Đề tài Sử dụng phương phương pháp dạy học bài 54 – 55 ô nhiễm môi trường, môn sinh học 9

Đề tài Sử dụng phương phương pháp dạy học bài 54 – 55 ô nhiễm môi trường, môn sinh học 9

- Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng, tăng rất nhanh, nên chúng ta không thể hy vọng trong thời gian nhất định ở trường trung học cơ sở (THCS) giáo viên (GV) có thể cung cấp cho học sinh (HS) một kho tàng kiến thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được. Vì vậy nhiệm vụ của GV không chỉ cung cấp cho HS một vốn kiến thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho HS khả năng tự học, tự tìm tòi nghiênm cứu kiến thức và tự nắm bắt kiến thức một cách chủ động.

doc 23 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1142Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sử dụng phương phương pháp dạy học bài 54 – 55 ô nhiễm môi trường, môn sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1. Về mặt lí luận:
- Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng, tăng rất nhanh, nên chúng ta không thể hy vọng trong thời gian nhất định ở trường trung học cơ sở (THCS) giáo viên (GV) có thể cung cấp cho học sinh (HS) một kho tàng kiến thức khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được. Vì vậy nhiệm vụ của GV không chỉ cung cấp cho HS một vốn kiến thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho HS khả năng tự học, tự tìm tòi nghiênm cứu kiến thức và tự nắm bắt kiến thức một cách chủ động. 
- Trong những năm qua trí tuệ của HS ngày càng phát triển mạnh mẽ, nên nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo của các em ngày càng tăng, trong đó kiến thức bộ môn trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung và GV tạo điều kiện thuận lợi nhất để HS phát huy các năng khiếu của mình.
- Trong việc lĩnh hội kiến thức nếu GV hướng dẫn hoặc giảng giải để HS hiểu biết kiến thức thì dần dần sẽ mất đi tính tự học, sáng tạo của HS. Trước tình hình đó, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào đổi mới phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục – Đào tạo còn triển khai các kế hoạch nhằm đổi mới phương pháp dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học của ngành Giáo dục nước nhà.
- Trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học dự án (PPDHDA) cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS. Khái niệm dự án đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa dự án phát triển giáo dục mà cũng được sử dụng như một phương pháp dạy học tích cực. 
 2. Về mặt thực tiễn:
- Bất kì môn học nào cũng vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học, điều trước tiên là phải gây hứng thú chó HS trong học tập, giáo dục lòng yêu thích bộ môn, cung cấp tri thức cho các em một cách khoa học, có hệ thống và làm sao giúp cho các em phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động.
- Hiện nay, các loại ô nhiễm diễn ra ngày càng nhiều và ngày một nặng nề hơn. Do đó, nhiệm vụ của GV dạy môn sinh học (SH) lớp 9 khi dạy bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG là làm sao để cho HS biết được các nguyên nhân gây ra ô nhiễm, tác hại và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Và trong những năm qua, cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học trên cả nước thì mỗi GV phải xây dựng cho mình một phương pháp dạy học tích cực để khắc phục phương pháp dạy học thụ động, truyền thụ kiến thức một chiều nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó, tùy theo từng bài, từng chương mà GV lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. Trong chương trình SH 9, bài 54 – 54 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG sử dụng PPDHDA nhằm giúp cho HS tiếp cận được với thực tế môi trường ở địa phương, thấy được mức độ ô nhiễm và từ đó có biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường.
 3. Về tính cấp thiết:
- Hiện nay, khi khoa học công nghệ càng tiến bộ, xã hội ngày càng phát triển thì vần đề bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và cấp bách.
- Đa số HS cho rằng môn Sinh học là môn phụ, không quan trọng vì không có liên quan gì khi thi tuyển vào lớp 10 nên các em chưa thật sự yêu thích bộ môn này.
- Trước đây, khi dạy bài 54 - 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, tôi chỉ đơn thuần áp dụng đổi mới phương pháp dạy học (yêu cầu HS xem thông tin , tranh ảnh sách giáo khoa và thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập và rút ra kết luận để hình thành kiến thức...) chưa cho HS nghiên cứu môi trường qua các buổi tham quan thiên nhiên à chưa thật sự gây hứng thú cho HS vì chưa đặt các em vào các tính huống cụ thể (những nhà nghiên cứu về môi trường), các em chưa hòa mình vào môi trường sống đang ngày càng suy thoái, các em chưa thấy được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và từ đó các em chưa thực hiện được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sống như bảo vệ chính cơ thể của mình.
- Từ những lí do trên nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài ‘‘Sử dụng PPDHDA bài 54 - 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9” nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học, gây hứng thú học tập môn Sinh học của HS và giúp HS góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Nghiên cứu đề tài: Sử dụng PPDHDA bài 54 - 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 nhằm: 
- Giúp cho HS tự tin khi tham gia vào các dự án hướng tới các vần đề thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế, HS làm việc một cách khoa học, độc lập để hình thành kiến thức và cho ra kết quả thực tế.
- Giúp HS phát triển được các tư duy bậc cao: phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh...
- Giúp cho HS nâng cáo các kỹ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
- Giúp HS hoàn thiện các kỹ năng làm việc và kỹ năng sống: lắng nghe và giao tiếp, trao đổi, tranh luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết mâu thuẫn, thu thập và đánh giá thông tin đa chiều.
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
- Tìm ra phương pháp gây hứng thú học tập, giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho HS.
- Tìm ra và giúp HS thực hiện được các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, giúp các mỗi HS là một tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả trong việc tuyên truyền mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống của mình
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- HS lớp 9a3, 9a5 trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, năm học 2011 – 2012.
- HS lớp 9a2, 9a4 trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, năm học 2012 – 2013.
- GV phụ trách phòng Tin học.
- Thư viện.
- Tổ trưởng tổ Hóa – Sinh – Công nghệ.
- Ban giám hiệu.
- Một số phụ huynh HS lớp 9a2, 9a4 trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, năm học 2012 – 2013.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1. Phương pháp điều tra giáo dục:
 a. Mục đích: 
- Qua các câu hỏi điều tra để có thể tìm được thái độ, ý thức của HS khi học bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, kết quả học tập và ý thức bảo vệ môi trường của HS sau tiết học đó.
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài.
 b. Đối tượng điều tra: HS lớp 9a3, 9a5 trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, năm học 2011 – 2012.
 c. Cách tiến hành:
- Chuẩn bị các câu hỏi trưng cầu ý kiến.
- Điều tra thái độ học tập của HS, ý thức bảo vệ môi trường sau tiết học.
- In ấn và sữ chữa các biểu mẫu, xác định số lượng điều tra.
- Đảm bảo số lượng điều tra gồm HS: giỏi, khá. Trung bình, yếu.
 2. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn:
 a. Mục đích:
- Qua trò chuỵên phỏng vấn, nắm được những thuận lợi, khó khăn khi dạy phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B .
- Qua trò chuỵên phỏng vấn, nắm được:
 	 + Sự chuẩn bị của GV khi sử dụng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 + Tinh thần và thái độ của HS khi học bằng phương pháp dự án.
 + Sự quan tâm của Ban Giám Hiệu trường đối với việc sử dụng phương pháp dạy học dự án ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
 b. Đối tượng:
- GV dạy môn SH lớp 9.
- GV quản lí phòng vi tính của trường.
- Cô Hiệu trưởng.
- Phụ huynh HS
 c . Tiến hành:
 - Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn (dễ hiểu, dễ trả lời).
 - Chuẩn bị tâm lý tiếp xúc với đối tượng.
 - Tạo không khí thoải mái khi phỏng vấn.
 à Dựa vào đặc điểm tâm lí của đối tượng trong sinh hoạt cuộc sống để hướng trò chuyện phỏng vấn vào mục đích chính của vấn đề để thu thập những thông tin cần thiết, chính xác.
 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:
 a. Mục đích:
 - Nắm được chất lượng dạy và học khi sử dụng PPDHDA bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 - Tìm hiểu sự chuẩn bị của GV và HS trong các tiết dạy học bằng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 - Quá trình học tập, cũng như sự hứng thú và khả năng, mức độ tiếp thu kiến thức của HS khi học bằng PPDHDA bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9.
 b. Sản phẩm nghiên cứu:
 - Sự chuẩn bị của HS khi sử dụng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 - Rút kinh nghiệm các tiết sử dụng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 c. Tiến hành:
 - Xác định mục đích – yêu cầu.
 - Liệt kê sản phẩm của đối tượng cần nghiên cứu
 - Tiến hành nghiên cứu các sản phẩm đã liệt kê, rút kinh nghiệm.
 - Tiến hành thu thập thông tin cần thiết cho đề tài.
 4. Phương pháp quan sát sư phạm:
 a. Mục đích: Quan sát các thiết bị cần thiết khi sử dụng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 b. Đối tượng quan sát:
 - Sự chuẩn bị của HS khi thực hiện dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. 
 - Thư viện.
 - Các thiết bị: đèn chiếu, máy vi tính, màn hình
 - Kết quả học tập sau tiết học bằng PPDHDA bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 
 c. Tiến hành:
 - Lập kế hoạch quan sát.
 - Quan sát tiết học bằng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 à Dùng toán học thống kê kết quả thu được
 - Quan sát các thiết bị dạy học.
 - Ghi chép kết quả quan sát được.
 - Kiểm tra lại kết quả quan sát được:
 + Trò chuyện với HS, GV.
 + Sử dụng các tài liệu có liên quan.
 5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
 Tổng kết kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp với mục tiêu đào tạo hiện nay của Đảng và Nhà nước đề ra. Bên cạnh đó, cần phải xem xét các điều kiện cụ thể của trường mà có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập của HS.
V/ GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN , PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 
- Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn SH 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05 tháng 02 năm 2012 đến ngày 15 tháng 02 năm 2013.
- Kế hoạch nghiên cứu:
 + Bước 1: Suy nghĩ và chọn đề tài cần nghiên cứu.
 + Bước 2: Tiến hành nghiên cứu: 
* Sử dụng phương pháp dạy học dự án bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG đối với HS lớp 9a3, 9a5 
* Giao dự án và phân công cụ thể về cho HS nghiên cứu về các lĩnh vực của môi trường.
* Quan sát và thu thập thông tin từ tiết học của HS.
* Quan sát HS lớp 9a2, 9a4 năm học 2012 – 2013 nghiên cứu thực tế về tình hình môi trường ở địa phương, sưu tầm tư liệu ở phòng Tin học ở trường.
* Trò chuyện, phỏng vấn GV phụ trách phòng Tin học, tổ trưởng tổ Hóa – Sinh – Công nghệ, BGH, phụ huynh HS.
 + Bước 3: Đánh bản nháp đề tài, in à sửa chửa, bổ sung.
 + Bước 4: Hoàn thành đề tài hoàn chỉnh.
PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ CÁC KHÁI NIỆM CỦA ĐỀ TÀI: 
 1. Dạy học dự án là một phương pháp tổ chức dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn. Trong quá trình học tập Dự án, học sinh tự lực lập và thực hiện kế hoạch, thể hiện kết quả thông qua qúa trình học tập và sản phẩm dự án, tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả.
 2. Sinh  ... . Đặc biệt hơn nữa là chúng tôi còn được sự đón nhận và ủng hộ, cổ vũ từ phía các vị phụ huynh khi họ nhận thấy con em mình có thể làm được những điều mà họ nghĩ rằng phải rất lâu nữa mới làm được. Với những hình ảnh minh hoạ sinh động, với những thông tin mới nhất mà các em tự tìm tòi, các em dễ dàng hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn. Khi các em đã thích, đã hứng thú, đã tự mình tìm tòi kiến thức thì việc tiếp thu kiến thức cũng trở nên chủ động hơn, tích cực hơn. Qua khảo sát, tôi nhận thấy những dự án mà học sinh được sử dụng CNTT làm bài tập,  học sinh tiếp thu bài nhanh, hiểu kĩ bài và đặc biệt, các em có ấn tượng mạnh và nhớ rất lâu bài học đó. Ngoài ra, với phương pháp học này, các em còn được rèn luyện sự tự tin khi đứng trước công chúng, khi bảo vệ ý kiến của mình, và khi tư vấn cho các bạn cùng lứa hiểu rõ vấn đề. Hơn nữa, các em còn trở nên đoàn kết hơn, biết cách phối hợp làm việc theo nhóm một cách hiệu quả.
III/ ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ: 	
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy muốn đạt kết quả tốt khi sử dụng PPDHDA bà 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn Sinh học 9 (nói riêng):
- Đối với GV:
+ Chuẩn bị thật kỹ Dự án: xác định chủ đế, mục tiêu dạy học.
+ Luôn theo dõi, giám sát HS trong suốt quá trình thực hiện Dự án: hướng dẫn HS thực hiện Dự án, tham vấn chứ không phải cầm tay chỉ việc cho HS.
+ Chuẩn bị các tài kiệu hỗ trộ HS, các tài liệu, các nguốn thông tin, các địa điểm cần quan sát để thu thập thông tin.
+ Tạo môi trường học tập thúc đẩy phươn gpháp học tập hợp tác.
- Đối với HS:
+ Hoạch định, tổ chức hoạt động nhóm, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập, phân công công việc để cùng giải quyết vấn đề.
+ Tích cực thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tíhc và tích lũy kiến thức.
+ Mạnh dạn giới thiệu, trình bày và bảo vệ sản phẩm của nhóm mình.
+ Tham gia đánh giá khách quan sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn để rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung để có sản phẩm hoàn thiện hơn.
- Đối với phụ huynh HS: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để HS tập trung tốt vào việc học và thực hiện các Dự án của mình.
- Đối với Nhà trường :
+ Sữa chữa kịp thời các máy chưa hoạt động được, các máy lỗi hệ điều hành...
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị phục vụ cho việc sử dụng CNTT trong dạy và học.
+ Nối mạng thêm các máy vi tính ở phòng máy
+ Trang bị các rèm cửa sổ các phòng học có máy chiếu.
+ Hỗ trợ kinh phí khi HS thực hiện Dự án.
+ Bộ phận Đòan Đội tổ chức nhiuề hình thức về bảo vệ môi trường cho HS tòan trường: hái hoa dâng chủ, hội diễn văn nghệ với chủ đề “môi trường”, hoặc tổ chức “hội thi cây kiểng đep” – HS tự chăm sóc cây kiểng của lớp và từ đó các em có ý thức trong bảo vệ cây xanh hơn
Kiến nghị: Hiện trường có 10 máy chiếu nhưng chỉ hoat động tốt khoảng 3 - 4 máy, còn ở phòng vi tính thì chỉ có vài máy nối mạng không đủ cho HS khi cần sử dụng CNTT vào việc thực hiện các dự án. Qua đề tài này tôi mong rằng các ngành có liên quan quan tâm hơn về các thiết bị để phục tốt cho việc giảng dạy bằng PPDHDA của GV, trang bị các thiết bị hoạt động tốt, hỗ trợ kinh phí để phục vụ giảng dạy lâu dài và bổ sung thêm các máy chiếu (máy vi tính) hoạt động tốt để đáp ứng được nhu cầu sử dụng CNTT trong dạy học của GV ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B. Bên cạnh đó, xin kiến nghị Phòng Giáo Dục phổ biến rộng rãi và khuyến khích GV áp dụng PPDHDA trong dạy học.
Người thực hiện
Nguyễn Tấn Đạt
PHỤ LỤC
 Phụ lục 1. Câu hỏi điều tra trắc nghiệm đối với HS lớp 9a3 và 9a5 năm học 2011 – 2012.
 Em hãy cho biết ý kiến cá nhân về những vấn đề sau (chọn 1 câu trả lời theo em đúng nhất)
Câu 1. Khi học bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, em thích học theo phương pháp nào ?
Phương pháp dạy học Dự án.
Phương pháp cũ.
Câu 2. Tại sao em thích (không thích) được học theo phương pháp Dự án ?
Thích vì được nghiên cứu tình hình môi trường thực tế, được cập nhật những thông tin về môi trường...dễ nhớ và khắc sâu kiến thức.
Không vì mất thời gian, học như trong sách là đủ.
Câu 3. Em thấy tình hình môi trường ở trường (ở địa phương) như thế nào ? 
Đang bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nhiều.
Bình thường – ít bị ô nhiễm.
Không biết vì không quan tâm.
Câu 4. Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ở trường học và ở địa phương em ? 
Chỉ giữ gìn nhà ở sạch sẽ là đủ.
Tích cực thực hiện tốt các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường.
Phụ lục 2. Câu hỏi trò chuyện phỏng vấn Cô Lê Thị Phận – Hiệu trưởng trường THCS HMBB.
 Câu 1. Xin cô cho biết, hiện nay phương pháp dạy học Dự án giáo viên trường có sử dụng nhiều hay không ?
 Câu 2. Theo cô tại sao giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp này ?
 Câu 3. Dạy học Dự án sẽ giúp cho học sinh phát triển những năng lực và kỹ năng riêng của từng học sinh, trường sẽ có biện pháp hay kế hoạch gì để hỗ trợ khi giáo viên thực hiện dạy học Dự án ở một số môn học ?
Phụ lục 3. Câu hỏi trò chuyện – phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Sang – GV dạy SH 9, tổ trưởng Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ.
 Câu 1. Xin thầy cho biết, khi dạy bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, môn Sinh học 9 có cần sử dụng phương pháp dạy học Dự án không ? Tại sao ?
 Câu 2. Những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng phương pháp này vào bài giảng ?
Phụ lục 4. Câu hỏi trò chuyện phỏng vấn thầy Lê Huỳnh – GV quản lí phòng máy vi tính của trường.
 Câu 1. Xin thầy cho biết, phòng máy vi tính có mở cửa phục vụ cho học sinh truy cập các thông tin cần thiết cho việc học hay không?
 Câu 2. Thái độ thực hiện dự án của học sinh khi giáo viên yêu cầu như thế nào?
Phụ lục 5. Câu hỏi trò chuyện phỏng vấn thầy Huỳnh Tấn Tài – Giáo viên Tổng phụ trách Đội của trường.
 Câu 1. Xin thầy cho biết, ý thức của học sinh đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong trường học như thế nào ?
 Câu 2. Sau khi thực hiện và học xong bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, học sinh khối 9 (nói riêng) có ý thức bảo vệ môi trường như thế nào ?
 Câu 3. Bộ phận Đòan – Đội có kế hoạch gì về việc tăng cường bào vệ môi trường và thực hiện trường học « xanh – sạch – đẹp » ?
Phụ lục 6. Câu hỏi trò chuyện phỏng vấn một số phụ huynh học sinh lớp 9a2, 9a4 trường THCS HMBB năm học 2012 – 2013.
 Câu 1. Anh (chị) cho biết, em ........ về nhà có tìm hiểu gì về tình hình môi trường ở địa phương hay không ?
 Câu 2. Anh (chị) có hỗ trợ gì về dự án của em ......... không ? 
 Câu 3. Sau khi thực hiện Dự án xong, anh (chị) thấy ý thức của em ........ như thế nào trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Thầy Huỳnh Minh Cảnh – Nghiên cứu khoa học và sáng kién kinh nghiệm - Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang.
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên – Nhà xuất bản Giáo dục.
 - Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nhà xuất bản Giáo dục.
 - Tài liệu tập huấn TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO – Microsoft.
MỤC LỤC
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI 54 – 55. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, MÔN SINH HỌC 9
MỤC LỤC
 LỜI NÓI ĐẦU
 LỜI CẢM ƠN
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................1
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................1
 1. Về mặt lí luận:............................................................................................1
 2. Về mặt thực tiễn:........................................................................................1
 3. Về tính cấp thiết:........................................................................................2
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: .......................................................................2
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:....................................................................3
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................3
 1. Phương pháp điều tra giáo dục:...................................................................3
 2. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn:...........................................................3
 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:..........................4
 4. Phương pháp quan sát sư phạm:..................................................................4
 5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục:.......................5
V/ GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN , PHẠM VI........................5
PHẦN B. NỘI DUNG....................................................................................6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................6
 I/ CÁC KHÁI NIỆM CỦA ĐỀ TÀI: .............................................................6
 II/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:.........................................................6
 III/ MỤC TIÊU KHI SỬ DỤNG PPDHDA:.................................................7
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU........................................................7
 I/ THUẬN LỢI: ...............................................................................................7
 II/ KHÓ KHĂN:...............................................................................................7
CHƯƠNG III. MÔ TẢ, GIỚI THIỆU .............................................................8
 I/ Bảng thống kê số liệu điều tra trắc nghiệm HS lớp 9a3, 9a5 năm học 2011 - 2012 : ........................................................................................................8
 II. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn Cô Lê Thị Phận - Hiệu trưởng trường THCS Hậu Mỹ Bắc B :8
 III. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện - phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Sang – GV dạy SH 9, tổ trưởng Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ.8
 IV. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện phỏng vấn thầy Lê Huỳnh – GV quản lí phòng máy vi tính của trường :.9
 V. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện phỏng vấn thầy Huỳnh Tấn Tài – Giáo viên Tổng phụ trách Đội của trường :.9
 VI. Kết quả ghi nhận từ buổi trò chuyện phỏng vấn một số phụ huynh học sinh lớp 9a2, 9a4 trường THCS HMBB năm học 2012 – 2013.9
 VII. Kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động và quan sát khi học sinh thực hiện dự án khi học bài 54 – 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG :10
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...10
 I/ Khi dạy theo phương pháp Dự án, giáo viên trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ : .......10
 II/ Dạy theo phương pháp Dự án sẽ tăng cường sự tích cực và tự học của học sinh :.10
CHƯƠNG V. TIỂU KẾT – CÁC GIAI ĐỌAN CỦA ÁN DẠY HỌC DỰ...12
 I/ CHUẨN BỊ TRƯỚC DỰ ÁN ...12
 II/ CHUẨN BỊ DỰ ÁN .12
 III/ THỰC HIỆN DỰ ÁN 13
 IV/ TỔNG KẾT DỰ ÁN ..13
PHẦN C. KẾT LUẬN.....14
 I/ NHỮNG KẾT LUẬN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TOÀN BỘ ĐẾ TÀI..14
 II/ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG NHẤT15
 III/ ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ..16
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHAO
MỤC LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAY HOC DU AN BAI 54 55 SINH 9.doc