Đề tài Vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS

Đề tài Vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS

Đã từ lâu, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.

 

doc 41 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2361Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần thứ nhất: đặt vấn đề
I/ Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên kết trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà viết theo lối qui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích.
Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy để tạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành (khi đã dùng các phương tiện liên kết trong văn bản). 
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say mê “nghiện” sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy, các em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho nên, việc viết một đoạn văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em.
Hơn thế nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn – Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Vì thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn tập làm văn được coi như vị trí hàng đầu. Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THCS theo trục tăng dần qua các thể loại văn học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thuyết minh, điều hành ( hành chính công vụ). Từ đó giúp các em biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập và trong đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn – Tiếng Việt, học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.
 Thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bọc lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo viên phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh những lệch trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm - đặc biệt qua các thể loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình.
Trên đây là những lí do, vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS. Từ những mặt tích cực, hạn chế trên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và xây dựng các bước để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt hơn.
II/ Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, vấn đề nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh đã đặt ra từ lâu nhưng chưa được quan tâm nhiều do phân môn Tập làm văn chưa được xem là phân môn chính và có nhiều quan niệm khác nhau:
Trước cải cách giáp dục (Từ những năm 1980 trở về trước), phân môn Tập làm văn thuộc về môn Văn, là bộ phận của môn Văn, quan niệm Tập làm văn giúp cho học sinh tạo lập được những văn bản văn học.
Đến cải cách giáo dục (1980 – 2001), Tập làm văn là một phần của môn TiếngViệt, quan niệm dạy môn này và Tiếng Việt có tính chất như là công cụ để học tốt các môn học khác. Làm văn là quá trình giúp học sinh xây dựng văn bản.
Giai đoạn hiện nay: phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng có mối quan hệ trực tiếp đến phần Văn và phần Tiếng Việt.
Lần thay sách giáo khoa này, phân môn Tập làm văn được tích hợp cùng phân môn Văn và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn mới. Các kiểu văn bản của Tập làm văn chính là trục để xây dựng nội dung, chương trình Ngữ Văn THCS từ năm học 2002 – 2003.
III/ Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích.
 Tập làm văn với mục đích giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chương trình tập làm văn ở THCS như Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Điều hành. Từ đó, học sinh biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập, trong đời sống. Đặc biệt đề tài này sẽ giúp cho các em biết cách xây dựng đoạn văn thuộc các thể loại nói trên, với bố cục đoạn văn dù ngắn hay dài đều phải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, hướng dẫn cho các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận.
 Mỗi đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó. ý chính đó, có thể đứng ở đầu đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách qui nạp hoặc ý chính của các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo cách song hành.
Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu được qua các môn Văn – Tiếng Việt và những kiến thức văn hoá xã hội để có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. 
Viết đoạn văn (trong phân môn Tập làm văn còn trực tiếp rèn luyện cho học sinh một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trìBởi vì môn này góp phần phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, biết phân biệt: đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới cái chân, thiện, mĩ.
2. Nhiệm vụ
Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời, qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm của các em.
Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu cầu thẩm mĩ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mĩ khi xây dựng đoạn văn.
Là bộ môn khó, đặc biệt yêu cầu kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta phải dày công, kiên trì dạy các em. Qua đó, hình thành thói quen, kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, trình bày, diễn đạt. Trong đó, cách viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu tạo lập viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu lập văn bản. Cũng từ dựng đoạn, nhiệm vụ của giáo viên Ngữ Văn là phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp các em biết tích luỹ vốn kiên thức, biết huy động vốn kiến thức, biết đặt ra các vấn đề và giải quyết các vấn đề ấy. Qua đó, biết trình bày kết quả tư duy của mình một cách rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục trước từng vấn đề, từng kiểu văn bản khi viết đoạn và trong giao tiếp. Là phân môn có tính thực hành cao, nên giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều đoạn văn mẫu, viết nhiều đoạn văn để tạo lập văn bản được dễ dàng hơn. Đó là những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của giáo viên Ngữ văn trong bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS.
IV/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Điều tra các đối tượng học sinh, phạm vi nghiên cứu ở một số trường trong Huyện.
Đối tượng phần lớn là học sinh khối THCS.
V/ Phương pháp nghiên cứu.
Trước hết, chúng ta phải có cái nhìn khái quát toàn bộ chương trình ở cấp THCS như sau:
Chương trình Tập làm văn THCS đồng tâm với chương trình Tập làm văn của Tiểu học nhưng ở yêu cầu cao hơn, tiếp tục và hoàn chỉnh chương trình ở THCS, mở rộng các thể văn mới hơn, yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Chương trình Tập làm văn có mối quan hệ khá rõ ràng: Giữa Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Để trở thành thao tác tốt viết đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh như cách dùng từ đặt câu và cao hơn là dựng đoạn. Vì vậy, có thể nói học sinh được học và thực hành 15 loại văn bản ở bậc THCS, đủ để giao tiếp bằng văn bản và tiếp tục học lên ở những bậc trên.
1. Phương pháp lí thuyết.
 Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm về từng thể loại văn, làm quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài qua các tiết học: Lí thuyết về đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ đề) trong đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích Từ đó, cho học sinh tập viết đoạn văn, có vận dụng lí thuyết về thể loại văn ấy. Tuy nhiên, phương pháp lí thuyết không quá nặng.
2. Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu.
Học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình tiếp nhận. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh tự thân vận động là chính, giáo viên im lặng đến mức tối đa để khuyến khích học sinh sáng tạo trong giờ Tập làm văn. Vậy, trong tiết học Tập làm văn mà đặc biệt là tiết rèn luyện viết đoạn văn, hướng dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng các kiến thức đã học để dựng đoạn theo đặc điểm thể loại để tạo lập văn bản.
3. Phương pháp kiểm tra, khảo sát.
Với phương pháp này, đòi hỏi học sinh phải thực hành liên tục, chắc chắn các thao tác từ lí thuyết về thể loại sau đó đến nghiên cứu, tìm hiểu. Từ đó, ta mới đi vào kiểm tra, khảo sát để thấy được sự vận dụng tổng hợp, để sáng tạo văn bản qua nhiều bước trong quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đó là điều kiện để đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra, bài viết ở lớp (hoặc ở nhà) đòi hỏi phải đánh giá đúng năng lực của học sinh và đòi hỏi một sự nhạy cảm của thầy trước yêu cầu thực hành của học sinh.
4. Phương pháp cố vấn, chuyên gia.
Đây là những phương pháp khó đối với học sinh. Học sinh thường không chú ý đến những cái khó khăn này và cũng không cần hỏi ai những vấn đề cần tháo gỡ, cần đến chuyên gia cố vấn. 
 Mặc dù, mức độ lí thuyết mang tính trừu tượng, việc kiểm tra, đánh giá, cố vấn, chuyên gia, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào viết văn rõ ràng hơn.
 Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói chung và viết đoạn văn biểu cảm nói riêng giáo viên phải định hướng cho các em biết đối chiếu giữa thực hành và lí thuyết, đối chiếu kết ... giúp đỡ lẫn nhau.
- Tinh thần đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước.
3. Sử dụng phép liên kết và cách dùng từ trong đoạn văn nghị luận.
Trong văn nghị luận muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn người ta có thể dùng từ ngữ hoặc câu văn như: dùng các quan hệ từ, dùng từ ngữ liệt kê, dùng từ ngữ thể hiện ý tổng kếtNgoài ra còn sử dụng câu nối để liên kết đoạn văn.
Do yêu cầu của văn nghị luận phải có lí lẽ sắc bén, lập luận rõ ràng, chặt chẽ Vì vậy, việc lựa chọn từ ngữ để liên kết câu, đoạn văn càng có yêu cầu cao hơn. Do đó, khi viết đoạn văn cần đặc biệt chú ý điều này. Có như thế đoạn văn mới có thể liền mạch, trôi chảy và có sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
4. Cách viết đoạn văn nghị luận.
Trong dạy học, vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn là rất quan trọng. Bởi vì để xây dựng một bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ các phần, các ý thì công việc đầu tiên là tập viết các đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài. Học sinh có nắm vững các thao tác, các yêu cầu cần thiết khi viết đoạn văn thì mới có thêkr viết được đoạn văn hay theo đúng yêu cầu. Dạy văn nghị luận cũng vậy, giáo viên cần chú ý đến cách viết đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài để giúp các em có được các kĩ năng cần thiết trong khi làm văn nghị luận.
Sau đây chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh cách viết đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài, đoạn văn kết bài cho đề bài đã nói ở trên.
4.1. Cách viết đoạn văn mở bài.
Trong văn nghị luận mở bài thường được viết bằng một đoạn văn. Mục đích nhằm giới thiệu vấn đề mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế khi viết mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Đoạn văn thường có ba phần:
- Mở đầu đoạn: viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan đến vấn đề chính sẽ nêu.
- Phần giữa đoạn: nêu vấn đề chính sẽ bàn trong thân bài tức là luận đề. Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát.
- Phần kết đoạn: nêu phương thức nghị luận và phạm vi tự luận sẽ trình bày. Phần này đề bài thường xác định sẵn. Người viết chỉ giới thiệu hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài.
Với đề văn đã nói ở trên, đoạn mở bài chúng ta cần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề cần bình luận đó là sự đoàn kết thương yêu nhau của người dân trong một nước. Khi rèn luyện viết đoạn mở bài cho học sinh, giáo viên có thể đưa ra các ví dụ cụ thể như sau:
 “Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã giáo dục tình đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như: “Sự tích trăm trứng”, “ Quả bầu mẹ” Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng “ đồng bào”. Nó khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông, đất nước ta đều do một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người: “ nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Mở bài nêu trên ngắn gọn nhưng đầy đủ. Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì ? Lời văn tự nhiên và gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề mà mình sẽ viết.
4.2. Viết đoạn văn thân bài.
Đoạn văn thân bài trong bài văn nghị luận cũng có ba phần:
- Phần mở đoạn: Nêu luận điểm chính của đoạn.
- Phần phát triển đoạn: Triển khai luận điểm chính thành các luận điểm nhỏ hoặc các lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc. 
- phần kết đoạn: Có nhiệm vụ kết đoạn văn, nhấn mạnh ý chính và chuyển sang đoạn văn tiếp theo.
Với đề bài trên, ta có thể triển khai một luận điểm trong phần thân bài.
Ví dụ triển khai luận điểm: Tình đoàn kết, thương yêu giai cấp giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. 
Tình thần đoàn kết, thương yêu giai cấp giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày: một hành động giúp đỡ người tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn, một phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ, phong trào đền ơn - đáp nghĩa, những lớp học tình thương nơi hang cùng ngõ hẽm đem ánh sáng đến cho mọi người Tất cả những việc làm ấy là kết quả của bài học tương thân, tương ái lưu truyền đã bao đời.
4.3.Viết đoạn văn kết bài.
Đoạn văn kết bài trong bài văn nghị luận thường nêu ý khái quát, có tính chất tổng kết, đánh giá. Có thể giới thiệu bốn cách kết bài sau: 
Thứ nhất: Tóm lược ( tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài).
Thứ hai: Phát triển ( mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài).
Thứ ba: Vận dụng ( nêu phương hướng, bài học áp dụng phát huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn).
Thứ tư: Liên tưởng ( mượn ý kiến tương tự – những ý kiên có uy tín - để thy cho lời tóm tắt của người làm bài).
Với đề bài trên, chúng ta có thể cho học sinh tham khảo một số kết bài tiêu biểu.
Ví dụ: Trong thời đại mới, câu ca dao vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhân sinh của nó. Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, chúng ta hãy kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Trên đường đi tới tương lai tươi sáng, lời Bác dạy luôn là nguồn sức mạnh cho cả dân tôc: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
IV/ Một số đoạn văn nghị luận tiêu biểu
1. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiên thì phải có văn hoá. Vởy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết”.
 ( Hồ Chí Minh)
2. Trái đất là ngôi nhà chumg của nhân loại. Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ. Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vệ môi trường, mỗi người, mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyên được trong lành, rừng không bị đốt phá, muông thú không bị săn bắt bừa bãi. Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ thiên nhiên là vấn đề sống còn của mỗi Quốc gia.
 3. “ Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”
 ( Thư gửi đồng bào Nam Bộ – Hồ Chí Minh).
4. “ Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của nhân dân ta mấy nghìn năm để lại cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền cho các em, nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời sau.” 
 ( Hồ Chí Minh) 
5. Thơ Người ( Bác Hồ) nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lây, cái phần ý ở ngoài lời. Phải yên lặng ngồi một mình đọc thơ Người, phải thỉnh thoảng dừng lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó và nghe những âm vang của nó, và nghe những âm vang cứ ngân dài mãi.
 6. “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Xương ở vào nơi trung tâm trời đất: được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
 (Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn)
7. “ Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quyết lấy con người. Người ta thường nói nhà thơ, nhà văn cần có ba yếu tố chủ quan: Tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài và trí. Đọc Nguyên Hồng ta thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu. Mà “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc.”
8. “ Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “Tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiêt mãnh liệt.”
9. “Đời Kiều là một tấm gương gian khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyên Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai.”
 ( Hoài Thanh)
10. “ Tôi không thể không liên tưởng tới một cuốn tiểu thuyết Nga của Gô Gôn. Cũng có những đoạn nói đến những nông dân đã chết rồi mà vẫn chưa yên chỗ dưới mã đất. Trong truyện dài “ những linh hồn chết” của Gô Gôn cũng thấy kẻ sống đào bới lên những nông dân đã chết rồi. Trong “Tắt đèn”, một linh hồn mu dích An- Nam cũng là nền nhạc u trầm để đệm cho một đoạn bi ca về làng cũ An- Nam.”
 (Nguyễn Tuân)
11. “Một số người đã tìm tòi, thí nghiệm hình thức mới. Và cuối cùng nổi lên trên thi đàn hợp pháp có hai ngôi sao sáng: Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Tản Đà là nhà thơ lớn được mệnh danh là “ Người của hai thế kỉ” tức là thế kỉ của thơ ca cổ điển và thế kỉ của thơ ca hiện đại. Trần Tuấn Khải có cái độc đáo là suốt đời làm thơ hầu như chỉ với một nguồn cảm hứng trữ tình công dân mà thơ vẫn đa dạng phong phú.”
 (Nguyễn Đình Chú)
12. “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.”
 (Đặng Thai Mai)
13. “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập.”
 (Hồ Chí Minh).
14. “Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải tốt vấn đề ăn ( rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là cực kì quan trọng.”
 (Hồ Chí Minh).
15. “Tắt đèn có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có trang làm xúc động lòng người. Trong đó cảnh “ Tức nước vỡ bờ”, là một trang văn “ tuyệt khéo”, giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền với tên cai lệ.”

Tài liệu đính kèm:

  • docDay them van 7(2).doc