Câu 1: (3,5 điểm)
Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?
Câu 2: (2,5 điểm)
Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần?
Câu 3: (4 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước?
Đề thi giữa kì 1 môn Sử lớp 7 trường THCS ............... Câu 1: (3,5 điểm) Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý? Câu 2: (2,5 điểm) Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần? Câu 3: (4 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước? Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 Nội dung Điểm Câu 1: Tổ chứcquân đội của nhà Trần: -Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu. -Quân đội được tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông; quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. -Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ. -Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. *Phương sách xây dựng quân đội thời Trần giống và khác nhau so với thời Lý là: - Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” - Khác nhau: +Quân đội thời Trần chia thành hai loại: Cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. +Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”. +Quân đội thời Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 1,5 0,5 0,5 Câu 2: Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế: - Về nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; nông dân được nhà nước quan tâm nên tích cực cày cấy. - Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. - Thương nghiệp: Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nội thương và ngoại thương như lập chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống . . .) * Tác dụng: Kinh tế được nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố quốc phòng an ninh đất nước; nhân dân thêm tin tưởng vào nhà Trần. 0,5 0,5 0,5 1 Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. *Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước . . . - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. -Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần. * Ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. *Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước: +Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. +Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn. - Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc. 0, 25 0, 25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 1,5 0,5 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Du năm 2017 I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là: Cri- xtôp Cô –lôm- bô Ma- gien -lăng Va –xcô đờ Ga- ma D. Đi- a- xơ Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là: Văn Lang Đại Việt Âu Lạc D. Đại Cồ việt Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều: A. Ngô B. Đinh C. Lý D. Tiền Lê Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là: A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ. B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông” D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là: A. Lãnh chúa và nông nô B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh C. Địa chủ và nông nô D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh. Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều : A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Đường D. Nhà Nguyên Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành: A. Hà Nội B. Phú Xuân C. Thăng Long D. Đông Quan Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là: A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tá điền D. Địa chủ Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa? A. Ấn Độ giáo B. Phật giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo. Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì : A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào: A. Thế kỷ III TCN B. Thế kỷ V TCN C. Thế kỷ V D. Thế kỉ III Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống. B. Đánh quân Tống đến sát biên giới. C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước. D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước. Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B A B 1. Năm 1009 2. Năm 1042 3. Năm 968 4. Năm 979 a. Lê Hoàn lên ngôi vua b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập d. Ban hành luật hình thư II. Tự luận (5 đ) Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy? Đáp án Đề thi giữa kì lớp 7 môn Lịch sử I. Trắc nghiệm (5 đ) Bảng trả lời trắc nghiệm – Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 B D C A B A C B B D C D Câu 13: Mỗi câu ghép đúng 0,25đ 1 ghép với c; 2 ghép với d; 3 ghép với b; 4 ghép với a II. Tự luận (5 đ) Câu 1: (3,5đ): Học sinh trình bày các ý cơ bản sau Diễn biến Chờ mãi không thấy quân thủy tới, quân Tống nhiều lần vượt sông, đánh (0,5đ) Thất bại chán nản, bị động (0,5đ) Đêm cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân đánh bất ngờ (0,5đ) + Kết quả: Quân Tống thua to (0,5đ) Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà Quân Tống rút về nước ( 0,5đ) + Ý nghĩa: Trình bày đủ 2 ý nghĩa (1đ) Câu 2: (1,5đ): - Nông nghiệp: Chia ruộng đất cho nông dân cày, mở rộng khai hoang, nạo vét kênh ngòi - Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước: Đúc tiền, rèn vũ khí phục vụ vua quan; thủ công cổ truyền phát triển - Thương nghiệp: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng que được hình thành; buôn bán với nước ngoài. Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 tại đây: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-7
Tài liệu đính kèm: