Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC ”.
- Họ và tên : VÕ THỊ ĐÔNG
- Đơn vị công tác: Trường THCS NGUYỄN THÁI HỌC.
1) Lí do chọn đề tài
Là năm thứ hai thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn sinh học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng. Giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng – hành vi và thái độ của các em trong việc bảo vệ môi trường ở lớp, ở trường cũng như ở gia đình và cộng đồng.
2) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Học sinh lớp 8, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường các bài 22, 29,30, 31, 33 , 36, 40,42, 50 51, 63 .
- Phương pháp nghiên cứu: Đọc tài liệu, dự giờ chuyên đề do ngành tổ chức, hội giảng và dự giờ ở tổ chuyên môn.
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC ”. Họ và tên : VÕ THỊ ĐÔNG Đơn vị công tác: Trường THCS NGUYỄN THÁI HỌC. Lí do chọn đề tài Là năm thứ hai thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn sinh học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng. Giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng – hành vi và thái độ của các em trong việc bảo vệ môi trường ở lớp, ở trường cũng như ở gia đình và cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Học sinh lớp 8, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường các bài 22, 29,30, 31, 33 , 36, 40,42, 50 51, 63 . Phương pháp nghiên cứu: Đọc tài liệu, dự giờ chuyên đề do ngành tổ chức, hội giảng và dự giờ ở tổ chuyên môn. Đề tài đưa ra giải pháp mới: Khi tích hợp giáo viên cần nghieân cứu và chọn lọc những noäi dung giáo dục môi trường dạng lồng ghép hay lieân hệ. Không nên gượng ép, tránh làm nặng nề thêm kiến thức và đảm bảo thời lượng của một tiết học, đem lại kiến thức - hành vi - thái độ tốt cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường và yù thức học sinh trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiệu quả áp dụng : Nâng cao nhận thức, có thái độ hành vi tốt bằng những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng. Phaïm vi áp dụng : Tổ bộ môn và các trường trong thị xã. Thị Xã , ngày 25 tháng 01 năm 2010 Người thực hiện VÕ THỊ ĐÔNG A / MÔÛ ÑAÀU 1/ Lí do chọn đề tài Mục tiêu môn sinh học THCS nhằm trang bị những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người, bước đầu hiểu được các quy luật cơ bản của quá trình sống, của mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và với môi trường sống, về sự phát triển của thế giới sinh vật, làm cơ sở cho sự hiểu biết những nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến sinh học, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ tăng cường sức khỏe để có thể tiếp tục học tập lên THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống Với mục tiêu đó, sinh học là bộ môn có nhiều khả năng tích hợp các nội dung như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giáo dục phòng chống ma túy.cho học sinh. Nhưng dù tích hợp nội dung nào đi nữa giáo viên cần phải đảm bảo cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng cơ bản của môn học cho học sinh, vì vậy tích hợp các nội dung khác phải phù hợp trong dạy học sinh học Trong bài này chúng ta cần tìm hiểu khả năng tích hợp các nội dung phù hợp trong dạy học sinh học 2/ Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 8 và phương pháp tích hợp các nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống ô nhiễm môi trường, giáo dục phòng chống ma túy. 3/ Phạm vi nghiên cứu : Vì thời gian có hạn tôi chỉ nghiên cứu sâu vào phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn sinh học 8. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn sinh học 8. a/ Kiến thức Hiểu được vị trí và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống con người Hiểu được những nguyên nhân gây suy thoái môi trường Biết khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên Biết giữ gìn vệ sinh môi trường và các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường b/ Kĩ năng – Hành vi Sống ngăn nắp, sạch sẽ và thực hiện các hành động vì môi trường (tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tuyên truyền phổ biến những kiến thức về môi trường, tham gia vệ sinh môi trường ở gia đình và cộng đồng c/ Thái độ - Tình cảm Tôn trọng yêu quí thiên nhiên Giữ gìn vệ sinh cá nhân có nếp sống văn minh( sạch sẽ, ngăn nắp, không khạc nhổ bừa bãi, không vức rác bừa bãi) Tham gia giữ vệ sinh môi trường (giữ gìn và bảo vệ môi trường, trường học xanh, sạch đẹp) trồng và bảo vệ cây xanh 4/ Phương pháp nghiên cứu: a/ Đọc tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 3 ( 2004-2007) Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học THCS của bộ giáo dục b/ Kiểm tra – Đánh giá Kiểm tra đánh giá qua cùng thời điểm về giáo dục bảo vệ môi trường giữa các lớp với nhau Dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ bộ môn Dự chuyên đề cụm giữa các trường với nhau c/ Giả thuyết khoa học: Tuyên truyền cho học sinh về yù nghĩa của môi trường đối với cuộc sống, tác động của con người, đặc biệt là trong thời đại khoa học phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên trái đất: Tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt đây là vấn đề có tính chất toàn cầu YÙù thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáo dục cho mọi người về trách nhiệm và yù thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Công tác giáo dục không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc mà phải được thực hiện đối với mỗi công dân tương lai ngay từ khi học còn ngồi trên ghế nhà trường qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau. B/ NỘI DUNG 1/ Cơ sở lí luận Chủ trương của Đảng và nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường: Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng vaø bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 được chủ tịch nước kí lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực ngày 01/07/2006 thay thế luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và yù thức bảo vệ môi trường + Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thong (trích điều 107 luật bảo vệ môi trường) Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TƯ về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân.Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” (trích nghị quyết 41/NQ/TƯ) Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chuû trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. Ngày 02/12/2003, thủ tướng chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước Cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị “về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hinh thức phù hợp trong các môn học, xây dựng mô hình trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền Công văn số 1343/SGD&ĐT-GDTH ngày 17/07/2008 của sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh về việc kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hè cho cán bộ, giáo viên trường THCS. 2/ Cơ sở thực tiễn: 2.1/ Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THCS Giáo dục bảo vệ môi trường nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn đề sau: Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường. Nhận thức được yù nghĩa tầm quan trong của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế.Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về yù thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách. Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường. 2.2/ Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS: a/ Nguyên tắc Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của tiết học. Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú yù khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương phù hợp với độ tuổi. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào các quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề với sự tổ chức vaø hướng dẫn của giáo viên. Vận dụng cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của tiết học. b/ Phương thức tích hợp Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. * Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hoàn toàn với mục t ... ưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trường, nhà trường và địa phương. Hoạt động thực tiễn giúp học sinh yù thức được giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể tổ chức các nhóm hoạt động như: Trồng cây, thu gom rác, dọn vệ sinh lớp, trường và cộng đồng. Phương pháp nêu gương: Hành vi vủa người lớn là tấm gương có yù nghĩa giáo dục trực tiếp đến học sinh. Muốn giáo dục học sinh co nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết là các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các quy định bảo vệ môi trường. 3.2/ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường lớp 8. a/ Hình thành kiến thức môi trường cho học sinh lớp 8 Môi trường và con người. Tài nguyên và môi trường. Ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vệ sinh an toàn thực phẩm. Các biện pháp bảo vê môi trường. b/ Hình thành thái độ, hành vi về môi trường Có ý thức bảo vệ môi trường. Những điều kiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống và vệ sinh an toàn thực phẩm. c/ Một số ví dụ Ví dụ khi dạy bài 22: Vệ sinh hô hấp. Địa chỉ tích hợp cần bảo vệ hệ hô hấp bởi các tác nhân có hại. Phương án 1: Giáo viên phải cho học sinh thấy được hậu quả của chặt phá cây xanh, phá rừng và các chất thải công nghiệp( khí, bụi) đối với hệ hô hấp. Từ đó giáo dục yù thức học sinh bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm chất thải độc vào không khí. Phương án 2: Giáo viên nêu câu hỏi: + Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp ? + Đề ra các biên pháp bảo vệ hệ hô hấp, tránh các tác nhân có hại ? + Giáo viên tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh bằng cách lồng ghép nhẹ nhàng mà không miễn cưỡng bằng câu hỏi mang tính chất vận dụng dựa vào hiểu biết sẵn có của các em. + Em đã làm gì tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở lớp, ở trường cũng như ở nhà + Trồng cây xanh và hoa kiểng ở trường có yù nghĩa gì ? Đại đa số các em nêu được kiến thức về bảo vệ môi trường mà còn có thái độ tích cực trong việc bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể: Xây dựng môi trường trong sạch bảo vệ cây xanh chăm sóc hoa kiểng trong trường, và không xả rác nơi công cộng. Phương án 1: Áp dụng cho lớp 82 Phương án 2: Áp dụng cho lớp 81,3 Kết quả kiểm tra phương án 2 cao hơn phương án 1: 9A1 35/39 từ trung bình trở lên. 9A3 35/38 từ trung bình trở lên. d/ Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm: Khi dạy bài 29, 30, 31 của chương tiêu hóa. Ngoài yêu cầu vệ sinh trước khi ăn và ăn chin uống sôi cần phải bảo vệ môi trường nước, đất bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học để có được thức ăn sạch. Từ đó học sinh hiểu được những điều kiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Ví dụ: khi dạy tiết 30 bài 30 Vệ sinh tiêu hóa học sinh trả lời câu hỏi: + Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ? + Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh. + Em thực hiện biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào. Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi mang tính chất thực tế và đưa ra các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sư tiêu hóa có hiệu quả. Giáo viên có thể kể mẫu chuyện về giáo dục bảo vệ môi trường đã được hình thành ở bài 29. Tiểu phẩm “Giấc mộng không thành” nhằm mục đích giáo dục con người caàn có yù thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nội dung tiểu phẩm do em Lê Thị Kim Thông lớp 84 kể lại: Ông già ra bờ sông tự tử, lúc đó gặp một cô gái, cô gái hỏi vì sao ông phải chết, ông chết vì bị khủng hoảng về lương thực và thực phẩm do nguyên nhân sau: Ăn thịt lợn – lợn bị tai xanh; ăn thịt gà – bị H5N1; ăn thịt bò – bò điên; uống sữa có chất Đelamin; ăn rau quả thì bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Qua tiểu phẩm trên giáo dục thái độ tình cảm và kĩ năng, hành vi cho các em. + Giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. + Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. + Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng sử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. + Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. + Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. 3.3/ Kết quả khi sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trương cho học sinh: - Kết quả khảo sát cho thấy lớp 82 và lớp 84 đạt điểm 9,10 khá cao. Lớp TSHS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 81 44 1 1 4 10 10 13 3 2 82 40 1 2 3 10 7 6 8 3 83 40 1 0 3 4 12 6 7 7 0 0 84 41 1 0 1 1 0 6 9 11 12 Ví dụ dạy tiết 40 bài 36 Tiêu chuẩn ăn uống – Nguyên tắc lập khẩu phần. Nội dung lieân hệ giáo dục bảo vệ môi trường là chú yù tới chất lượng thức ăn từ đó giáo dục học sinh yù thức bảo vệ môi trường nước, sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học để có được thức ăn sạch. Bài này giáo viên chỉ cần cho học sinh kể lại tiểu phẩm “ Giấc mộng không thành” sẽ nói lên giáo dục bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó các em có thái độ hành vi của mình để cho tất cả học sinh trong lớp nói chung và bạn bè, người thaân phải có yù thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. C/ KEÁT LUAÄN Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THCS trong đó có môn sinh học nói chung và sinh học 9 nói riêng, là môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình sinh học 9 điều có khả năng đề cập các nội dung giáo duc môi trường. Tuy nhiên khi soạn giáo án, giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung giáo dục môi trường phù hợp để đưa nội dung bài giảng dưới dạng lồng ghép hay lieân hệ . Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: + Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép. + Tránh làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có, xem xét và chọn lọc những nôi dung có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường một cách thuận lợi nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. + Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, lieân hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy ví dụ gần với đời sống của học sinh và đảm bảo thời lượng của một tiết học. Hướng tiếp tục tích hợp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giáo dục phòng chống ma túycho học sinh lớp 8 để các em hiểu được mối quan hệ giữa dân số và chất lượng cuộc sống bao gồm cuộc sống gia đình và cộng đồng. Từ đó tích cực vận động thực hiện các chính sách và các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và bảo vệ môi trường. Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn có nhiều thiếu xót, xin các đồng nghiệp chân thành góp yù. Thị Xã, ngày 25 tháng 01 năm 2010 Người thực hiện TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2008) của Bộ giáo dục Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học THCS của Bộ giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Viện khoa học giáo dục Sách giáo khoa sinh học 9. của Bộ giáo dục 5) Sách giáo khoa sinh học 9 của Bộ giáo dục // MỤC LỤC A- MỞ ĐẦU từ trang đến trang B- NỘI DUNG từ trang đến trang C- KẾT LUẬN từ trang đến trang // NHAÄN XEÙT ÑAÙNH GIAÙ VAØ XEÁP LOAÏI HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC TRÖÔØNG : a/. Nhaän xeùt : ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ b/. Xeáp loaïi : ................................................................................................................................ HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC PHOØNG GIAÙO DUÏC : a/. Nhaän xeùt : ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ b/. Xeáp loaïi : ................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: