Câu 1:
Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Hình dạng của nhạc cụ. B. Kích thước của nhạc cụ.
C. Loại nhạc cụ. D. Tần số của âm phát ra.
Câu 2:
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị độ to của âm?
A. Mét (m). B. Đêxiben (dB).
C. Héc (Hz). D. Mét trên giây (m/s).
Câu 3:
Vận tốc của ánh sáng trong chân không chọn giá trị nào sau đây:
A. 250 000km/s. B. 375 000km/s. C. 300 000km/s. D. 350 000km/s.
Đề thi 100 câu hỏi Ôn tập vật lý 7 Mã đề 1 Câu 1: Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Hình dạng của nhạc cụ. B. Kích thước của nhạc cụ. C. Loại nhạc cụ. D. Tần số của âm phát ra. Câu 2: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị độ to của âm? A. Mét (m). B. Đêxiben (dB). C. Héc (Hz). D. Mét trên giây (m/s). Câu 3: Vận tốc của ánh sáng trong chân không chọn giá trị nào sau đây: A. 250 000km/s. B. 375 000km/s. C. 300 000km/s. D. 350 000km/s. Câu 4: Khi thổi sáo làm sáo phát ra âm. Cách giải thích nào sau đây là đúng? A. Do thân sáo làm bằng trúc. B. Do cột khí bên trong sáo dao động. C. Do không khí thoát ra khỏi các lỗ sáo tạo ra âm thanh. D. Do thổi hơi mạnh vào ống sáo. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguồn điện? A. Nguồn điện có thể tạo ra và duy trì dòng điện chạy qua vật dùng điện. B. Có nhiều loại nguồn điện khác nhau như pin, acquy. C. Pin là nguồn điện có thể cung cấp dòng điện mãi mãi. D. Bất kì nguồn điện nào cũng có hai cực: Cực dương và cực âm. Câu 6: Những phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường đi của một chùm tia sáng đến gặp gương cầu lõm? A. Khi phản xạ trên gương cầu lõm, tia tới và tia phản xạ sẽ trùng nhau nếu tia tới đi qua tấm gương. B. Các tia sáng khi đến gặp gương cầu lõm đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. C. Chùm tia sáng song song với gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là một chùm sáng phân kì. D. Chùm tia sáng song song với gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là một chùm sáng hội tụ. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tiếng vang? A. Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1 giây. B. Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 15 giây. C. Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1,5 giây. D. Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Câu 8: Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu cho ôtô, xe máy? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi. B. Vì ảnh của các vật qua gương không đối xứng với vật qua gương. C. Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật. D. Vì ảnh của các vật ở xa gương thường không nhìn thấy trên gương và gương có phạm vi quan sát hẹp. Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của dòng điện chạy qua cơ thể? A. Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực làm tổn thương tim. B. Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh. C. Có thể dùng dòng điện cường độ 15mA đi qua người để chữa bệnh. D. Dòng điện có cường độ trên 70mA qua cơ thể sẽ làm tim ngừng đập. Câu 10: Người ta thường nối vỏ thùng chứa xăng của các ôtô chở xăng với đất bằng xích sắt kéo lê trên mặt đường. Hãy giải thích tại sao người ta làm như vậy? Chọn cách giải thích đúng nhất trong các phương án sau: A. Làm cho thùng chứa xăng nhiễm điện dương. B. Chống nhiễm điện cho thùng chứa xăng. C. Làm cho thùng chứa xăng nhiễm điện âm. D. Làm cho thùng chứa xăng và xăng đựng bên trong nhiễm điện mạnh hơn. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phát sáng của đèn điôt phát quang và những lợi ích của nó? A. Bóng đèn điôt phát quang chỉ phát sáng khi dòng điện qua đèn theo một chiều nhất định. B. Bóng đèn điôt phát quang rất bền, rẻ tiền và tiết kiệm điện. C. Bóng đèn điôt phát quang thường dùng làm đèn ôtô, xe máy và những nơi công cộng. D. Bóng đèn điôt phát quang thường dùng làm đèn báo trong các thiết bị điện như tivi, máy vi tính, điện thoại di động. Câu 12: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa. B. Ánh sáng không truyền qua được tấm bìa. C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc. D. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều dòng điện trong một mạch điện có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin. B. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào. C. Ban đầu dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin. Câu 14: Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm? A. Chiếc sáo của người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu. B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn. C. Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm. D. Cái trống để trong sân trường. Câu 15: Âm có thể truyền qua các chất rắn, lỏng hoặc khí nhưng lại không thể truyền qua chân không. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì chân không không có khối lượng B. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào, khi các vật phát âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo và do đó âm không được truyền đi. C. Vì chân không là môi trường chứa ít phân tử khí. D. Vì không thể đặt nguồn âm trong môi trường chân không. Câu 16: Điều kiện nào sau đây được thỏa mãn thì ta nghe được tiếng vang của âm thanh. A. Âm thanh phát ra phải gặp vật cản. B. Âm truyền đến vật cản dội lại, đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. C. Âm thanh phải truyền thẳng và không gặp vật cản. D. Âm thanh phát ra phải rất lớn. Câu 17: Một vật thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì ta có thể nhìn thấy nó? A. Vật không phát ra ánh sáng và đặt trong phòng tối. B. Vật tự phát ra ánh sáng, đặt trước mặt người quan sát. C. Vật tự phát ra ánh sáng nhưng giữa vật và mắt cách nhau một bức tường gạch. D. Vật phát ra ánh sáng và đặt sau lưng người quan sát. Câu 18: Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó (sẽ to hay nhỏ) phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau: A. Kích thước của mặt trống. B. Kích thước của dùi trống. C. Độ căng của mặt trống. D. Biên độ dao động của mặt trống. Câu 19: Một quả cầu kim loại được treo một sợi dây tơ mảnh, ban đầu nó trung hòa về điện. Người ta làm cho quả cầu bị nhiễm điện dương. Khi đó khối lượng của quả cầu có thay đổi như thế nào? Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau: A. Khối lượng không thay đổi. B. Khối lượng tăng không đáng kể. C. Khối lượng tăng. D. Khối lượng giảm. Câu 20: Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu? A. Từ chiếc loa đang dao động. B. Từ cái núm chỉnh âm thanh. C. Từ vỏ kim loại của chiếc đài. D. Từ phát thanh viên đọc ở Đài phát thanh. Câu 21: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào là sai? A. Mảnh pôliêtilen sau khi cọ xát với len, nó hút được các mẩu giấy nhỏ (khi đặt chúng gần nhau). B. Mọi vật sau khi cọ xát với vật khác (khác về chất cấu tạo nên vật) nói chung đều bị nhiễm điện. C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút hoặc đẩy các vật nhẹ khác. D. Chiếc thước nhựa sau khi cọ xát có thể hút được các vật nhẹ khác. Câu 22: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật? A. Giấy thấm hút mực. B. Chiếc thước nhựa hút các mẩu giấy vụn. C. Trái Đất và Mặt Trăng hút lẫn nhau. D. Thanh nam châm hút một cái đinh sắt nhỏ. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện? A. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong. B. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua. C. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện. D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật cách điện? A. Vật cách điện chỉ cho các êlectron tự do chạy qua. B. Trong vật cách điện có rất ít các electron tự do. C. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua. D. Vật cách điện là vật mà các điện tích không thể tự do di chuyển bên trong nó. Câu 25: Khi thấy một người bị điện giật, em sẽ chọn phương án nào trong các phương án sau đây? A. Gọi điện thoại cho bệnh viện. B. Chạy đến kéo người bị giật ra khỏi dây dẫn điện. C. Lấy nước xối lên người bị giật. D. Ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về các môi trường truyền âm? A. Âm truyền được trong chất rắn. B. Âm truyền được trong chất khí. C. Âm truyền được trong chất lỏng. D. Âm truyền được trong môi trường chân không. Câu 27: Trong các vật sau đây, vật nào có tác dụng từ? A. Thanh thước nhựa sau khi đã cọ xát vào miếng dạ. B. Cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Cuộn dây dẫn đặt trên bàn. D. Acquy dùng trên xe ôtô. Câu 28: Trong các giá trị sau đây về vận tốc, giá trị nào đúng với vận tốc truyền âm trong không khí? A. v = 4300m/s. B. v = 430m/s. C. v = 340m/s. D. v = 3400m/s. Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lồi? A. Ảnh của một điểm sáng không thu được trên màn, nhưng nhìn vào gương ta có thể thấy ảnh đó. B. Ảnh của một điểm sáng không bao giờ nằm cùng một phía với điểm sáng đó đối với gương. C. Ảnh của một điểm sáng luôn nằm gần với trục chính hơn so với điểm sáng đó D. Ảnh của một điểm sáng cũng là một điểm sáng và có thể hứng được trên màn ảnh. Câu 30: Cách so sánh vận tốc truyền âm trong ba môi trường rắn, lỏng và khí (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) nào sau đây là đúng? A. Vchất khí < Vchất lỏng < Vchất rắn. B. Vchất rắn< Vchất lỏng< Vchất khí. C. Vchất lỏng < Vchất rắn< Vchất khí. D. Vchất rắn< Vchất khí < Vchất lỏng. Câu 31: Khi nào ta nhìn thấy một vật? Chọn cách trả lời đúng trong các câu trả lời sau đây: A. Ta nhìn thấy một vật vì nhìn thấy mọi vật là chức năng của mắt B. Ta nhìn thấy một vật vì vật đặt trước mắt ta. C. Ta nhìn thấy một vật khi vật đó là một vật sáng. D. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. Câu 32: Khi đứng trước gương soi, nếu em giơ tay phải lên thì ảnh của em trong gương lại giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy? Câu giải thích nào sau đây là phù hợp nhất? A. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau. B. Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương. C. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước. D. Vì ảnh của vật qua gương là ảnh ảo. Câu 33: Quy ước nào sau đây về điện tích dương là đúng? A. Điện tích ở miếng vải lụa sau khi cọ xát với thanh thủy tinh là điện tích dương. B. Điện tích ở thanh thủy tinh đã cọ xát với lụa là điện tích dương. C. Điện tích ở các thanh kim loại sau khi cọ xát với nhau là điện tích dương. D. Điện tích ở thanh êbônit đã cọ xát với lông thú là điện tích dương. Câu 34: Trong các trường hợp sau đây, những trườn ... ônit đã cọ xát với lông thú là điện tích âm. Câu 66: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất? A. Là đường thẳng. B. Là đường gấp khúc. C. Là đường cong bất kì. D. Có thể là đường thẳng hoặc đường cong. Câu 67: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các vật phát ra âm? A. Các vật phát ra âm là những vật rất lớn. B. Các vật phát ra âm luôn chuyển động. C. Các vật phát ra âm là những vật rất mỏng. D. Các vật phát ra âm đều dao động. Câu 68: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một đũa thủy tinh cọ xát vào lụa. B. Một quạt máy đang chạy. C. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. D. Một bóng đèn điện đang sáng. Câu 69: Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong các trường hợp nào sau đây? Chọn phương án trả lời đúng. A. Trồng cây xanh trong sân trường. B. Nói chuyện trong hội trường bằng loa. C. Xác định độ sâu của biển. D. Làm đường dây điện thoại. Câu 70: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa tia sáng tới và tia phản xạ của nó qua gương cầu lõm? A. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau. B. Tia tới và tia phản xạ luôn hợp với nhau một góc nhọn. C. Tia tới và tia phản xạ luôn song song với nhau. D. Tia tới và tia phản xạ luôn tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Câu 71: Tại sao trong các thí nghiệm về tĩnh điện, người ta phải treo các vật nhiễm điện bằng các sợi tơ mảnh và khô? Phương án nào sau đây là phù hợp để giải tích điều đó: A. Vì tơ là chất dẫn điện tốt. B. Vì tơ là chất liệu dễ tìm. C. Vì tơ là chất chỉ cho điện tích truyền qua theo một chiều nhất định nào đó. D. Vì tơ là chất không cho điện tích truyền qua và rất nhẹ. Câu 72: Phát biểu nào sau đây là chưa thật chính xác khi nói về mối tương quan giữa cường độ dòng điện qua bóng đèn và độ sáng của bóng đèn? A. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng mạnh khi cường độ dòng điện càng tăng. B. Khi bóng đèn không sáng thì cường độ dòng điện qua bóng đèn bằng không (0). C. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng yếu khi cường độ dòng điện càng giảm. D. Độ sáng của bóng đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó. Câu 73: Có 4 vôn kế có GHĐ lần lượt là: A. 250V. B. 600mV. C. 500V. D. 15V. Câu 74: Giả sử tại một nơi nào đó trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần. Kết luận nào sau đây là sai? A. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng. B. Nơi đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng. C. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban ngày. D. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy Mặt trời. Câu 75: Khi phải làm việc trong điều kiện có ô nhiễm về tiếng ồn, để bảo vệ sức khỏe cho công nhân, có thể thực hiện biện pháp nào sau đây: A. Bịt tai thường xuyên. B. Thay động cơ của máy nổ bằng loại động cơ tốt hơn. C. Tránh xa nơi có tiếng ồn. D. Gắn hệ thống giảm âm vào các ống xả (chi tiết gây ra tiếng ồn). Câu 76: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguồn điện? A. Bất kì nguồn điện nào cũng có hai cực: Cực âm và cực dương. B. Nguồn điện dùng để tạo ra và duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn. C. Nguồn điện có tác dụng làm cho vật dẫn bị nhiễm điện mạnh. D. Trong nguồn điện có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng, hóa năng hoặc nhiệt năng thành điện năng. Câu 77: Khi hoạt động bình thường, dòng điện có tác dụng làm phát sáng khi nó chạy qua dụng cụ nào sau đây: A. Lò sưởi. B. Đèn Led trong rađiô . C. Công tắc điện. D. Dây dẫn điện trong nhà. Câu 78: Trong các âm có tần số sau đây, tai người có thể nghe được âm nào? Chọn phương án đúng? A. Tần số trên 20 000Hz. B. Tần số nằm trong khoảng từ 20 đến 20 000Hz. C. Tần số dưới 20Hz. D. Mọi tần số. Câu 79: Trong các vật sau đây, vật nào có thể được xem là một gương phẳng? A. Mặt nước đang gợn sóng. B. Mặt đất. C. Mặt phẳng của tờ giấy trắng. D. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng. Câu 80: Vì sao ta nhận ra vật đen? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Vì vật đó không trắng. B. Vì vật đó không tự phát ra được ánh sáng. C. Vì vật đó có tên gọi là vật đen. D. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó khi nó được đặt gần những vật sáng khác. Câu 81: Trong những thông tin sau đây, những thông tin nào không liên quan đến việc làm giảm ô nhiễm tiếng ồn? A. Trồng rừng ở những nơi đồi núi trọc. B. Nghiêm cấm mở karaôkê to vào ban đêm. C. Xây dựng tường chắn cao ngăn cách giữa bệnh viện với đường quốc lộ (nơi có nhiều xe thường xuyên qua lại). D. Xây tường hai lớp, ở giữa có lót xốp. Câu 82: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện? A. Sự phát sáng của bóng đèn điện khi có dòng điện chạy qua chính là tác dụng phát sáng của dòng điện. B. Khi chạy qua vật dẫn, dòng điện làm cho nhiệt độ của vật dẫn ấy giảm đi đáng kể. C. Sử dụng cầu chì là một trong những ứng dụng về tác dụng nhiệt của dòng điện. D. Dòng điện khi chạy qua quạt điện, không những làm cho quạt quay mà còn làm cho chiếc quạt nóng lên. Câu 83: Người ta so sánh vận tốc truyền âm trong không khí (Vkk), trong nước (Vn) và trong thép (Vt) ở nhiệt độ 200C. Hãy cho biết kết quả so sánh nào sau đây là đúng? A. Vn > Vkk > Vt. B. Vkk > Vt > Vn. C. Vkk > Vn> Vt. D. Vt > Vn > Vkk. Câu 84: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh của một vật qua gương cầu lồi? A. Ảnh luôn là thật. B. Có thể thu được ảnh này bằng cách đặt một màn ảnh ở một vị trí thích hợp trước gương. C. Ảnh luôn là ảo. D. Ảnh có thể là thật hay ảo, phụ thuộc vào vị trí đặt vật trước gương. Câu 85: Có ba con lắc dao động: Con lắc 1: trong 10 giây thực hiện 40 dao động. Con lắc 2: trong 5 giây thực hiện 60 dao động. Con lắc 3: trong 15 giây thực hiện 105 dao động. Trong sắp xếp về tần số, sự sắp xếp nào là đúng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? A. Con lắc 1 - Con lắc 2 - Con lắc 3. B. Con lắc 1 - Con lắc 3 - Con lắc 2. C. Con lắc 2 - Con lắc 3 – Con lắc 1. D. Con lắc 3 - Con lắc 2 - Con lắc 1. Câu 86: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia sáng và chùm tia sáng? A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng gọi là tia sáng. B. Chùm tia sáng gồm vô số các tia sáng hợp thành. C. Có ba loại chùm tia sáng: chùm hội tụ, chùm phân kì và chùm song song. D. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. Câu 87: Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua một bóng đèn trong mạch điện, có thể dùng vôn kế và ampe kế như thế nào? Chọn câu trả lời đúng. A. Chỉ có thể đo hiệu điện thế hoặc cường độ dòng điện mà thôi. B. Có thể đo đồng thời cùng một lúc cả hiệu điện thế lẫn cường độ dòng điện. C. Phải đo hiệu điện thế trước rồi mới đo cường độ dòng điện sau. D. Phải đo cường độ dòng điện trước rồi mới đo hiệu điện thế sau. Câu 88: Cọ xát thanh thủy tinh vào miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen vào len, sau đó đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen không hút, cũng không đẩy nhau. B. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau. C. Lúc đầu thanh thủy tinh đẩy mảnh pôliêtilen, sau đó thì hút. D. Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen đẩy nhau. Câu 89: Trong các giá trị về độ to của âm tính ra đêxiben sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau? A. 130dB. B. 100dB. C. 80dB. D. 120dB. Câu 90: Trong các câu phát biểu sau đây, câu nào là sai? A. Khi thắp sáng, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn pin là 3V. B. Hiệu điện thế trên cực âm của viên pin là 1,5V. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch điện là 45V. D. Hiệu điện thế giữa hai cực của một acquy là 12V. Câu 91: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với định luật phản xạ ánh sáng? A. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương; góc tới và góc phản xạ luôn bằng nhau. B. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới; góc tới luôn nhỏ hơn góc phản xạ. C. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới; góc tới luôn lớn hơn góc phản xạ. D. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới; góc tới và góc phản xạ luôn bằng nhau. Câu 92: Khi sản xuất pin và acquy, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Tác dụng phát sáng. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng hóa học. Câu 93: Trong một mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các êlectron tự do liên quan gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng. A. Ngược chiều. B. Chuyển động theo hướng vuông góc nhau. C. Cùng chiều. D. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều. Câu 94: Khi tìm hiểu về sự truyền âm thanh, người ta đã đưa ra các ý kiến sau, (ý kiến nào dưới đây là sai): A. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất (so với chất lỏng và chất rắn) B. Khi đứng trong phòng kính kín, thì khó có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, vì chất rắn (kính) truyền âm rất kém. C. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng. D. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém. Câu 95: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động? A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong 10 giây. B. Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong 1 giây. C. Đơn vị của tần số là kilômét D. Tần số là đại lượng không có đơn vị. Câu 96: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A. Nam châm điện. B. Nam châm vĩnh cửu. C. Ấm đun nước bằng điện. D. Bàn ủi điện. Câu 97: Tại một nơi trên mặt biển mà thời gian kể từ lúc con tàu (trên mặt nước) phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1 giây. Độ sâu của đáy biển nơi đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: (biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500m/s). A. 3000m. B. 750m. C. 2500m. D. 1500m. Câu 98: Trong một mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng hay tắt, cần phải có các dụng cụ và thiết bị nào? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Bóng đèn và nguồn điện. B. Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn. C. Bóng đèn, nguồn điện, công tắc và dây dẫn. D. Bóng đèn, nguồn điện và dây dẫn. Câu 99: Người ta mắc cầu chì trong mạng điện gia đình nhằm mục đích nào sau đây? A. Cho nhà đẹp thêm. B. Bảo vệ cho người sử dụng không bị giật C. Cho dòng điện chạy qua. D. Bảo vệ cho các thiết bị điện khác.
Tài liệu đính kèm: