Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc lát cắt địa hình qua bài "Thiện nhiên Bắc Mĩ" cho học sinh lớp 7

Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc lát cắt địa hình qua bài "Thiện nhiên Bắc Mĩ" cho học sinh lớp 7

Chúng ta biết rằng bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hoặc toàn bộ bề mặt trái đất, có tác dụng rất lớn trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Đối với môn Địa lý 7, học sinh phải tiếp cận và khai thác kiến thức trên một hệ thống bản đồ nên việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh là không thể thiếu, đặt biệt là kỹ năng đọc lát cắt địa hình. Vì chúng ta biết rằng bề mặt trái đất lồi lõm, gồ ghề, nơi thì thung lũng, nơi thì bồn địa sâu, nơi thì núi non trùng điệp, nơi thì đồng bằng thẳng cánh cò bay, nơi là gò đồi nhấp nhô. tất cả các đối tượng đó vốn cao thấp khác nhau nhưng đều được chiếu thẳng góc lên mặt phẳng. Vì thế khi nhận xét, phân tích địa hình trên bản đồ ta phải có những kinh nghiệm, những kỹ năng cần thiết. Trong giảng dạy dịa lý, lát cắt địa hình là một trực quan cần thiết, bổ sung cho bản đồ tự nhiên, giúp học sinh hình thành được khái niệm cụ thể, chính xác về địa hình các khu vực, các châu lục mà các em cần học.

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1594Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc lát cắt địa hình qua bài "Thiện nhiên Bắc Mĩ" cho học sinh lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Chúng ta biết rằng bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hoặc toàn bộ bề mặt trái đất, có tác dụng rất lớn trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Đối với môn Địa lý 7, học sinh phải tiếp cận và khai thác kiến thức trên một hệ thống bản đồ nên việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh là không thể thiếu, đặt biệt là kỹ năng đọc lát cắt địa hình. Vì chúng ta biết rằng bề mặt trái đất lồi lõm, gồ ghề, nơi thì thung lũng, nơi thì bồn địa sâu, nơi thì núi non trùng điệp, nơi thì đồng bằng thẳng cánh cò bay, nơi là gò đồi nhấp nhô. tất cả các đối tượng đó vốn cao thấp khác nhau nhưng đều được chiếu thẳng góc lên mặt phẳng. Vì thế khi nhận xét, phân tích địa hình trên bản đồ ta phải có những kinh nghiệm, những kỹ năng cần thiết. Trong giảng dạy dịa lý, lát cắt địa hình là một trực quan cần thiết, bổ sung cho bản đồ tự nhiên, giúp học sinh hình thành được khái niệm cụ thể, chính xác về địa hình các khu vực, các châu lục mà các em cần học.
	Như vậy, ta thấy kỹ năng đọc lát cắt địa hình có tầm quan trọng rất lớn đối với học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, khi dạy đến phần thiên nhiên, tự nhiên của các khu vực, các châu lục trên thế giới, tôi gặp không ít khó khăn và trở ngại sau:
	* Thực trạng:
	Đây là bài đầu tiên trong chương trình Địa lý 7, các em phải tiếp cận và khai thác kiến thức địa hình dựa vào lát cắt. Vì vậy, hầu hết các em còn cảm thấy mới lạ, chưa có kỹ năng đọc lát cắt địa hình và cũng chưa có một phương pháp nào để vận dụng giúp cho việc khai thác kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn. Thường các em không đối chiếu được lát cắt với vị trí của lát cắt trên lượt đồ, nên khi xác định các đối tượng địa hình trên lượt đồ còn sai lệch, không chính xác hoặc lúng túng khi trình bày, có em không có tự tin khi trình bày ý kiến của mình, ngoài ra các em còn chưa hình dung được hình dạng địa hình thực tế qua lát cắt. Nên khi dạy đến bài này, giáo viên thường tốn rất nhiều thời gian nhưng nhiều lúc hiệu quả không cao. 
	Với tâm huyết của một người giáo viên, tôi rất mong muốn dù là bài học nào khó, dù là đối tượng học sinh nào yếu kém đi chăng nữa thì sau một tiết học, học sinh phải nắm được bài, hiệu quả của giờ học được nâng cao mà giáo viên không cần mất nhiều thời gian. Chính vì nổi băn khoăn đó mà tôi đã quyết tâm nghiên cứu, tìm tòi mọi phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giải quyết những khó khăn mà tôi nêu trên, cao hơn nữa là rèn luyện cho học sinh có kỹ năng đọc lát cắt địa hình ngay từ lần đầu tiên các em làm việc với lát cắt địa hình. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng đọc lát cắt địa hình qua bài thiên nhiên Bắc Mỹ” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA LÁT CẮT ĐỊA HÌNH:
	1. Khái niệm:
	Bề mặt trái đất của chúng ta vốn không bằng phẳng nhưng lại được chiếu thẳng góc lên trên mặt phẳng. Để biểu hiện địa hình người ta phải dùng màu sắc và các đường bình độ vẽ trên mặt phẳng. Ngoài ra còn có cách biểu hiện địa hình đó là lát cắt địa hình “lát cắt địa hình là một cách thức để khôi phục lại địa hình thực tế dựa vào các đường bình độ”.
	2. Ý nghĩa:
	* Trong giản dạy địa lí: Lát cắt địa hình là một phương tiện trực quan cần thiết, rong các sách giáo khoa địa lí và trong các bản đồ tự nhiên thường có kèm theo một hoặc nhiều lát cắt địa hình theo những hướng có ý nghĩa để bổ sung làm nổi rõ những nét quan trọng nhất của địa hình.
	Vd1: Bản đồ tự nhiên châu phi thường được kèm theo một lát cắt địa hình dọc đường xích đạo giúp người đọc thấy rõ độ nghiêng từ Đông sang Tây của địa hình Đại Lục Phi.
	Vd2: Các bản đồ tự nhiên Việt Nam treo tường và trong Atlat cũng có những lát cắt địa hình kèm theo.
	* Trong các công trình khảo sát, nghiên cứu địa lí thường kết thúc bằng những bản thuyết minh kèm theo bản đồ với những lát cắt địa hình, lát cắt thổ nhưỡng, lát cắt địa chất, lát cắt tổng hợp.
	* Trong các công trình xây dựng giao thông đường bộ qua vùng núi, việc vẽ lát cắt địa hình giúp cho ta thấy rõ chỗ lên cao, chỗ xuống thấp, độ dốc của từng đoạn. Trên cơ sở đó lựa chọn hướng thiết kế thuận lợi nhất và tính toán khối lượng đất đá cần đào, bạt đi hoặc đất thêm.
	* Trong các cuộc hành quân chiến đấu bố trí trận địa, đặt trạm quan sát, các lát cắt địa hình giúp cho bộ đội thấy rõ phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy từ một điểm quan sát nhất định, trên cơ sở đó chọn đường hành quân, tiến quân, nơi giấu quân, bố trí trận địa có lợi nhất, nơi đặt trạm quan sát tốt nhất.
	II. CƠ SỞ ĐỀ RA BIỆN PHÁP VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
	1. Cơ sở đề ra biện pháp
	Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Địa lý 7, khi dạy đến phần 1: “Các khu vực địa hình” của bài 36 “Thiên nhiên Bắc Mỹ” tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau nhằm rèn luyện cho học sinh có kỹ năng trên nhưng chưa có phương pháp nào đạt hiệu quả tối ưu như phương pháp mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện. Vì phương pháp này rất phù hợp với đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, phù hợp với điều kiện phương tiện dạy học hiện có của nhà trường. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau đây nhằm rèn luyện cho học sinh có kỹ năng trên qua phần 1 của bài 36 môn Địa lý 7.
	2. Các biện pháp thực hiện:
	- Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện lượt đồ bản đồ cần thiết cho bài học như: hình a, hình b, bản đồ tự nhiên châu Mỹgiáo viên phải giới thiệu cho học sinh biết rằng lát cắt hình A cũng chính là địa hình Bắc Mỹ dọc theo vĩ tuyến 400B nhưng các đối tượng địa hình được biểu hiện rõ hơn, chi tiết hơn so với lát cắt hình 36.1 SGK.
	- Trong quá trình thực hiện phải chú trọng đến đối tượng học sinh trung bình, yếu kém. Thường xuyên gọi các em đại diện nhóm hoặc cá nhân trình bày để phát huy tính tích cực tự giác trong học tập.
	- Giáo viên phải sử dụng hài hòa các phương pháp mang đặc trưng phương pháp bộ môn.
	- Giáo viên phải hình thành cho học sinh 3 bước cơ bản khi đọc bất kỳ một lát cắt địa hình nào.
	+ Đối chiếu lát cắt với bản đồ xem lát cắt đi qua những vùng địa hình như thế nào.
	+ Dựa vào lát cắt nhận định đặc điểm chung của địa hình.
	+ Cuối cùng phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt.
	- Trong khi áp dụng những học sinh nào có ý thức tự giác hăng hái tích cực giáo viên tuyên dương và có thể phê bình những học sinh không có tính tích cực tự giác trong học tập.
	- Trong quá rình thực hiện, giáo viên phải thực hiện đầy đủ lô gích của 5 bước sau:
	III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
	Khi dạy đến phần 1 “Các khu vực địa hình” của bài 36 “Thiên nhiên Bắc Mỹ” giáo viên cần thực hiện các bước sau:
	1. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 36.1 trong Sách giáo khoa “Lát cắt địa hình Bắc Mỹ cắt ngang Hoa kỳ theo vĩ tuyến 400 Bắc”
	Sau đó giáo viên đặt câu hỏi sau:
Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ?
Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 36.2 Sách giáo khoa “Lượt đồ tự nhiên Bắc Mỹ” hoặc “Bản đồ tự nhiên châu Mỹ” trên bản đen và đặt câu hỏi
Câu hỏi: Xác định các bộ phận địa hình của Bắc Mỹ và xác định vĩ tuyến 400 Bắc?
2. Bước 2: Để học sinh đọc rõ hơn các đối tượng địa hình một cách chi tiết qua lát cắt giáo viên giới thiệu cho học sinh hình a và hình b sau đây bằng cách phóng lớn và trên bảng đen cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (4 học sinh) các nội dung sau:
Câu hỏi: Quan sát hình a, nhận xét xem lát cắt chạy qua những vùng địa hình nào kể từ trái sang phải, qua những dãy núi và sơn nguyên nào, qua những sông nào?
Học sinh: Đại diện nhóm trình bày 
Giáo viên gợi ý, bổ sung, chuẩn xác kiến thức sau trên lược đồ 
- Lát cắt đi qua những vùng địa hình từ trái sang phải: Hệ thống núi coocdie, đồng bằng trung tâm, dãy núi Apalat và đồng bằng ven Đại tây dương.
- Qua những dãy núi và sơn nguyên: dãy núi ven biển, dãy Xiera nêvađa, dãy rôcky, và sơn nguyên bồn địa lớn.
- Qua các sông côlôrađô, mitxuri, mitxixipi.
=> Học sinh có thể lên bảng xác định trực tiếp trên hình a.
3. Bước 3: Học sinh quan sát hình B “Bản đồ địa hình Bắc Mỹ dọc vĩ tuyến 400 Bắc”
Yêu cầu học sinh đối chiếu với hình a và xác định lại các đối tượng địa lý địa hình dọc theo vĩ tuyến 400 Bắc và nhận xét chung đặc điểm phân bố địa hình Bắc Mỹ.
Giáo viên gợi ý, bổ sung chuẩn xác kiến thức trên lược đồ hình B
- Phía Tây là hệ thống núi cao, bao gồm nhiều dãy chạy song song, giữa các dãy núi là sơn nguyên bồn địa lớn.
- Phần trung tâm là vùng đồng bằng rộng có hình dạng lồng máng lớn.
- Phía Đông là dãy núi thấp và đồng bằng ven Đại Tây dương
4. Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (4 học sinh) theo hệ thống câu hỏi sau đây nhằm phân tích đặc điểm của từng vùng địa hình, chẳng hạn như: Dựa vào lát cắt địa hình hãy cho biết:
Hỏi: Hệ thống coocđie bao gồm những dãy núi chính có tên là gì? (Dãy rôcky, dãy Xiera nêvađa, dãy núi ven biển)
Hỏi: Các dãy núi đó thuộc loại núi già hay núi trẻ? Căn cứ vào yếu tố nào để xác định núi già và núi trẻ?
Giáo viên gợi ý: Núi trẻ có sườn dốc, đỉnh nhọn, thung lũng hẹp.
Hỏi: Căn cứ và lát cắt xác định độ cao của các dãy núi đó khoản bao nhiêu mét?
Hỏi: Xác định xem nơi thấp nhất của bồn địa lớn có độ cao khoảng bao nhiêu mét? Bồn địa lớn thực chất là một sơn nguyên, nới như vậy có đúng không, vì sao?
Giáo viên gợi ý: Bồn địa lớn thực chất là một sơn nguyên, nói như vậy là đúng. Vi đây là một vùng núi rộng lớn cao trên 1000m, bao gồm mặt bằng xen lẫn núi có tên là bồn địa lớn, vì tuy cao ở độ cao trên 1000m, nhưng lại có núi cao bao quanh và có dạng như một bồn địa.
Hỏi: Đồng bằng trung tâm ở độ cao khoảng từ bao nhiêu đến bao nhiêu mét? Có những sông nào chảy qua? 
Hỏi: Xác định độ cao của dãy Apalát, hình dạng? thuộc núi già hay núi trẻ?
 Giáo viên gợi ý: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
Hỏi: So sánh bờ biến phía Thái Bình dương với bờ biển phía Đại Tây dương có gì khái nhau?
Giáo viên gợi ý: Phía Thái Bình dương núi chạy ra tới biển, còn phía Đại Tây dương dãy Apalát được tiếp nối bởi một đồng bằng chạy ra biển thấp dưới 200m
Học sinh: đại diện nhóm hoặc giáo viên có thể chỉ định bất kỳ học sinh nào trong nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, giáo viên nhận xét bổ sung trên lược đồ hình A.
5. Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lại hình 36.2 Sách giáo khoa hoặc bản đồ tự nhiên châu Mỹ trên bản đen và yêu cầu học sinh trả lời nhanh nội dung câu hỏi sau:
Hỏi: Nhận xét đặc điểm chung của cấu trúc địa hình Bắc Mỹ.
Giáo viên nhận xét, bổ sung trên lược đồ hình 36.2 SGK hoặc bản đồ tự nhiên châu Mỹ để tổng hợp kiến thức cho học sinh
Như vậy khi dạy đến phần 1 “Các khu vực địa hình” của bài 36 “Thiên nhiên Bắc Mỹ” giáo viên phải lần lượt thực hiện đúng và đủ thứ tự của 5 bước vừa nêu trên, trong đó:
 * Bước 1: Mang tính giới thiệu về lát cắt địa hình. Giáo viên không yêu cầu học sinh nhất nhất phải trả lời đúng yêu cầu mà giáo viên đưa ra, mà tùy thuộc vào mức độ hiểu biết, nhận thức mà học sinh trình bày để khỏi mang tính chất áp đặt, gây ra bầu không khí căng thẳng cho học sinh. 
* Bước 2, 3, 4 là các bước rất quan trọng vì qua các bước này giáo viên cung cấp cho học sinh những lượt đồ có đối tượng địa lý địa hình chi tiết, cụ thể hơn so với lượt đồ trong Sách giáo khoa và qua hệ thống câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ câu hỏi mang tính chất khái quát đến câu hỏi phân tích đặc điểm chi tiết của từng đối tượng địa hình giúp học sinh hình dung, tưởng tượng và khôi phục được dạng địa hình thực tế qua lát cắt đồng thời thấy rõ hơn sự phân bố địa hình Bắc Mỹ theo hướng Tây Đông. 
* Bước 5 là bước mang tính chất củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh, đồng thời qua bước này giáo viên cũng đánh giá được hiệu quả của phương pháp trên.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA BIỆN PHÁP
Mặc dù là lần đầu tiên các em khai thác kiến thức địa hình qua lát cắt chưa có một kỹ năng gì nhưng sau khi áp dụng phương pháp này hiệu quả mang lại rất cao. Các em không chỉ nắm được nội dung của bài một cách vững chắc, đọc được lát cắt địa hình Bắc Mỹ theo vĩ tuyến 400 Bắc một cách thành thạo mà còn có kỹ năng đọc được bất kỳ lát cắt địa hình nào mà giáo viên đưa ra.
C. KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN
	1. Kết quả
	Sau khi áp dụng phương pháp trên ở các lớp 7A1, 7A2, 7A3, 7A4 tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2008 – 2009 thì hiệu quả đạt được như sau:
	a) Trước khi thực hiện: Hầu hết học sinh chưa có kỹ năng trên vì theo nội dung chương trình của môn Địa lý 7 thì từ đầu năm đến bài 36 mới là bài đầu tiên học sinh sử dụng lát cắt địa hình để khai thác kiến thức.
	b) Sau khi thực hiện:
Lớp
Sỉ số
Thành thạo
Tương đối thành thạo
Trung bình
Chưa thành thạo
Không nhận biết
Số lượng
tỷ lệ %
Số lượng
tỷ lệ %
Số lượng
tỷ lệ %
Số lượng
tỷ lệ %
Số lượng
tỷ lệ %
7A1
39
20
51.28
11
28.21
8
20.51
0
0
0
0
7A2
41
8
19.52
15
36.58
15
36.58
3
7.32
0
0
7A3
41
9
21.95
17
41.47
10
24.39
5
12.19
0
0
7A4
40
9
22.5
12
30
15
37.5
4
10
0
0
Tổng cộng
161
46
28.57
55
34.16
48
29.82
12
7.45
0
0
	* Qua kết quả sau khi thực hiện cho thấy hiện cho thấy hiệu quả của phương pháp này rất cao, cụ thể:
- Thành thạo đạt: 46 học sinh chiếm 28.57%.	
	- Thương đối thành thạo:	đạt 55 học sinh chiếm 34.16%.
- Trung bình: đạt 48 học sinh chiếm 29.82%.	
- Chưa thành thạo:	chỉ còn 12 học sinh chiếm 7.45%.	
- Không nhận biết:	 không có đối tượng học sinh nào không nhận biết về kỹ năng trên.	
Trong số học sinh có được kỹ năng thành thạo và tương đối thành thạo thì ở lớp 7A1 chiếm tỷ lệ khá cao vì đối tượng học sinh hầu hết là học sinh khá, giỏi. Vì vậy khi thực hiện phương pháp này khá thuận lợi, tiến trình thực hiện các bước ra rất nhanh, các em làm việc rất hiệu quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà không cần tốn nhiều thời gian.
Ở các lớp 7A2, 7A3, 7A4 thì tỷ lệ học sinh khá giỏi tuy ít hơn nhưng với phương pháp này thì sau khi sử dụng học sinh đã tiếp thu một cách nhạy bén và hiệu quả cũng tương đối cao.
Còn lại một số ít đối tượng học sinh là yếu, nhận thức còn chậm nên các em chưa đọc được lát cắt một cách thành thạo, còn ấp úng và lúng túng trong cách trình bày, chưa mạnh dạn trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra và có thể các em chưa hình dung được dạng địa hình thực tế qua lát cắt, số đối tượng học sinh này tôi sẽ tiếp tục rèn luyện trong thời gian tới.
2. Phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn.
Đề tài này đã được áp dụng ở trường THCS Cao Bá Quát với tổng số 161 học sinh và đã thu được kết quả như trên. Có thể nói rằng, sau khi có kỹ năng này học sinh có thể ứng dụng một cách linh hoạt, chính xác, khoa học khi học địa hình qua lát cắt ở các lớp và các cấp trên. Ngoài ra kỹ năng này còn có thể ứng dụng vào trong công tác nghiên cứu, khảo sát địa lý, trong đời sống sản xuất và chiến đấu. Mong rằng đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi ở nhiều trường THCS
Kết luận: Kỹ năng đọc lát cắt địa hình là một kỹ năng cơ bản trong tất cả các kỹ năng mà học sinh cần có khi học môn Địa lý, vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải quan tâm chú trọng rèn luyện cho học sinh có kỹ năng trên để kích thích cho các em có được sự hứng thú khi học đến tự nhiên đặt biệt là phần địa hình của các khu vực, các châu lục trên thế giới.
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của tôi trong thực tế giảng dạy, nếu trong quá trình tham khảo, áp dụng thấy có gì thiếu sót xin bạn đọc vui lòng đóng góp ý kiến chân thành để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Địa lý 7
- Sách giáo viên Địa lý 7
- Một số vấn đề đối với phương pháp dạy học ở trường THCS (Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2004) 
- Tập bản đồ Địa lý 7 năm 2008 
- Các tài liệu khác.
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 	Trang 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	Trang 3
I. Khái niệm và ý nghĩa của lát cắt địa hình
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa
II. Cở sở đề ra biện pháp và các biện pháp thực hiện.
1. Cơ sở đề ra biện pháp
2. Các biện pháp 
III. Quá trình thực hiện.
IV. Tác động của biện pháp.
	C. KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄNTrang 10
	1. Kết quả.
	2. Phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn.
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.Trang 12

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Dia li 7.doc