While do để viết chương trỡnh này.
+ Em cú nhận xột gỡ về cỏc kết quả nhận được khi chỳng ta sử dụng cả 2 cõu lệnh lặp whiledo và fortodo?
* Một vài lời khuyờn khi dạy tiết học này là: 
- Khi cho học sinh nhắc lại kiến thức đó học GV cố gắng tỡm mối liờn hệ giữa cỏc kiến thức với nhau .
- Nờn cú bảng hệ thống mà cỏc kiến thức trong bảng liờn quan với nhau theo cả hàng lẫn cột. Tận dụng cỏc sơ đồ để hệ thống kiến thức .
- Đừng biến tiết thực hành thành tiết chỉ biết chộp bài vào mỏy .
- Nờn đưa một số bài cú thể thay thế cỏc bài trong sỏch giỏo khoa, nờn chọn một số lượng vừa đủ, chọn bài tập cú nội dung tổng hợp liờn quan đến nhiều kiến thức để cú điều kiện khắc sõu cỏc kiến thức đó vận dụng phỏt triển khả năng tư duy cần thiết.
- Nờn sắp xếp cỏc bài tập thành một chựm bài cú liờn quan với nhau .
- Trong tiết thực hành, cú những bài được giải chi tiết và cú những bài chỉ giải vắn tắt .
- Hóy để HS cú thời gian làm quen với cỏc thuật toỏn, cựng với HS nghiờn cứu tỡm tũi lời giải và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi tự mỡnh tỡm được chỡa khúa của lời giải .
II.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Trong đề tài này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến như :
+ Phương pháp lí luận thông qua việc đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu giáo án.
+ Phương pháp thảo luận, thăm dò
+ Phương pháp thực nghiệm áp dụng vào các giờ học Tin học: Tiến hành thực nghiệm ngay trong các hoạt động học tập
+ Phương pháp thống kê phân loại.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp thuyết trình, trực quan
II.3.2. Kết quả nghiên cứu:
Khi áp dụng phương pháp nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn Tin học 8, 9 tôi thấy rằng:
- Hiệu quả sau mỗi giờ dạy tăng lên rõ rệt.
- Học sinh hiểu bài, nắm kiến thức nhanh, chắc chắn hơn và thích học Ngôn ngữ lập trình Pascal hơn chứ không thấy lo sợ như hồi đầu năm bắt đầu làm quen với nó. Đặc biệt các em học khá môn toán rất thích học phần lập trình Pascal này.
- Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn tăng lên rõ rệt - Cụ thể là:
1. Chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 8
- Giỏi : 14,8%
- Khá : 27,2%
- TB : 56,5%
- Yếu : 1,5%
± Chất lượng cuối năm :
- Giỏi : 20,1 %
- Khá : 55,6 %
- TB : 24,3 %
- Yếu : 0 % 
 2. Chất lượng khảo sát đầu năm lớp 9
- Giỏi : 15%
- Khá : 35%
- TB : 49%
- Yếu : 1%
± Chất lượng cuối năm:
- Giỏi : 40,7 %
- Khá : 51,3%
- TB : 7,9%
- Yếu : 0%
III. Kết luận, kiến nghị
Qua một số năm dạy tin học đặc biệt là phần lập trình Pascal ở trường THCS Nguyễn Đức Cảnh tôi đã đầu tư rất nhiều công sức cho công việc tìm tài liệu, soạn giảng theo hệ thống nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy được nghe những tham luận về giảng dạy các môn văn hoá khác như Toán, Văn, Lý, Hoá, tôi thấy rất bổ ích và đúc rút được thêm nhiều bài học kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.
Từ những cố gắng của cá nhân trong thực tế giảng dạy ở bậc THCS tôi nhận thấy rằng kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất lớn vào giáo viên vì giáo viên là người trực tiếp giảng dạy các em, giúp các em học tập tính tự giác, không chỉ đơn thuần dừng lại sau mỗi tiết dạy mà nó theo suốt quá trình dạy học, mà xuất phát điểm là người giáo viên phải dạy như thế nào để cuốn hút các em vào hoạt động tích cực trên lớp, tạo cho các em một phương pháp học, một cách học bộ môn qua hướng dẫn, rèn luyện từng ngày, từng tiết học. Giáo viên sẽ giúp học sinh hoàn thiện kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Kết quả học tập của học sinh cao hay không phụ thuộc vào kiến thức tiếp nhận qua từng tiết dạy của giáo viên.
Qua quá trình dạy Tin học tôi thấy rằng luyện tập củng cố khắc sâu kiến thức rất quan trọng. Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì giáo viên không nên đưa quá nhiều dạng bài tập vào một tiết học, từng dạng bài tập phải toát lên được mục đích là củng cố kiến thức nào, nên chọn lượng bài tập vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy càn thiết trong quá trình lập trình. Hãy để cho học sinh có thời gian suy nghĩ đọc kỹ đề bài và để cho học sinh hưởng niềm vui khi tự mình tìm chìa khoá lời giải.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả trong việc dạy môn tin 8” đã phần nào đề ra được phương pháp chung để giảng dạy bộ môn tin học trong chương trình THCS nói chung và ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng. Qua đó giúp học sinh tìm được cách làm đối với các bài tập liên quan đến các câu lệnh trong Pascal, hiểu sâu hơn về câu lệnh, sự hoạt động của máy tính đối với từng dạng lệnh, giúp học sinh củng cố được kiến thức toán học, biết tìm ra đường lối giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, khoa học, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.
Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh tiếp thu phần Ngôn ngữ lập trình Pascal dễ dàng, nhẹ nhàng hơn, học sinh đã hứng thú học phần này, các em có thể làm một cách chính xác các bài tập với các dạng tương tự như các bài đã chữa, ngoài ra các em còn có thể tự làm được các bài tập khó. Ví dụ như giải các bài toán cổ, tính tổng các số tự nhiên, tính trung bình, Một số em học khá môn Toán học còn rất thích thú với phần học này vì qua đây các em có thể áp dụng các kiến thức Toán học của mình vào việc giải các bài tập lập trình khó, có thể tham gia vào đội tuyển Tin học trẻ không chuyên của trường để tham dự các kỳ thi do Huyện, Tỉnh tổ chức hàng năm.
Qua nghiên cứu đề tài này sau đây tôi có một chút kiến nghị nhỏ: về phân phối chương trình chưa đồng đều giữa các tiết, những tiết ôn tập và bài tập chưa có nội dung cụ thể nên giời học đó tôi gặp chút khó khăn trong quá trình chọn lọc nội dung để dạy. Về phía nhà trường phân công tôi phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường, quản lý các phần mềm và website lên thời gian để tập trung vào công việc giảng dạy của mình còn hạn chế.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Tin tại trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. Đề tài tôi viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo chuyên môn để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Mạo Khê, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Hải Yến
IV. Tài liệu thaM khảo, Phụ lục
1. Sách giáo khoa Tin 8 - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Tin 8 - TG: Phạm Thế Long - Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách bài tập Tin 8 - TG: Bùi Văn Thanh - Nhà xuất bản giáo dục
4. Tài liệu giáo án Tin 8 - TG: Quách Tất Kiên - Nhà xuất bản giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng GV tin học ở trường THCS
6. Phương pháp lí luận dạy học - TG: Nguyễn Bá Kim - Nhà xuất bản giáo dục
7. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm - Nhà xuất bản giáo dục
8. Ngôn ngữ lập trình Pascal - TG: Quách Tuấn Ngọc- Nhà xuất bản giáo dục.
9. Turbo pascal 7.0 giáo trình cơ sở và nâng cao - PGS.TS: Bùi Thế Tâm - Nhà cuất bản giao thông vận tải Hà Nội.
V. NHận xét của hội đồng khoa học:
mục lục
 STT
 Nội dung
 Trang
Phần I
Phần mở đầu
1
I.1. Lí do chọn đề tài
1
I.2. Mục đích nghiên cứu
2
I.3. Thời gian, địa điểm
3
I.4. Đóng góp về lí luận, thực tiễn
3
Phần II
Phần nội dung
4
II.1.Chương 1: Tổng quan
4
II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
4
 II.2.1.Đối với tiết lớ thuyết: 
4
 II.2.2. Đối với một tiết hướng dẫn giải bài tập và TH
8
II.3.Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả 
12
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
12
II.3.2. Kết quả nghiên cứu
13
 Phần III
Phần kết luận
15
III. Kết luận và kiến nghị
15
 Phần IV
IV.Tài liệu tham khảo, mục lục
17
 Phần V
Nhận xét của hội đồng Khoa học
18

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao hieu qua trong viec giang day mon Tin hoc lop8 Nguyen Thi Hai Yen.doc