Đề tài: Vai trò của người hiệu trưởng trong công tác xã hội hóa giáo dục tại trường trung học cơ sở vùng nông thôn khó khăn

Đề tài: Vai trò của người hiệu trưởng trong công tác xã hội hóa giáo dục tại trường trung học cơ sở vùng nông thôn khó khăn

Quê hương đất nước đang bước sang thời kỳ đổi mới hòa nhập và phát triển. Giáo dục cùng với khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của toàn huyện nói chung của nhà trường nói riêng đã đạt được những thành tích tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.Tuy vậy chất lượng giáo dục vẫn còn một số bộ phận hạn chế và yếu kém. Hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới.

doc 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Vai trò của người hiệu trưởng trong công tác xã hội hóa giáo dục tại trường trung học cơ sở vùng nông thôn khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề tài:
VAI TRề CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG 
TRONG CễNG TÁC XÃ HỘI HểA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG NễNG THễN KHể KHĂN
 Người thực hiện
 Trần Xuõn Lạc
Kỳ Anh, ngày 18 tháng 4 năm 2011
PHẦN MỞ ĐẦU
Quê hương đất nước đang bước sang thời kỳ đổi mới hòa nhập và phát triển. Giáo dục cùng với khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của toàn huyện nói chung của nhà trường nói riêng đã đạt được những thành tích tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.Tuy vậy chất lượng giáo dục vẫn còn một số bộ phận hạn chế và yếu kém. Hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới.Cơ sở vật chất kỷ thuật và trang thiết bị của các nhà trường còn thiếu thốn bất cập chưa phục vụ được nhu cầu tối thiểu để nâng cao chất lượng dạy và học. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó sự phối hợp các lực lượng giáo dục, huy động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Bản thân với cương vị là hiệu trưởng trường trung học cơ sở vùng nông thôn khó khăn nhận thấy đây là vấn đề bức thiết cần phải được nghiên cứu tổng kết và rút ra các giải pháp bài học bổ ích cho bản thân, nhằm làm tốt công tác của mình trong thời gian tới.Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu việc thực hiện chủ trương của Đảng về công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương, xã vùng nông thôn nghèo của huyện Kỳ Anh.Vai trò nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học cơ sở do mình quản lý. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là giáo viên học sinh, phụ huynh, cấp ủy đảng chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong xã, các lực lượng có thể tham gia làm công tác giáo dục và phục vụ giáo dục.
 Trong thời gian ngắn chọn và thực hiện đề tài, mặc dầu đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình điều tra nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện, bản thân coi vấn đề này cũng là kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý. Chắc chắn vẫn có rất nhiều thiếu sót, rất mong được bạn đọc tham khảo, ban giám khảo góp ý và thứ lỗi giúp đỡ, để bản thân tiếp tục hoàn thiện đề tài này phục vụ tốt hơn công tác quản lý của mình trong những năm tiếp theo. Xin được thành thật cảm ơn
 Chương I: CƠ Lí LUẬN
Trong hệ thống giáo dục, nhà trường có vị trí hết sức quan trọng, bởi nó là nơi truyền thụ và phổ biến kiến thức, tổ chức quá trình dạy và học, giáo dục cho học sinh trở thành những công dân có đủ phẩm chất và trình độ để phụng sự Tổ quốc.
Từ nhà trường, hai quá trình“xã hội hóa giáo dục”và“giáo dục hóa xã hội gắn kết với nhau” hình thành nên xã hội học tập. Nhà trường trong nền kinh tế không chỉ đơn thuần là thiết chế sư phạm, mà còn là nơi tạo nguồn, hình thành nhân cách, năng lực và sức lao động cho xã hội,nơi tạo ra con người mới, tri thức mới.
 1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin
 Xã hội hoá giáo dục là một quy luật tất yếu để phát triển giáo dục.Bản chất của giáo dục mang tính xã hội sâu sắc. K Marx đã khẳng định “ Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Nhân cách con người lao động phải được hình thành dưới tác động của cả nhà trường, gia đình, xã hội. Đó là yêu cầu là cơ sở biện chứng của quá trình xã hội hoá giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là một quan điểm cơ bản, là phương tiện cách thức huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội để làm giáo dục .
 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta 
 "Xã hội hoá giáo dục " ( XHHGD ) là quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước ta nhằm chỉ đạo để làm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Ngày 16 tháng 6 năm 2005 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 đã thông qua luật giáo dục,trong đó chỉ rõ : Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức có sức khoẻ và óc thẩm mỹ có năng lực nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời khẳng định nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại. lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Đại hội IX của Đảng coi phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điêù kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đại hội đã chỉ rõ " Phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá "
 Xã hội hóa giáo dục rất phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết những vấn đề khó khăn của địa phương, của các bậc học cấp học. Xã hội hóa giáo dục sẽ làm cho giáo dục phát triển và phục vụ tốt hơn mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần cho sự tiến bộ và công bằng xã hội. Quan điểm đó là sự đúc kết truyền thống hiếu học, đề cao sự học, chăm lo việc học hành của nhân dân ta suốt hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc.
 	 Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và quan điểm chỉ đạo của Đảng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết cho các cấp quản lý giáo dục ở cả tầm vĩ mô và tầm cơ sở trường học. Xã hội hoá giáo dục là huy động, sử dụng sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ giáo dục có hiệu quả.Vai trò người hiệu trưởng vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trên. Người hiệu trưởng trong công tác quản lý chỉ đạo, tham mưu của mình có vai trò như là cầu nối là chất men xúc tác, kích thích để các nghị quyết, quan điểm chỉ đạo của Đảng từ lý luận đi vào thực tiển có kết quả. Qua thực tế công tác, người hiệu trưởng phải biết đúc rút chắt lọc những biện pháp đã làm thành công, biết chỉ ra những hạn chế, những việc làm chưa làm được để rút ra bài học bổ ích cho bản thân, cho đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong những năm tới .
 Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
 1. Thực trạng
 Từ lý luận và cơ sở khoa học như đã đặt vấn đề ở trên, muốn làm tốt công tác giáo dục trên địa bàn, người hiệu trưởng phải am hiểu thực trạng, hoàn cảnh địa phương của mình, từ đó mới có suy nghĩ và biện pháp đúng phù hợp.
 1.1. Điều kiện tự nhiờn
 Kỳ . là một xã miền núi, ở vùng đất bán sơn địa có diện tích tự nhiên là 4084 ha trong đó 2/3 diện tích là đồi núi, đất đai cằn cõi ít màu mỡ.Phần đất sản xuất nông nghiệp có hơn một nữa diện tích bị nhiểm mặn, chỉ sản xuất được một vụ, năng suất thu hoạch thấp.
 1.2. Điều kiện xã hội
 Là một xã đông dân Kỳ  có 1.977 hộ gồm 9.278 nhân khẩu địa hình rộng có 3 vùng dân cư tách biệt nhau trong đó có vùng dân cư 2000 nhân khẩu là công giáo toàn tòng. Sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng cây công nghiệp như : lạc, gỗ băm dăm xuất khẩu tuy vậy thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, hộ đói nghèo chiếm 41% theo tiêu chí mới
 Trường THCS của xã trung bình hàng năm có 24-28 lớp, gồm 800 - 1100 học sinh, do hoàn cảnh đông con (Trung bình một gia đình 5-6 con, cá biệt có hộ 10-12 con ) kinh tế gia đình gặp khó khăn, một số gia đình ít quan tâm đến việc học của con cái, nên hiện tượng học sinh bỏ học hàng năm vẫn còn ( Trung bình hàng năm từ 1- 2.5% ). Hiện tượng học sinh cá biệt về đạo đức thiếu ý thức học tập, la cà lêu lổng, trốn học đi miền nam, bỏ học vô cớ, nghỉ học để phụ giúp gia đình trong công việc sản xuất mùa vụ vẫn xẩy ra.Tuy tỷ lệ nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói riêng và phong trào giáo dục nói chung của nhà trường. Cơ sở vật chất phục vụ cho nhà trường để đảm bảo yêu cầu dạy và học những năm trước đây còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường phải tổ chức học hai ca, thiếu phòng ôn tập bồi dưỡng, phòng chức năng, văn phòng làm việc của hội đồng. Nhà ở cho giáo viên, sân chơi bãi tập chật hẹp, sân trường lại nằm trên vùng đất trũng, lầy lội mất vệ sinh và cảnh quan sư phạm.
 Trước thực trạng trên, người hiệu trưởng khi nhận nhiệm vụ ( năm 2005 )phải trăn trở nghĩ suy, làm thế nào, bằng cách nào, để khắc phục khó khăn nhằm ổn định và phát triển giáo dục cấp học của mình. Với suy nghĩ khâu đột phá đầu tiên đó là tư tưởng, nhận thức: Nhận thức đúng thì hành động đúng, thông suốt tư tưởng thì mọi công việc dù khó khăn đến mấy cũng trở nên nhẹ nhàng. Thuận lợi cơ bản trong công tác giáo dục hiện nay đó là có các văn bản nghị quyết chỉ đạo của Đảng, có sự kiểm tra đôn đốc của phòng giáo dục, có cuộc vận động"Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do bộ giáo dục đào tạo phát động. 
 2. Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện 
 1. Công tác tuyên truyền và xây dựng các tổ chức
 Công tác tham mưu tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, nâng cao nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, kiện toàn hội đồng giáo dục xã, ban chấp hành hội phụ huynh, hội khuyến học:
 Nhà trường phải dùng các văn bản chỉ đạo của cấp trên để tham mưu cho cấp uỷ Đảng chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh hiểu được nội dung các văn bản chỉ đạo, từ đó nhận thức được: Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Học vấn, trí tuệ là tài nguyên quý giá nhất trong mọi tài nguyên của địa phương và quốc gia. Biết đánh giá đúng thực trạng giáo dục hiện nay, phân tích được nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục một số bộ phận còn yếu kém, bỏ học. Dự báo được công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai để phục vụ khu công nghiệp cảng Vũng áng là một việc làm vô cùng quan trọng, tạo công ăn việc làm cho thanh niên nhằm ổn định cuộc sống, hạn chế tiêu cực và các tệ nạn xã hội, nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo. Từ đó tạo được không khí toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục. Coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, nhà trường cần tham mưu cho cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, để tổ chức hội nghị giáo dục xã, ra được nghị quyết quan trọng về công tác thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương mình ở từng giai đoạn ( mỗi nhiệm kỳ 5 năm ). Kiện toàn hội đồng giáo dục xã do đồng chí phó bí thư Đảng uỷ xã làm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên uỷ chấp hành có phân công nhiệm vụ rõ ràng, (gồm trưởng các đầu ngành, bí thư xóm trưởng, các tổ chức đoàn thể trong xã và ban thường vụ đảng uỷ). Chỉ đạo các hội khuyến học, hội phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác.  ... và giáo dục toàn diện, 
- Cuộc vận động 2 không với 4 nội dung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo phát động cần phải được tuyên truyền sâu rộng tới các tổ chức đoàn thể, hội phụ huynh, học sinh.Từ đó họ mới hiểu và thấm nhuần nội dung cuộc vận động và có biện pháp cùng nhà trường đẩy mạnh phong trào, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, giám sát việc học, việc đánh giá chất lượng của nhà trường, tạo không khí thi đua thực chất hơn chống được bệnh thành tích, hình thức.Khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
Đầu năm học cần tổ chức thi khảo sát chất lượng chính xác để phân loại học sinh kịp thời.Mở lớp học sinh yếu kém mỗi khối ít nhất 1-2 lớp theo từng môn học. Phân công giáo viên có năng lực và có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tận tụy với học sinh để phụ đạo cho các em. Giáo viên phải tư cách là người thầy, người bạn để giúp đỡ các em tháo gỡ khó khăn trong nhận thức, phát hiện chổ yếu kém hẫng hụt kiến thức để hướng dẫn động viên, kích thích hứng thú và sự tự giác học tập. Đồng thời chọn đội tuyển học sinh khá giỏi để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi huyện .
Phối hợp với Đoàn thanh niên tổng phụ trách Đội thực hiện các chuyên hiệu thi đua hàng tháng như phong trào thi đua dành nhiều điểm 9-10, lớp không có học sinh lười học bài củ bị điểm kém, lớp tự kiểm tra việc làm bài tập ở nhà, chuyên hiệu vở sạch chữ đẹp, lớp không có học sinh vi phạm đạo đức... Có tổ chức tổng kết cấp chuyên hiệu thi đua hàng tháng cho tập thể và cá nhân có phần thưởng nhỏ để tặng thưởng nên kích thích học sinh tự giác học tập tốt
- Tuyên truyền sâu rộng về vai trò học tập, ý nghĩa của việc hiểu biết tri thức cho học sinh trong thời đại mới. Đặc biệt thế hệ trẻ phải học để có nghề nghiệp kiếm sống khi khu công nghiệp cảng biển Vũng áng hoàn thành đất nông nghiệp bị thu hồi nếu không học sẽ bị thất nghiệp.Tăng cường giáo dục lý tưởng ước mơ và hoài bảo cho các em. Từ đó các em sẽ có động cơ, động lực và phương pháp học tập đúng đắn, ham thích học tập hơn , biết kính trọng và tôn vinh nghề dạy học.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi lành mạnh nếp sống văn minh ở địa phương, phối hợp với các thôn trưởng, bí thư chi bộ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ huynh ở các xóm quản lý chặt chẽ học sinh ngoài giờ, quản lý các trò chơi mang nội dung kích động, bạo lực, phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, trò chơi tiêu cực đang xâm nhập vào thế hệ trẻ,
- Nhà trường cần có danh sách học sinh trung học cơ sở theo đơn vị xóm. Hàng kỳ hội phụ huynh, bí thư chi bộ xóm cùng nhà trường tổ chức giao ban nắm chắc tình hình học sinh, kiểm điểm công việc đã làm và triển khai kế hoạch tiếp theo (mỗi năm ít nhất 2 lần vào dịp cuối học kỳ I nghỉ tết Nguyên Đán và bắt đầu nghỉ hè) nhằm quản lý giáo dục học sinh ngoài trường học.
 4/ Quan tâm đến đời sống giáo viên đặc biệt là giáo viên nội trú.
Nhà trường cần tham mưu tích cực với chính quyền địa phương để xây dựng nơi ăn ở sinh hoạt chu đáo cho giáo viên, cần có các công trình văn hoá thể thao để tạo sân chơi lành mạnh sau những giờ dạy học. 
 Tiền lương, tiền công, chế độ chính sách của cán bộ giáo viên phải chi trả kịp thời. Vận động cán bộ giáo viên tăng gia sản xuất, làm thêm dịch vụ, kinh tế gia đình đúng pháp luật để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Giáo dục và bồi dưỡng lòng yêu nghề mến trẻ, tình thương yêu học sinh cho cán bộ giáo viên, từ đó biết nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với công việc, say mê nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị tốt bài giảng, hoàn thành tốt nhiệm dạy và học, nâng cao chất lượng học sinh.
5/ Thu hút các hoạt động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục cùng với nhà trường 
- Phối hợp các lực lượng giáo dục để tuyên truyền phổ biến nội dung, thống nhất biện pháp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khép kín mọi nơi mọi lúc, học sinh đều được quản lý, được giáo dục, không để có hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật trên địa bàn.
- Tổ chức tốt công tác tư vấn, tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho học sinh, làm tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
 Chương III 
 Những kết quả đạt được và kiến nghị đề xuất 
 1. Những kết quả đạt được
 Qua thực hiện các giải pháp trên những năm học gần đây cơ sở vật chất của nhà trường đã được cải thiện đáng kể, trường lớp ngày càng được khang trang hơn, chất lượng giáo dục đã từng bước được chuyển biến rõ rệt.
 Nhà trường cùng hội phụ huynh đã huy động nhân dân đóng góp tiền để xây dựng phòng học cho học sinh, văn phòng làm việc cho giáo viên. (năm 2006-2007 là 116 triệu đồng, năm 2007-2008 là 140 triệu đồng, năm 2008- 2009 là 180 triệu đồng, năm 2009 – 2010 là 200 triệu đồng ). Đã xây được văn phòng, phòng làm việc của hiệu trưởng hiệu phó rộng rãi đủ chổ để làm việc và sinh hoạt hội đồng. 
- Trong 2 năm 2006-2007, 2007-2008 nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh, bàn bạc, vận động phụ huynh đóng góp ngày công, tiền bạc để xây dựng thêm một ngôi nhà gồm 4 phòng ở cho giáo viên, xây tường rào nội trú, lấp hồ mở rộng thêm diện tích 800m2 sân trường để làm sân thể dục, láng được 3.764 m2 sân tạo tạo cảnh quan môi trường sạch sẽ cho học sinh vui chơi học tập
- Năm học 2008-2009 cơn bão số 7 đã gây hậu quả nặng nề làm thiệt hại cơ sở vật chất trường lớp học cảnh quan sư phạm. Ban giám hiệu nhà trường đã kịp thời tham mưu với chính quyền, hội phụ huynh khắc phục nhanh trường lớp học để học sinh vào học ngay kịp chương trình và thời gian quy định.
- Mua đất để mở rộng được thêm 700m2 sân học thể dục,san lấp mặt bằng, xây thêm được 150m tường rào và công trình vệ sinh đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi cho học sinh.
- Mua sắm đủ phương tiện tài liệu, thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới.
- Thu kinh phí học sinh đúng với các văn bản chỉ đạo của cấp trên,đúng với văn bản các cuộc họp phụ huynh đã bàn bạc chu đáo, các công trình đều đấu thầu dân chủ làm xong quyết toán công khai, nhà trường không tự ý đặt ra các khoản thu nào ngoài quy định nên phụ huynh hoàn toàn phấn khởi tin tưởng
- Hàng năm ban giám hiệu nhà trường tham mưu với cấp uỷ Đảng chính quyền, phối hợp với hội khuyến học, hội phụ huynh, cha mẹ học sinh, bí thư chi bộ xóm để có biện pháp vận động học sinh bỏ học trở lại trường, có quà vật chất hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có phần thưởng cho học sinh giỏi cấp huyện, học sinh tiên tiến, học sinh có các thành tích đặc biệt khác, tổng kinh phí hàng năm là 5 triệu đồng. 
 Nhìn chung qua các năm học thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được mọi lực lượng, các tổ chức đoàn thể chính quyền địa phương cùng tham gia giáo dục,xây dựng cơ sở vật chất, trong đó nhà trường lúc nào cũng đóng vai trò nòng cốt động viên thúc đẩy. Phong trào giáo dục của xã đã phát triển khá mạnh chất lượng giáo dục bậc THCS có chuyển biến và tiến bộ rõ rệt .
lớp
SLHS
 Đạo đức
 Văn hóa
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
T.Lệ%
SL
T.Lệ %
SL
T.Lệ %
SL
T.Lệ
SL
T.Lệ %
SL
T.L %
SL
T.Lệ %
SL
T.Lệ %
SL
T.Lệ
6
256
172
67.2
63
24.6
21
8.2
0
0
8
3
73
29
155
61
20
7
0
0
7
242
140
57.9
76
31.4
26
10
0
0.
6
2
72
29
134
55
30
12
0
0
8
331
255
77.1
65
19.6
11
3.3
0
0
6
2
84
25
231
70
10
3
0
0
9
239
194
81.2
39
16.3
6
2.5
0
0
9
4
70
29
144
60
16
6
0
0
1068
761
71.2
243
22.8
62
5.8
2
0.2
27
2.5
281
26
664
62
76
7
0
0
 * Học sinh giỏi huyện : 13 em
 * Học sinh giỏi tỉnh : 1em
 * Liờn Đội Xuất sắc cấp huyện
 * Chi bộ - Cụng đoàn trong sạch vững mạnh 
 * Trường cú phong trào Khỏ
 2.Kiến nghị đề xuất 
 Đầu tháng 8 hàng năm để chuẩn bị cho công tác khai giảng, phải tham mưu cho Đảng ủy để tổ chức hội nghị giáo dục đầu năm. Nội dung: Củng cố và kiện toàn hội đồng giáo dục xã, bầu bổ sung đủ thành viên bị khuyết do nhu cầu công tác, nắm chắc tình hình cơ sở vật chất, trường lớp, yêu cầu mục tiêu dạy học của các cấp học trong năm học mới. Từ đó có biện pháp bàn bạc chỉ đạo, tạo điều kiện mọi mặt cho cho các nhà trường triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học mới. 
- Tham mưu với chính quyền địa phương ra quyết định mở rộng, quy hoạch lại đất đai của trường THCS lấy tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia làm tiêu chí để rà soát xem xét, củng cố hoàn thiện các phòng học, phòng chức năng sân chơi bãi tập cảnh quan sư phạm. Đặc biệt hiện nay khu kinh tế Vũng áng đang đầu tư để xây dựng trường trung học cơ sở ở địa điểm mới tại khu hành chính mới của xã. Dự án đang triển khai, nên cần tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền để quy hoạch trường đúng chuẩn quy định.
- Dự báo về quy mô tăng dân số và phát triển giáo dục trong những năm tới để tham mưu với cấp trên xin dự án, huy động sức dân xây dựng đủ cơ sở vật chất trường lớp đủ điều kiện cho học sinh học tập.
- Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức và tinh thần trách nhiệm trong công tác cho đội ngũ cán bộ giáo viên để thích ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
 Kết luận
* Trên đây là tổng hợp chắt lọc lại những những vấn đề về lý luận mà bản thân đã được nghiên cứu học tập, liên hệ với thực trạng địa phương nơi mình đang công tác từ đó đã đề xuất các giải pháp mà bản thân đã vận dụng trong mấy năm qua. Tổng kết những việc đã làm, kết quả đạt được trong công tác xã hội hoá giáo dục ở một trường trung học cơ sở vùng nông thôn khó khăn. Chuẩn bị cho sơ kết 3 năm việc thực hiện nghị quyết về xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã, để đánh giá đúng tình hình, nhận rõ ưu điểm nhược điểm cần khắc phục, đề ra được biện pháp mới, nhằm thực hiện thành công nghị quyết mà đại hội giáo dục xã đã đề ra.
Mục lục
 Phần mở đầu : Từ trang 2 đến trang 3
Chương I: Cơ sở lý luận :	 Từ trang 3 đến trang 5
 1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin
 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta 
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Từ trang 5 đến trang 11
 1. Thực trạng
 1.1. Điều kiện tự nhiờn
 1.2. Điều kiện xã hội
 2. Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện 
 1. Công tác tuyên truyền và xây dựng các tổ chức
 2. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học 
 3. Huy động các lực lượng, các tổ chức đoàn thể, toàn dân cùng chăm lo 
 giáo đạo đức học sinh, đôn đốc việc học, góp phần cùng nhà trường nâng 
 cao chất lượng văn hoá và giáo dục toàn diện, 
 4. Quan tâm đến đời sống giáo viên đặc biệt là giáo viên nội trú.
 5. Thu hút các hoạt động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục cùng với nhà 
 trường 
 Chương III: 
 Những kết quả đạt được và kiến nghị đề xuất 
 Từ trang 11 đến trang 14
 1. Những kết quả đạt được
 2.Kiến nghị đề xuất 
 Kết luận Từ trang 14

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet.doc