Đề tài Về công tác chủ nhiệm

Đề tài Về công tác chủ nhiệm

Trong công tác giáo dục học sinh ở các nhà trường thì việc dạy kiến thức và bồi dưỡng đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay là một công tác mang tính toàn diện. Để đạt được mục đích dạy và học làm người cho các em học sinh THCS ở lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, người giáo viên không chỉ đòi hỏi có kiến thức vững vàng trong chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có khả năng truyền thụ những kiến thức khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội cho học sinh bằng phương pháp:

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Về công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------dc--------
Sáng kiến kinh nghiệm
đề tài: về công tác chủ nhiệm
&
 Họ và tên : Đặng thị huyền
 Đơn vị : Trường THCS Bạch Đích
 Yên minh – Hà Giang
Bạch Đích: Ngày 01 tháng 03 năm 2012.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Về công tác chủ nhiệm
..cd .
Họ và tên: Đặng Thị Huyền
Sinh ngày: 17/10/1973.
Nơi sinh: Quảng Xương – tỉnh Thanh Hoá 
 	Đơn vị công tác: Tổ Tự Nhiên - Trường THCS Bạch Đích Huyện Yên Minh Tỉnh Hà giang.
I. Những căn cứ lý luận:
Trong công tác giáo dục học sinh ở các nhà trường thì việc dạy kiến thức và bồi dưỡng đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay là một công tác mang tính toàn diện. Để đạt được mục đích dạy và học làm người cho các em học sinh THCS ở lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, người giáo viên không chỉ đòi hỏi có kiến thức vững vàng trong chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có khả năng truyền thụ những kiến thức khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội cho học sinh bằng phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, thầy chỉ đạo và trò chủ động phát huy, tiếp cận những tri thức đó, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, từ đó các em xây dung được nhân cách cho chính mình. Tuy nhiên không những học sinh nào cũng có thể xây dựng được nhân cách cho mình qua các bài giảng mà đòi hỏi người giáo viên phải truyền thụ những kiến thức khoa học, lại phải dạy các em trở thành người có ích cho xã hội và để làm tốt việc đó cũng không phải là đơn giản. Muốn làm tốt nhiệm vụ cao cả này đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực phấn đấu về mọi mặt, kiên trì, linh hoạt và còn phải là một tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo.
II. thực trạng của đề tài:
Xuất phát từ thực tiễn vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm, đây là việc không phải là đơn giản mà vô cùng phức tạp, không một người giáo viên nào muốn đảm nhiệm. Nhưng do đặc thù và nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm bởi vì trong một lớp học thường có đầy đủ các đối tượng; Học sinh ngoan cũng có và học sinh hư cũng có. Vấn đề quan trọng được đặt ra làm sao để có thể xoay chuyển, cảm hoá được các em, hướng các em đi vào quỹ đạo chung. Cùng nhau thực hiện tốt 10 nhiệm vụ của người học sinh. Chúng ta làm thế nào để các em học sinh lớp mình chủ nhiệm cảm nhận được lớp học cũng chính là một mái ấm gia đình. Các em có quyền được học hành, vui chơi để phát triển về mọi mặt: Năng lực, trí tuệ. Giúp các em sau này trở thành những con người phát triển về toàn diện và là người công dân có ích cho đất nước.
Top of Form
Thực tế trong lớp tôi chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng hầu hết các em xây dựng lớp mình thành một tập thể đoàn kết, nhất trí cao, thúc đẩy phong trào của lớp đi lên để từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.Song bên cạnh đó còn có những em học sinh chậm tiến, thực hiện chưa tốt các nội quy của lớp, của trường, làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp. Trường hợp đó rơi vào những em có hoàn cảnh đặc biệt; Em không có cha, thiệt thòi về tình cảm, mẹ lại không nhanh nhẹn, quan tâm đến con. Em thường xuyên đến lớp mà không chép bài, không làm bài.đó là một thực tế mà người giáo viên chủ nhiệm như tôi băn khoăn trăn trở. Làm thế nào để giúp các em học sinh tự tin trong cuộc sống, hoà nhập được với các bạn, tích cực rèn luyện bản thân. Để có niềm tin yêu và sự đổi mới trong suy nghĩ của các em, theo tôi, đó là một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi về mọi mặt của người giáo viên chủ nhiệm.
III. các bước tiến hành và kết quả đạt được:
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, muốn thành công tốt đẹp trong việc giáo dục trí dục và đặc biệt là đức dục cho học sinh thì người giáo viên phải thấy được đội ngủ của cán bộ lớp, ban chấp hành chi đội là cánh tay đắc lực cho mình. Do vậy, bước đầu tiên mà người giáo viên chủ nhiệm cần làm đó là.
Xây dựng được đội ngủ cán bộ lớp thật sự vững mạnh, nhiệt tình, các em thật sự là những học sinh có năng lực phẩm chất tốt. Giáo viên chủ nhiệm có thể giao việc cụ thể cho từng em. Vấn đề cơ bản là đội ngũ cán bộ lớp ấy phải được các bạn trong lớp tín nhiệm thì việc làm mới đạt được kết quả cao. Chính vì lẽ đó mà tôi đã cho các em tự bình bầu, lựa chọn và tôi tự chọn và tôi tôn trọng ý kiến của các em. Bởi vì có những em thực sự gương mẫu có uy tín thì mới có thể nhắc nhở, đôn đốc được mọi thành viên trong lớp thực hiện yêu cầu khác cụ thể: Lớp trưởng lớp 9b do tôi chủ nhiệm là em Nguyễn Binh Nghiệp luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, em luôn học bài và làm bài tập chu đáo trước khi đến lớp. Trong lớp, em luôn chú ý lắng nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Em luôn đạt điểm cao trong các môn học. Em còn thường xuyên kèm cặp những bạn học yếu kém trong lớp một cách tận tình. Mọi việc được giao em đều hoàn thành một cách xuất sắc. Em luôn được các thầy cô giáo và bạn bè tin yêu.
Ngoài việc xây dựng đội ngủ cán bộ, người giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải nắm vững tình hình chung của lớp mình, sau đó cần đi sâu, đi sát từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh cá biệt. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với phương châm cởi mỡ, thân tình để các em có thể bộc bạch niềm tâm sự. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kỹ lưỡng về hoàn cảnh gia đình, cuộc sống, tâm lý của từng em, thường xuyên gần gũi với các em và phải có tình cảm chân thực với các em, có như vậy giáo viên mới có thể áp dụng những biện pháp giáo dục đạt kết quả cao nhất.
Cụ thể: Lớp 9B tổng số học sinh có 24 em, về độ tuổi tương đối đồng đều, về nhận thức có em nhận thức rất nhanh nhưng cũng có em nhận thức quá chậm.
Trong đó, hoàn cảnh gia đình của mỗi em một khác, tính tình của các em cũng rất khác nhau. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm phải áp dụng biện pháp khéo léo với từng đối tượng.
Ví dụ: Em Tiến chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng là em biết nghe lời, nhưng em Thưởng thì phải có biện pháp cứng rắn hơn như; trực tiếp gặp phụ huynh, yêu cầu em viết bản kiểm điểm trong đó có xác nhận của gia đình và giáo viên chủ nhiệm, buộc em phải tuân theo kỷ luật của lớp, trường, giáo viên cũng cần phải linh hoạt xử lý khi học sinh có những sai trái, các em sữa chữa như thế nào, nhanh hay chậm còn phụ thuộc một phần giải quyết của giáo viên chủ nhiệm. Nếu giáo viên không nhận thấy được sự tiến bộ của các em một cách kịp thời để làm các em chán nản, thiếu niềm tin từ đó sẽ dẫn tới lì lợm, khó sữa chữa.
Vậy khen thưởng, trách phạt cũng là vấn đề đáng phải lưu tâm. Khi trách phạt học sinh, giáo viên cũng cần phải nhắc kỹ và phải có biện pháp phù hợp với từng đối tượng, có em cần dùng biện pháp mềm dẻo, nhẹ nhàng, có em cần có biện pháp cứng rắn, dứt khoát.
Lời nói của giáo viên cũng phải có chất lượng, không được đánh trống bỏ dùi, đã nói là phải làm, đã đưa ra thì phải thực hiện bằng được có như vậy thì học sinh mới thực hiện tốt, không dám lơ là với công việc mà giáo viên giao phó.
Ví dụ: Đầu năm học, sau khi kiện toàn đội ngũ cán bộ lớp, tôi cùng các em xây dựng nội dung thi đua giữa các tổ, cá nhân bằng cách cho các em học sinh dán cờ, cứ hết một tuần học vào tiết sinh hoạt các em tự đánh gía bản thân về ưu, nhược điểm và tự nhận mình được dán cờ nào (Cờ đỏ: Thực hiện tốt nội quy: Cờ xanh: Thực hiện tương đối tốt; Cờ vàng: Thực hiện chưa tốt).
Cứ mỗi tuần các em nhìn lên bảng thi đua và so sánh mình với các bạn và tôi thấy có sự chuuyển biến rõ rệt.
Ngoài những việc làm đó, giáo viên cần gần gũi với học sinh. Ngoài thời gian ở trường giáo viên cần bố trí thời gian cùng với cán bộ lớp có thể đến thăm hỏi, kiểm tra việc học tập của các em ở từng gia đình (nhất là những em học sinh yếu, kém) chính việc đó cũng giúp được người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự được học sinh coi như người bố (mẹ) thứ hai của mình. Các em sẵn sàng bộc lộ những suy nghĩ của mình, tình cảm của mình mong nhận được sự cảm thông, những lời khuyên chân tình từ người giáo viên chủ chủ nhiệm.
IV. những bài học kinh nghiệm rút ra:
Từ những căn cứ lý luận để đi đến thực tế về công tác chủ nhiệm, tôi tự rút ra một số bài học để làm tốt công tác này. Người giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt một số công việc sau:
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh, gương mẫu, nhiệt tình, có uy tín cao.
- Xây dựng được kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, cần nắm bắt thường xuyên, liên tục hành động của lớp đi sâu tìm hiểu về mọi mặt, từng đối tượng nhất là học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Khen, chê kịp thời, phù hợp.
- Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt.
- Gắn bó chặt chẽ, tình cảm chân thành giữa giáo viên và học sinh để việc giáo dục đạt hiệu quả.
V. kết luận:
Trên đây là một số vấn đề tôi tự đặt ra và thực hiện trong quá trình tôi làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó chính là những biện pháp cơ bản giúp tôi thành công trong công tác chủ nhiệm./.
 Bạch Đích, ngày01tháng03năm 2012.
 Người viết
 Đặng Thị Huyền
Bottom of Form

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM CHU NHIEM LOP 7.doc