Đề tài Rèn kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh thcs

Đề tài Rèn kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh thcs

 Kể chuyện là loại văn thông dụng trong đời sống xã hội.Qua truyện ta biết được những diễn biến sự việc , việc làm , hành động tính cách phẩm chất của nhân vật.

Con người ta ngay từ khi còn nhỏ đả có thể kể lại một việc nào đó mà mình nhận thức được nhưng để kể cho thành chuyện rõ ràng rành mạch, khúc triết và làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện thì đòi hỏiphải có kỹ năng ,phương pháp cụ thể. Ơ bậc tiểu học học chương trình của môn tiếng Việt đã dành một thời lượng đáng kể cho việc hình thành kỹ năng kể chuyện. Chính vì vậy các em bước đầu đã biết kể theo những câu chuyện đã có, tự kể những chuyện đời thường hoặc tưởng tượng để kể một câu chuyện theo một chủ đề nào đó. Nhưng kỹ năng kể chuyện của học sinh bậc tiểu học được hình thành chủ yếu dựa vào các bài văn mẫu , một khuôn mẫu nào đó chứ các em chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về thể loại. Trong chương trình THCSviệc rèn kỹ năng làm bài văn kể chuyện tiếp tục được đạt ra trên cơ sở kỹ năng kể chuyện đã được hình thành từ bậc tiểu học.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2733Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng làm văn kể chuyện cho học sinh thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG GIáO DụC & ĐàO TạO YÊN LậP
TRường thcs tHượng long
 đề tài: rèn kỹ năng làm văn kể chuyện	
Cho học sinh thCs	
HỌ VÀ TấN :nguyễn thị nguyệt	
Năm học 2009-2010
đề tài
 rèn kỹ năng làm bài văn kể chuyện cho học sinh thcs
a. đặt vấn đề
 Kể chuyện là loại văn thông dụng trong đời sống xã hội.Qua truyện ta biết được những diễn biến sự việc , việc làm , hành động tính cách phẩm chất của nhân vật.
Con người ta ngay từ khi còn nhỏ đả có thể kể lại một việc nào đó mà mình nhận thức được nhưng để kể cho thành chuyện rõ ràng rành mạch, khúc triết và làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện thì đòi hỏiphải có kỹ năng ,phương pháp cụ thể. Ơ bậc tiểu học học chương trình của môn tiếng Việt đã dành một thời lượng đáng kể cho việc hình thành kỹ năng kể chuyện. Chính vì vậy các em bước đầu đã biết kể theo những câu chuyện đã có, tự kể những chuyện đời thường hoặc tưởng tượng để kể một câu chuyện theo một chủ đề nào đó. Nhưng kỹ năng kể chuyện của học sinh bậc tiểu học được hình thành chủ yếu dựa vào các bài văn mẫu , một khuôn mẫu nào đó chứ các em chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về thể loại. Trong chương trình THCSviệc rèn kỹ năng làm bài văn kể chuyện tiếp tục được đạt ra trên cơ sở kỹ năng kể chuyện đã được hình thành từ bậc tiểu học.
 Chương trình THCS mới được cải cách đã dành số tiết thích hợp cho kiểu bài này và chú trọng cả trang bị kiến thức lý luận lẫn thực tiễn thực hành.Nếu ở chương trình THCS cũ kiểu bài làm văn kể chuyện chỉ đưa vào lớp 7 vẻn vẹn có 9 tiết trong đó có 2 bài viết chiếm 4 tiết, còn 5 tiết vừa trang bị lý vừa luyện tập . Thì nay trong chương trình cải cách thay sách kiểu bài làm văn kể chuyện được đưa vào giảng dạy thành 2vòng : vòng một ở lớp 6 với tổng số 21 tiết trong đó dạy lý luận chung về đặc điểm thể loại 8 tiết . Luyện tập và trả bài 9 tiết . Bài viết 4 bài . Vòng 2 của lớp 8 : 13 tiết .
 Với một thời lượng đáng kể dành cho kiểu loại bài văn kể chuyện như vậy lại được bố trí theo hướng tích hợp với các phân môn ở từng đơn vị bài học . Người giáo viên dạy các đơn vị bài học theo hướng tích hợp giữa các phân môn cần chú trọng sâu chuỗi kiến thức , kĩ năng của từng phân môn . Trong khi dạy học sinh kĩ năng làm bài văn kể chuyện ở lớp 6 cần giúp các em nắm vững một cách có hệ thống cơ sở lý luận chung về đặc điểm của thể loại từ đó hình thành các thao tác kỹ năng cơ bản qua các giờ luyện tập. 
B . Giải quyết vấn đề .
 I . Dạy học sinh lớp 6 làm bài văn kể chuyện trước hết người giáo viên phải nắm vững , đồng thời giúp học sinh có hiểu biết về đặc điểm đó là:
 1. Khái niệm kể chuyện là gì .
 a. Khái niệm:
 Kể chuyện là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc ;sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa nào đó.Qua câu chuyện , giúp người kể giải thích sự việc tìm hiểu con người , bày tỏ thái độ khen chê đối với nhân vật ; sự việc .
 b. Các kiểu loại bài văn kể chuyện
 -Kể theo một cốt chuyện có sẵn 
 Ví dụ thay lời Âu Cơ kể lại cho các cháu nghe về truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” 
 -Kể chuyện người thực việc thực như kể chuyện danh nhân, kể về những tấm gương đạo cao đức trọng,những tên tuổi có thật cần dựa vào sự thật, không hư cấu bịa đặt. Kể chuyện sinh hoạt đời thường : kể về những con người , những sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày như kể về ông bà cha mẹ, thầy cô bạn bè kể về việc làm tốt của bản thân hoặc của người khác.
 -Kể chuyện tưởng tượng :Chuyện tưởng tượng là những chuyện do người kể tự nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có sẵn trong sách vở hay thực tế nhưng lại mang một ý nghĩa nào đó. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật trong đời sống. Tưởng tượng cần có cơ sở hợp lô gic không bịa đặt một cách vô lý.Để tưởng tượng được đòi hỏi người kể phải có vốn kiến thức, vốn hiểu biết thực tế cuộc sống.
c. Chủ đề của bài văn kể chuyện : chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
2. Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự (truyện)
a. Cốt truyện 
 Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn bản tự sự có thể coi đây là những nét đặc trưng để phân biệt tự sự với các phương thức biểu đạt khác như văn miêu tả,văn nghị luận  Cốt truyện là hệ thống các sự việc hành động của con người cụ thể.Sự phát triển tính cách nhân vật trong mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau nhằm thể hiện chủ đề. Tuỳ thuộc vào quy mô dài ngắn khác nhau của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều tình tiết hoặc ít tình tiết.
Tuy nhiên dù ở mức độ nào thì cốt truỵên cũng phải bao gồm một chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Đặc biệt cốt truyện phải có ý nghĩa nhất định.Thực tế cho thấy sức hấp dẫn của cốt truyện tạo nên thành công của tác phẩm và ngược lại nếu cốt truyện quá sơ sài nhạt nhẽo thì khong đủ điều kiện tạo nên một tác phẩm hay có sức chinh phục người đọc người nghe. Cốt truyện thường được tạo nên một loại chất liệu cơ bản đó là sự kiện với các tình tiết cụ thể. Hệ thống các sự kiện tình tiết này không phải do nhà văn tạo ra mà thường có sẵn trong cuộc sống vốn dĩ nhiên đầy biến động , phong phú và phức tạp.Các nhà văn đã khai thác những sự kiện ấy, lựa chọn sắp sếp để tạo nên cốt chuỵện. Tính chân thực của hiện thực cuộc sống, tính chân thực của các sự kiện tình tiết chính là yêu cầu đầu tiên mà cốt truyện tự sự phải đạt được.
b. Nhân vật 
 Truyện luôn gắn liền với nhân vật. Do đó nhân vật là yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng không thể thiếu của mỗ tác phẩm tự sự. Nbhan vật là kẻ làm ra sự việc, sự việc là của nhân vật.Chonên không thể kể chuyện mà không có nhân vật.
 Khái niệm nhân vật cần được hiểu theo nghĩa rộng. Trước hết nhân vật là những con người bằng xương bằng thịt, có tên tuổi diện mạo, tính cách và cuộc đời riêng.Nhân vật có thể là các vị thần hoặc bán thần thánh như trong thần thoại và truyền thuyết. Nhân vật còn có thể là loài vật. Thế giới loài vật trongtác phẩm tự sự rất đa dạng và phong phú. Nếu xét về vai trò của nhân vật thì có nhân vật chính và nhân vật phụ.Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều, đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Còn nhân vật phụ là nhân vật xuất hiện ít hơn đóng vai trò hỗ trợ để làm nổi bật hình tượng của nhân vật chính cũng như chủ đề tác phẩm .Nhưng dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện thì trong tác phẩm tự sự nhân vật được hiện lên với một tên gị cụ thể một hình dáng cụ thể như: tốt- xấu, hiền-dữ, thông minh- đần độn, cao thượng- thấp hèn.
c. Sự việc 
 Cốt truyện được tạo bởi một chuỗi các sự việc, những chi tiết nghệ thuật có chi tiết đóng vai trò chín để dẫn dắt cốt truyện, lại có những chi tiết nhỏ chỉ đóng vai trò hỗ trợ làm rõ những chi tiết lớn. Tuy nhiên dù nhỏ hay lớn thì sự xuất hiện của các sự việc đều phải có ý nghĩa làm nổi bật đặc điểm của nhân vật(kể cả ngoại hình lẫn tính cách) cũng như bộc lộ chủ đề tác phẩm 
 Sự việc phải đựoc trình bày một cách cụ thể, sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm cụ thể do nhân vật cụ thể thực hiện có nguyên nhân diễn biến kết quả. Sự cần được sắp xếp theo một trật tự diễn biến hợp lý sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
2. Ngôi kể và thứ tự kể 
 a. Ngôi kể 
 Có ngôi kể chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, cũng có thể kết hợp cả hai ngôi trên. Mỗi ngôi đều có ưu thế riêng của nó. Theo ngôi thứ nhất tức là người kể tự xưng là tôi trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ câu chuyện. Tức là kể lại những gì mình nghe thấy, mình trải qua và vì thế cs thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Còn kể theo ngôi thứ ba người kể tự dấu mìmh không xuất hiện trực tiếp mà gọi nhân vật bằng chính tên gọi của chúng bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba :ông(ấy), bà(ấy), anh(ấy), chị(ấy). Mọi diễn biến hành động thái độ của nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt tự do không bị gò bó. Cách kể này có ưu thế đảm bảo được tính khách quan khiến người đọc người nghe có cảm giác toàn bộ diễn biến câu chuyện đang diễn ra như nó từng có trong cuộc sống và nhà văn là người thư kí ghi chép một cách sáng tạo.
 b.thứ tự kể 
 Khi kể chuyện có thể sự việc nối tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên9hay còn gọi là kể xuôi theo trình tự thời gian), việc gì xảy ra trước kể trước việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết. Nhưng có khi để gây bất ngờ , gây chú ý hoặc thể hiện tình cảm của nhân vật người ta có thể đem kết quả ra kể trước sau đó mới kể đến nguyên nhân, diễn biến của sự việc. Đó là cách kể không theo thứ tự tự nhiên hay còn gọi là kể ngược. Trong cách kể nay hồi tưởng có vai trò quan trọng và cần sắp xếp sự việc một cách lô gic hộp lí Tạo kết cấu hợp lí.
4. Lời văn, đoạn văn tự sự 
 a.Lời văn
 Trong bài kể chuyện có lời kể và lời thoại. Lời kể là lời dẫn dắt cốt truyện, bằng việc giới thiệu không gian thời gian. Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật giới thiệu tên tuổi lai lịch, đặc điểm hình dáng, tính tình, tài năng của nhân vật .Lời kể trong chuyện cũng rất linh hoạt bao gồm :trần thuật, miêu tả tường thuật có khi ngay trong cùng một đoạn văn tự sự .
Lời thoại là lời đối thoại giữa các nhân vật. Lời thoại cũng phải rất sáng tạo.Người viết phải chọn lời thoại hợp văn cảnh, họp với nhân vật.Trong lời thoại phải có thêm từ kèm đệm để làm rõ thái độ của nhân vật, cần sử dụng ngôn ngữ đối thoại sát với đời thường.
 b. Đoạn văn
 Trong bài văn kể chuyện mỗi sự việc thường được trình bày một hay nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn thường có một ý chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.Câu chủ đề có thể đứng ở đầu đoạn văn cũng có thể đứng ở cuối đoạn văn.Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích ý nghĩa cho ý chính làm cho ý chính nổi lên. Dờu hiệu của đoạn văn được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.Giữa các đoạn thường được liên kết bằng các từ hoặc tổ hợp từ chỉ không gian, thời gian chẳng hạn như :ngày xưa, khi còn bé, một hôm, bấy giờ, năm ấy, nửa đêm
II. Hình thành cho học sinh các thao tác kỹ năng cơ bản khi làm bài văn kể chuyện
1. Cách xác định cốt truyện và tạo tình huống.
 Xác định cốt truyện là việc lầm đầu tiên khi làm bài văn kể chuyện. Đối với học sinh việc tìm cốt truyện thường rất khó khăn. Thông thường học sinh thường tạo ra những cốt truyện đơn giản, khuôn sáo, thiếu sức hấp dẫn thường dựa vào những cốt truyện có sẵn trong các bài đạo đức mà các em đã được học. Cót truyện các em xây dựng rất đơn điệu ít tình tiết thiếu những biến cố, những mâu thuẫn.
 Yêu cầu : Cốt truyện phải có nhiều tình tiết với những diễn biến phong phú, khong nên chọn cốt truyện quá đơn giản. Dù là kể chuyện người thực việc thực hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truỵen cũng phải bắt rễ từ thực tế cuộc sống. Có thể hư cấu tức là thêm bớt, thay đổi để cốt truỵện hay hơn hấp dẫn hơn nhưng tránh bịa cốt truỵen có nghĩa đào cốt truyện những tình tiết phi lí thiếu thực tiễn.
 Cần xác định tình tiết nào chính tình tiết nào phụ để nhấn mạnh chỗ nào còn chỗ nào cần lướt qua từ đó tạo dấu ấn cho người đọc.
 Cần tạo tình huống cho cốt truyện bất ngờ linh hoạt và khéo léo.Việc xây dựng tình huống đặc sắc là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của câu chuyện.
 2. Cách xây dựng nhân vật
 Thông thường khi làm bài văn kể chuyện các em chỉ lưu ý tới cốt truyện mà bỏ qua yêu cầu xây dựng nhân vật. Bài văn kể chuỵên của các em cũng có nhân vật nhưng các nhân vật trong truyện xuất hiện rất mờ nhạt, không rõ đặc điểm. Các em chỉ quan tâm đến diễn biến câu chuyện mà chưa để ý tới khắc hoạ chân dung của nhân vật. Thường thì các em giới thiệu trực tiếp tính cách của nhân vật chứ khong thông qua miêu tả. Do vậy giúp học sinh có được những thao tác cần thiết khi xây dựng nhân vật.
 Trước hết cần xác định số lượng nhân vật cho phù hợp với cốt truyện.Đồng thời xác định nhân vật chính, nhân vật phụ rồi đặt tên cho nhân vật. Việc đặt tên cho nhân vật cũng là một vấn đề thể hiện duy ý trí nghệ thuật của người kể. Tên đẹp, tên quý dành cho nhân vật có tính cách cao thượng, nhân vật chính diện. Tên ác tên xấu dành cho kẻ ác, kẻ xấu nhân vật phản diện.
 Thứ hai nhân vật dù chính hay phụ thì cũng phải được miêu tả bằng một chân dung cụ thể dáng vóc, trang phục, diện mạo, tính cách.Tức là phải quan tâm tới thao tác miêu tả ngoại hình làm nổi bật tâm trạng, tính cách của nhân vật.Việc tạo dựng chân dung nhân vật với đặc điểm ngoại hình tính cách sẽ góp phần rất lớn trong quá trình làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
 Thứ ba là nhân vật phải được xây dựng từ nguyên mẫu nào đó ở ngoài đời với sự gia công đầy sáng toạ của người kể không nên bịa nhân vật mà dẫn tói những chân dung phi lí.
3. Cách xây dựng sự việc 
 Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa bộc lộ chủ đề tác phẩm và làm rõ đặc điểm nhân vật. Các sự việc phải liên kết với nhau tạo thành một chuỗi các sự việc có nguyên nhân, diễn biến, kết quả nhưng phải chú ý bằng một chuỗi liên kết kiểu sáng, trưa, chiều, tối. Chuỗi các sự việc phải liên kết theo trình tự như: “ tôi cởi quần áo đi tắm, vặn vòi nước xoa xà phòng, kỳ cọ, xả nước hết xà phòng, lau khô, mặc quần áo, chải tóc đi giày dép.”
 Sự việc phải xây dựng trong mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhân vật. Sự việc do nhân vật gây ra hoặc sự việc xảy ra để tác động tới nhân vật. Mỗi sự việc xảy rađều nhằm bộc lộ đặc điểm tính cách của nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện kể.
4. Cách viết lời kể và lời thoại.
 Về lời kể người viết văn cần cân nhắc gọt rũa. Đây là lời dẫn dắt cốt truyện nên có ý nghĩa tạo sức lôi cuốn, chinh phục người đọc, người nghe. Thực tế bài làm của học sinh cho thấy các em không biết thay đổi lời kể cho linh hoạt dùng lời kể đơn điệu miễn sao đưa hết nội dung thông tin vào cốt truyện, cách diễn đạt thườnh lặp, vụng về thiếu sự liên kết, lời dẫn không liền mạchVì vậy phải hướng dẫn các em viết lời kể.
Lời kể phải rõ ràng, kín đáo, ý nhị. Không nên quá cầu kỳ dài dòng nhưng cũng không nên quá hời hợt, sơ lược. điều quan trọng là qua lời kể, Người viết phải làm toát lên được nội dung cốt truyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ, tình cảm của mình. Nừu như lời kể lấp lửng thì người đọc, người nghe cũng khó hiểu, có khi hiểu sai lệch. Nhưng nếu như lời kểquá chi tiết có nghĩa là nói toạc ra vấn đề thì câu chuyện thiếu sức hấp dẫn.
Lời kể phải hết sức linh hoạt. Người kể phải biết phối hợp các kiểu câu có câu trần thuật, câu nghi vấn, có câu dài câu ngắn, có câu đảo trật tự cú phápViệc dùng các cụm từ chỉ thời gian để dẫn dắt, liên kết cũng phải hết sức linh hoạt.
Lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Khi dùng ngôi kể thứ nhất thì lời kể thiên về tự thuật, có thể nêu những chi tiết, những cảm nhận suy nghĩ thái độ, lời bình phẩm về các sự việc diễn ra trong cốt truyện. Còn khi dùng ngôi kể thứ ba thì lời kể phải mang tính khách quan để người đọc người nghe tự cảm nhận chủ đề tác phẩm qua từng nhân vật từng sự việc.
Bên cạnh lời kể lời thoại cũng có một vai trò quan trọng. Nói như vậy không phải bất cứ bài văn kể chuyện nào cũng phải có lời thoại. Nhưng cũng không ai phủ nhận rằng nhiều lúc chính lời thoại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn.Khi viết lời thoại cần chú ý: phải nắm được đặc điểm, tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính của các nhân vật tham gia hội thoại để sử dụng cho phù hợp.
 Lời thoại khong nên viết quá dài dòng mà cần viết lời thoại ngắn gọn . Dựa vào văn cảnh chọn lời thoại cho hợp lý, nên dùng những kiểu câu ngắn,câu rút gọn có thể được bổ trợ bằng những dấu câu.
5. Cách sắp xếp bố cục.
 Việc sắp xếp bố cục trong văn kể chuyện phụ thuộc vào ngôi kể và thứ tự kể. Vì vậy người kể phải vận dụng hết sức linh hoạt sao cho phù hợp với từng cốt truyện.
Nếu kể theo thứ tự tự nhiên cần kể theo một dàn bài có ba phần rõ rệt:
 	 +Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc
 +Thân bài: Kể diến biến sự việc
	 +Kết bài: Kết cục sự việc.
	 - Nếu chọn kể không theo thứ tự tự nhiên thì nội dung từng phần trong dàn bài lại có sự thay đổi:
	 +Mở bài: Giới thiệu một tình huống sự việc có thể là một kết cục nào đó.
	 + Thân bài: Diễn biến sự việc vừa nêu, nguyên nhân( lần lại quá khứ), diễn biến tiếp theo về số phận nhân vật.
	 + Kết bài: Rút ra bài học hoặc kết cục sự việc số phận nhân vật.
 Trong cách bố cục này yếu hồi tưởng đóng vai trò quạn trọng trong việc đan xen giữa hiện tại và quá khứ, hiện tại và tương lai
6. Cách vận dụng miêu tả trong văn kể chuyện
 	 Miêu tả đóng vai trò hết sức quan trọng. Miêu tả để làm nổi bật hoàn cảnh không gian, thời gian; miêu tả làm nổi rõ chân dung nhân vật. Nừu không quan tâm đến miêu tả câu chuyện sẽ trở nên thiếu sinh động, trở nên khô khan.Miêu tả trong văn kể chuyện nhằm mục đích làm nổi bật hoàn cảnh hay hành động, tâm trạng của nhânvật góp phần toát lên tính cách, phẩm chất của nhân vật.
7. Các bước tiến hành làm bài văn kể chuyện.
 a. Tìm hiểu đề bài văn kể chuyện: cần xác định đề tài, nội dung, chủ đề câu chuyện cần kể..
 b. Lập ý : xác định nhân vật, xây dựng cốt truyện( các sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện)
 c. Lập dàn ý: để lập dàn ý hợp lý lô gic cần xác định ngôi kể và thứ tự kể, từ đó sắp xếp các sự việc đã lựa chọn trong bước lập ý theo một trật tự nhất định sự việc nào kể trước sự việc nào kể sauđể người đọc theo dõi và hiểu diễn biến của câu chuyện.
 d. Viết thành văn theo bố cục 3 phần
 *Viết mở bài: giới thiệu nhân vật tình huống sự việc.
 *Viết thân bài: làm nổi bật con người, tính cách phẩm chất của nhân vật; những suy nghĩ cảm súc tình cảm của nhân vật trước các sự việc. Cần hướng dẫn các em khi viết thân bài cần dựng thành các đoạn văn theo bố cục có mạch phát triển liên tục, có liên kếtgiữa các sự việc, kết hợp thích đáng kể và tả . Việc xen yếu tố miêu tả trong câu văn kể làm câu văn thêm sinh động, nổi bật hành đông, tâm trạng, phẩm chất tính cách của nhân vật.
 * Viết kết bài: Có thể viết kết bài theo một trong hai dạng sau:
	- Dạng gói lại : “ nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp” (phần thưởng)
	- Dạng mở ra: “trời sập tối, bỗng nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi” (Tuệ Tĩnh và hai người bệnh).
 C. Kết luận
 	 Kể chuyện là loại văn thông dụng trong đời sống xã hội.Qua truyện ta biết được những diễn biến sự việc , việc làm , hành động tính cách phẩm chất của nhân vật.
Con người ta ngay từ khi còn nhỏ đả có thể kể lại một việc nào đó mà mình nhận thức được nhưng để kể cho thành chuyện rõ ràng rành mạch, khúc triết và làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện thì đòi hỏiphải có kỹ năng ,phương pháp cụ thể. Ơ bậc tiểu học học chương trình của môn tiếng Việt đã dành một thời lượng đáng kể cho việc hình thành kỹ năng kể chuyện. Chính vì vậy các em bước đầu đã biết kể theo những câu chuyện đã có, tự kể những chuyện đời thường hoặc tưởng tượng để kể một câu chuyện theo một chủ đề nào đó. Nhưng kỹ năng kể chuyện của học sinh bậc tiểu học được hình thành chủ yếu dựa vào các bài văn mẫu , một khuôn mẫu nào đó chứ các em chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về thể loại. Trong chương trình THCSviệc rèn kỹ năng làm bài văn kể chuyện tiếp tục được đạt ra trên cơ sở kỹ năng kể chuyện đã được hình thành từ bậc tiểu học.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai ren ky nang ke chuyen.doc