Đề thi giữa học kỳ I- Lớp 4 môn: tiếng việt

Đề thi giữa học kỳ I- Lớp 4 môn: tiếng việt

A- G đọc cho H chép đoạn từ “ Lúc ấy . đến ông vua hiền minh”

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

 Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

 Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 6981Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kỳ I- Lớp 4 môn: tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Phạm Thị Hiền
Đề thi giữa học kỳ I- Lớp 4
Môn: Tiếng Việt
I- Chính tả:
A- G đọc cho H chép đoạn từ “ Lúc ấy. đến ông vua hiền minh”
Những hạt thóc giống
 Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
 Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
 Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta! 
Rồi vua dõng dạc nói tếp:
Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi chs bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
II-ĐỌC HIỂU:
HS đọc thầm bài . Hóy khoanh trũn vào trước ý trả lời đỳng cho cỏc cõu hỏi sau:
1. Nhà vua tỡm người như thế nào để truyền ngụi?
a. Nhà vua tỡm người tài giỏi
b. Nhà vua tỡm người thu hoạch nhiều lỳa nhất
c. Nhà vua tỡm người trung thực
2. Nhà vua làm cỏch nào để tỡm được người như thế? 
a. Phỏt cho mỗi người dõn một thỳng thúc giống
b. Phỏt cho mỗi người một thỳng thúc đó luộc kỹ để về gieo trồng
c. Phỏt cho mỗi người một thỳng thúc đó phơi khụ về gieo trồng.
3. Hành động của chỳ bộ Chụm cú gỡ khỏc với mọi người?
a. Chụm dũng cảm núi lờn sự thật khụng sợ bị trừng phạt
b. Chụm nụ nức chở thúc về kinh thành nộp cho vua
c. Chụm khụng cú thúc nờn bị trừng phạt
4. Theo em vỡ sao người trung thực là người đỏng quý?
a. Người trung thực khụng dỏm bảo vệ sự thật
b. Người trung thực bao giờ cũng núi thật, khụng vỡ lợi ớch của mỡnh mà núi dối.
c. Nguời trung thực luụn lấy lợi ớch cỏ nhõn đặt lờn hàng đầu.
5. Từ cựng nghĩa với từ Trung thực là:
a. Thật thà
b. Gian dối
c. Nhõn nghĩa
6. Đến kỳ phải nộp thúc giống cho vua mọi người làm gỡ?
a. Khụng ai nộp
b. Mọi người nụ nức chở thúc về kinh thành nộp
c. Chỉ cú một ớt người nộp
B- Bài tập: Điền vào chỗ trống tiếng “ chiều / triều” cho thích hợp
đình,tối,đại,.chuộng.
III- Luyện từ và câu:
Bài 1: tìm động từ, danh từ trong câu sau:
 Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2: 
a,Viết mỗi dòng 1 từ láy và 1tư ghép có chứa tiếng sau đây:
Ngay..................................................................................................................
Thẳng................................................................................................................
b,Đặt câu với 1 từ láy và 1 từ ghép vừa tìm ở trên.
..........................................................................................................................
Bài 3:Đặt câu với 1 thành ngữ nói về lòng nhân hậu.
..........................................................................................................................
2/ Tập làm văn (5 điểm)
Đã lâu em chưa có dịp về quê thăm ông bà. Hãy viết thư thăm hỏi sức khỏe ông bà và kể về tình tình học tập của em cho ông bà nghe.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ I 
MễN TIẾNG VIỆT LỚP 4
I/ ĐỌC HIỂU ( 2 điểm)
Kết quả:
Cõu 1 ý c	Cõu 2 ý b	Cõu 3 ý a	Cõu 4 ý b	Cõu 5 ý b	Cõu 6 ý a
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1/ Chớnh tả (5 đ)
HS viết khụng sai lỗi, chữ viết rừ ràng., trỡnh bày sạch đẹp cho 5 điểm. Viết sai õm đầu hoặc vần 2 lỗi trừ 1 điểm; sai 4 dấu thanh hoặc viết hoa khụng đỳng quy định trừ 0,5 điểm.
2/ TLV ( 5đ)
HS viết được từ 15 dũng trở lờn, dựng từ đặt cõu đỳng, phự hợp với yờu cầu đề cho, khụng sai chớnh tả, trỡnh bày sạch đẹp cho 5 điểm.
Tựy theo bài làm HS sai sút về ý, dựng từ đặt cõu, sai lỗi chớnh tả mà cho cỏc thang điểm cũn lại.
3/Luyện từ và câu: 3 điểm ( mỗi bài 1điểm)
Đề kiểm tra học kỳ 1- Lớp 4
Môn: Tiếng việt
A- Chính tả:( 5 điểm)
1, Nghe viết: 3điểm
G đọc cho H viết từ “ Đầu mùa hèđếnvô hình”
Cây âm nhạc
 Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang.
 Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của mùa hè.
 Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy,chỉ trừ những nhạc sỹ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.
 Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vè có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời
2, Bài tập: 2 điểm
Điền truyện hoặc chuyệnvào chỗ trống
a, Câu.. truyền thanh
b, Quyển  này hay thật.
B- Đọc hiểu + Luyện từ và câu
1, Đọc hiểu:2 điểm
Dựa vào nội dung bài trên, đánh dấu X vào ý đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1:tại sao tác giả lại gọi cây sấu là “ cây âm nhạc” ?
a,Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.
b,vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.
c,Vì hình dáng của gốc cây, tán lá và quả giống như khóa nhạc và nốt nhạc.
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng “ Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang” ?
a, Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm.
b,Vì đầu mùa hè, quả sấu- những nốt nhạc- còn xanh.
c, Vì đầu mùa hè, cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “sang thu, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè” ?
a,Vì sang thu, quả sấu- những nốt nhạc- đã chuyển sang màu vàng sẫm.
b,Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.
c,Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá.
Câu 4:Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu?
a, Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài giỏi, nổi tiếng.
b, Vì nhạc sĩ ve sầu có cây vĩ cầm vô hình.
c, Vì những nốt nhạccủa cây sấu không viết vào khuông nhạc.
2, Luyện từ và câu
Bài 1: Câu sau thuộc mẫu câu kể nào đã học? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu?
- Từ sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn
Bài 2: Xác định DT, ĐT, TT trong câu sau:
- Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh, lăn tròn trên những con sóng.
Bài 3: Tìm 3 thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân hậu.
- Đặt câu với một thành ngữ em vừa tìm được.
III. Tập làm văn
Tả một đồ dùng học tập hoặc một đò chơi mà em thích nhất.
Đáp án và biểu điểm:
I- Đọc hiểu: 2 điểm
Câu 1: ý c Câu 2: ý b Câu 3: ý a Câu 4: ý b
II- Viết : 10 điểm
1, Viết chính tả : 3 điểm
H không viết sai lỗi , chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp 
2- Bài tập: 2 điểm
3, Tập làm văn: H viết được từ 15 dòng trở lên.
 H không viết sai lỗi, chữ viết rõ ràng. Đặt câu đúng , phù hợp với yêu cầu của đề cho được 5 điểm
III- Luyện từ và câu: 3 điểm ( mồi bài đúng cho 1 điểm)
Đề kiểm tra giữa kì II_ Lớp 4
Môn Tiếng Việt
I. Chính tả: 3 điểm
A/ GV đọc cho HS chép đoạn từ “ Từ Ba tôi.nhiều hơn”
Cây xoài
 Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to., ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
 Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
 Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!
 Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả va Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
 Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
2- Bài tập: 2điểm
Điền trí hoặc chí vào chỗ trống
a, ..tuệ sẵc sảo
b,..hướng cao đẹp.
II- Đọc hiểu + Luyện từ và câu:
1- Đọc hiểu: Dựa vào nội dung bài chính tả trên, đánh dấu X vào ý đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau;
Câu 1: Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ trong câu chuyện lại nghiêng sang vườn nhà hàng xóm?
a, Vì tán cây lan rộng.
b,Vì gió bão làm bật rễ..
c,Vì cây mọc trên đất của cả hai nhà.
Câu2: tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?
a,vì chú không thích ăn xoài.
b,Vì xoài năm nay không ngon.
C,Vì chú thấy con mình và con nha hàng xóm đã tranh nhau hái.
Câu 3:Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang vườn hàng xóm?
a,Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
b,không có ý kiến gì.
c,Tức giận không biếu xoài nữa.
Câu 4: Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?
a, Không nên cãi nhau với hàng xóm,
b,bài học về cách sống tốt ở đời.
c,Không nên chặt cây cối.
2- luyện từ và câu:
Bài 1: Xác định chủ ngữ - vị ngữ và chỉ ra kiểu câu:
 Để đạt kết quả cao trong kỳ thi, chúng em phải có kế hoạch ôn tập tốt.
..
Bài 2:Tìm 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm. Đặt 1 câu với 1 thành ngữ vừ tìm được.
..
.
..
Bài 3:Tìm DT,ĐT, TT
 Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây,đỏ những góc phố.
.
.
III- Tập làm văn:
 Sân trường em có rất nhiều cây cho bóng mát. Em hãy tả một cây cho bóng mát mà em yêu thích nhất.
Đáp án và biểu điểm:
I- Đọc hiểu: 2 điểm
Câu 1: ý b Câu 2: ý c Câu 3: ý a Câu 4: ý b
II- Viết : 10 điểm
1, Viết chính tả : 3 điểm
H không viết sai lỗi , chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp 
2- Bài tập: 2 điểm
3, Tập làm văn: H viết được từ 15 dòng trở lên.
 H không viết sai lỗi, chữ viết rõ ràng. Đặt câu đúng , phù hợp với yêu cầu của đề cho được 5 điểm
III- Luyện từ và câu: 3 điểm ( mồi bài đúng cho 1 điểm)
Đề kiểm tra học kỳ II- Lớp 4
Môn: Tiếng Việt
I- Chính tả: Nghe viết 
1- G đọc cho H viết từ “Nếu như hoa đàotrong năm”
Hoa mai vàng
 Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, thân lá cành mền mại hơn cành đào. hoa mai vàng mọc thành từng chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành.hoa mai màu vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. Mai vàng có giống sau khi cho hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như ngọc. Mai tư quý là mai nở hoa bốn mùa, còn nhị độ mai là mai nở hai lần trong năm.
 Người ta nhân giống mai bằng cách chiết cành hoặc trồng từ hạt.có thể trồng mai vàng ngoài vườn ,vào bồn hay vào chậu cũng đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam chơi hoa mai vàng vào những ngày tết rất kiêng kỵ hoa héo. Còn giống hoa mai nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm màu trắng, nhỏ và thơm,thường trồng vào núi non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa thành cây thế.
 Những năm gần đây, hoa mai vàng ở miền nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc. việc trồng mai vàng ở đất Bắc cần nhất là tránh gió rét mùa đông. Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch.
2- Bài tập: Điền vào chỗ trống tr hay ch
 Cắm ai
 Sống ..ung
 uyến đi, Bỗu.ơi
II- Đọc hiểu:
Đọc thầm bài trên và đánh dấu X vào ý trả lời đúng
Câu 1: Nội dung đoạn 1 bài văn Hoa mai vàng là gì?
a, Giới thiệu các loại hoa mai.
b, Giới thiệu đặc điểm chung của hoa mai.
C,Phân biệt sự khác nhau của hoa mai, hoa đào.
Câu 2: Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào?
A.Miền Bắc B, Miền Trung C, Miền Nam
Câu 3: Đặc điểm riêng của hoa mai so với hoa đào là gì?
a, Rụng lá vào mùa đông.
b,Thân cành mền mại
c. Hoa moc thành chùm.
III- Luyện từ và câu:
Câu 1: XĐ trạng ngữ ,CN, VN
Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc.
.....
Câu 2:Tìm hai thành ngữ nói về lòng dũng cảm
...
 Đặt 1 câu với 1 thành ngữ vừa tìm được
..
Câu 3: Câu sau đây thuộc loại câu gì?
 Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ- rưng dìu dặt vang lên.
III- Tập làm văn:
 Hãy miêu tả một vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
Đáp án và biểu điểm:
I- Đọc hiểu: 2 điểm
Câu 1: ý b Câu 2: ý c Câu 3: ý b 
II- Viết : 10 điểm
1, Viết chính tả : 3 điểm
H không viết sai lỗi , chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp 
2- Bài tập: 2 điểm
3, Tập làm văn: H viết được từ 15 dòng trở lên.
 H không viết sai lỗi, chữ viết rõ ràng. Đặt câu đúng , phù hợp với yêu cầu của đề cho được 5 điểm
III- Luyện từ và câu: 3 điểm ( mồi bài đúng cho 1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra tieng viet 4 ca nam.doc