Đề thi học học sinh giỏi môn : Ngữ văn ( thời gian 120 phút)

Đề thi học học sinh giỏi môn : Ngữ văn ( thời gian 120 phút)

Phần I:Trắc nghiệm

 “Tôi đứng dậy, Lấy chiếc khăn mặt đưa cho em. Thuỷ lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc .Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ . Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đát đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau dáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ”.

( Trích ngữ văn 7- tập I)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?

A. Cổng trường mở ra. B. Cuộc chia tay của những búp bê.

C. Một thứ quà của lúa non. D. Sài Gòn tôi yêu.

 

doc 67 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1983Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học học sinh giỏi môn : Ngữ văn ( thời gian 120 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Thi học học sinh giỏi
Môn : Ngữ văn ( thời gian 120 phút)
Phần I:Trắc nghiệm
 “Tôi đứng dậy, Lấy chiếc khăn mặt đưa cho em. Thuỷ lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc .Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ . Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đát đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau dáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ”.
( Trích ngữ văn 7- tập I)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Cổng trường mở ra. B. Cuộc chia tay của những búp bê.
Một thứ quà của lúa non. D. Sài Gòn tôi yêu.
2. Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai ?
A. Tác giả.
Nhân vật người anh.
Nhân vật người em
Nhân vật người cha hay mẹ.
3. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là ?
A. Tự sự .
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Có bao nhiêu từ ghép trong đoạn văn ?
A. 5 từ. B. 9 từ. C. 7 từ . D.10 từ.
Trong câu:Anh em tôi đẫn nhau ra đường, đại từ tôi làm ?
A. Chủ ngữ. B. Bổ ngữ. C. Vị ngữ. D.Định ngữ.
Từ đột nhiên trong câu có thể thay bằng ?
A. Bỗng B. Bất ngờ. C. chợt D.1 trong 3 từ đều được.
Phần II: Tự luận
 Phỏt biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng riêng” của nhà thơ Hồ Chí Minh”
(Ngữ văn 7- tập I)
=========Hết========
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm(3 điểm)
Câu 1- B Câu 4- D
Câu2- B	Câu5- D
Câu 3- A	Câu 6- D
Phần II: Tự luận(7 điểm)
1. MB:(1 điểm)
- giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ (0.5 điểm)
- Nêu được những ấn tượng và cảm xúcc về bài thơ : Bài thơ viết về một đêm trăng đẹp ở chến khu Việt Bắc, qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Bác: tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan; tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp với cốt cách người chiến sĩ.(0.5 điểm)
TB(5 điểm)
- Học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bản thân theo dàn ý dưới đây :
- Hai câu bở đầu ( cảnh đẹp của đêm trăng dằm tháng riêng):
- Hai câu đầu là cảnh đẹp tràn đaùy sắc xuân của đêm trăng rằm tháng riêng.Trên cao, vầng trăng đang độ trò(“nguyệt chính viên”) toả ánh vàng mất dịu đến muôn nơi. ánh trăng chiếu sáng làm cho mọi cảnh vật đều mang vẻ đẹp hữu tình . Cả đát trời bát ngất màu xanh. Điệp từ “xuân” trong câu thơ thứ haiđã làm nổi bật cái thần của nhân vật, sông nước, đát trời khi vào xuân.
- Đọc hai câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp viên mãn, đày sức xuân của non sông, đất nước trong đêm trăng nguyên tiêu mà còn cảm nhận được lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào, sự rung động của tâm hồn Bác trước một đêm trăng đẹp, một đêm trăng mà đất nước đang trong cuộc kháng chiến anh dũng trước thời kỳ chống thực đân Pháp.(1 điểm)
b.Hai câu thơ cuối ( cảnh đẹp của dòng sông, khói sóng, con thuyền và vẻ đẹp tâm hồn Bác):
-Trăng nguyên tiêu là đêm trăng rằm đầu tiên của một năm mới. Mọi người thưởng trăng với bao niềm hào hứng, đợi chờ, với bao niềm hi vọng và tình cảm nồng hậu. Khác với mọi người, Bác Hồ ngằm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trên khói sóng, nơi bí nật trên dòng sông giữa núi rừng Việt Bắc. thực ra, ở đay người đang bàn bạc việc quân với mọi người để tìm cách lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc. (1.25 điểm).
=========Hết========
Phòng GD -ĐT Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
 Nghĩa Hưng Năm học 2010 -2011
	 Môn: ngữ Văn 7 
 (Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (6 điểm)
	“ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
	(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định từ ghép trong các câu văn sau:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.”
2. Hãy xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ nhân hóa, điệp ngữ trong đoạn văn trên.
Câu 2: (6 điểm)	
	Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về bài ca dao:
“ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,	
Hỏi ai gây dựng nên non nước này? ”	 
Câu 3: ( 8 điểm)
	Cảm nghĩ của em về quê hương thân yêu.
=========Hết========
Phòng GD - ĐT Nghĩa Hưng Hướng dẫn chấm thi Học sinh giỏi
năm học 2010-2011
 Môn ngữ Văn 7
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
1. Xác định từ ghép (xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ). 
Các từ ghép là: 
Gậy tre, chông tre, chống lại, sắt thép, quân thù, xung phong, xe tăng, đại bác. 
2,0 
2. Xác định phép tu từ điệp ngữ, nhân hóa
2,0
Điệp ngữ: 
Lặp đi lặp lại các từ: Tre, giữ, anh hùng 
0,5
Nhân hóa:
Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, phẩm chất của người để chỉ hành động, phẩm chất của vật: chống lại (sắt thép); xung phong (vào xe tăng, đại bác); giữ (làng, nước); hi sinh để bảo vệ (con người); anh hùng (lao động, chiến đấu) 
1,5
3. Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ, nhân hóa
2,0
Điệp ngữ: 
Tạo sự nhịp nhàng cho câu văn, nhấn mạnh hình ảnh, khẳng định chiến công của Cây tre Việt Nam.
1,0
Nhân hóa: 
Làm cho Tre mang thuộc tính của con người, gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng mạnh, ấn tượng sâu sắc với người đọc.
1,0
Câu 2
Học sinh cảm nhận được: 
Bài ca dao gợi tả cảnh trí Kiếm Hồ, gợi tình yêu, niềm tự hào về Thăng Long, về đất nước.	
6,0
- Bài ca gợi nhiều hơn tả và chỉ tả bằng cách nhắc đến các địa danh: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, những địa danh, những cảnh trí tiêu biểu nhất của hồ Hoàn Kiếm
- Địa danh và cảnh trí trong bài ca dao gợi một vẻ đẹp của Hồ Gươm, của Thăng Long giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. 
- Cảnh phong phú đa dạng gợi vẻ đẹp thơ mộng, thiêng liêng; gợi tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp của Hà Nội, của quê hương, đất nước.
- “ Hỏi ai gây dụng nên non nước này?”, câu hỏi tự nhiên như lời nhắn nhủ, tâm tình làm xúc động người đọc, người nghe.
- Khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ; cảnh Kiếm Hồ, cảnh Hồ Gươm được nâng lên tầm non nước.
- Đồng thời nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn xây dựng non nước xứng với truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm: quê hương thân yêu! 
 - Nêu tình cảm của mình đối với quê hương: yêu mến, gắn bó với nơi sinh ra và lớn lên.
1,0 
0,5
0,5
b. Thân bài: 
 Đây là đề bài có phạm vi đề tài rộng, chủ đề phong phú. Vì vậy, học sinh có thể có nhiều cách lựa chọn. Nhưng phải đảm bảo được mấy ý cơ bản sau:
 a. Về mặt nội dung: 
 - Suy nghĩ, cảm nhận về thiên nhiên, cảnh vật quê hương
 + Hình ảnh quê hương em hiện lên trong em như thế nào?
(Những nét riêng, nét độc đáo? Những cảnh đẹp? Những công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử?...) 
 + Tình cảm của em với quê hương?
(Yêu mến vẻ đẹp; trân trọng những giá trị truyền thống, tình làng nghĩa xóm; nâng niu những nét đẹp văn hóa)
- Suy nghĩ, cảm nhận về con người và cuộc sống của quê hương
+ Hình ảnh con người quê em.
(Đó là những con người mộc mạc, ngay thẳng, chịu thương chịu khó, nhân hậu, trọng tình nghĩa ...)
+ Cuộc sống ở quê hương em.
(Mặc dù phần lớn người dân quê chưa thật sự giàu có nhưng đã khác xưa nhiều lắm! Nhà cửa, trường học khang trang; giao thông thuận lợi...
Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần càng phong phú, tiến bộ...) 
 b. Về mặt hình thức: 
 - Phần thân bài phải có bố cục chặt chẽ, lời văn thích hợp, gợi cảm.
 - Cảm xúc phải chân thành bộc lộ được tình cảm của người viết.
 Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nghĩ, cảm nhận khác nhau nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
6,0
4,0
2,0
1,0
1,0
2,0
1,0
1,0
2,0
1,0
1,0
c. Kết bài:
Khẳng định tình cảm đối với quê hương:
- Quê hương là nơi ta ở, nơi ta lớn lên. Yêu quê hương, yêu con người là tình cảm tự nhiên của mỗi con người. 
- Học tập tốt, tu dưỡng tốt để thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
1,0
0,5
0,5
* Lưu ý chung:
1. Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25.	
2. Điểm trừ (áp dụng riêng đối với mỗi câu (câu 2 và 3):
	Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ 0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm
=========Hết========
PHềNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS Lấ QUí ĐễN
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2009-2010
Mụn: Ngữ văn 7.
(Thời gian làm bài 150 phỳt khụng kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 5,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
 “ Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vàng.”
 (Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng)
Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? tác dụng?
Chuyển đổi câu: “ Người khéo dùng từ ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. ” thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể mà ít làm tổn hại đến ý chính của câu.
 Câu 2 ( 5,0 điểm): 
 Viết đoạn văn ( không quá 15 dòng) làm rõ tình cảm bà cháu trong bài thơ 
 “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ( Ngữ Văn 7 tập 1).
 Cõu 3 ( 10,0 điểm):
 Chứng minh rằng: Ca dao luụn bồi đắp cho tuổi thơ chỳng ta tỡnh yờu tha thiết đối với đất nước, quờ hương .
=========Hết========
PHềNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS Lấ QUí ĐễN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP TRƯỜNG
Năm học 2009-2010
Mụn: Ngữ văn 7.
Câu 1: 
a. Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn
+ So sánh: - Ngôn ngữ của Người.như ngôn ngữ người dân
 - Ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười.
+ Liệt kê: - Phong độ, ngôn ngữ, tính tình
 - Phong phú, ý vị 
=> Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói và trong bài viết của mình.
b. Chuyển thành câu bị động 
- Tục ngữ, nói ví, châm biếm kín đáo và thú vị .được Người hay sử dụng trong lời ăn tiếng nói của mình.
- Rút gọn: Lời nói của Người đậm chất dân gian
Câu 2: 
* Yêu cầu: - Hình thức không quá 15 dòng
 - Nội dung: Đảm bảo làm rõ tình bà cháu được thể hiện qua nỗi nhớ của cháu về bà.
+ Nhớ lời trách mắng suồng sã, thân yêu của bà.
+ Nhớ hình ảnh bàn tay già nua nhăn nheo của bà chắt chiu soi trứng cho gà ấp.
+ Nhớ khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà nhìn trời mà lo cho đàn gà- mong trời đừng rét để bán gà may quần áo mới cho cháu.
+ Tình bà cháu làm phong phú tình yêu quê hương đất nước.
Câu 3: 
*  ... * Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
	- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
	- Nêu vấn đề: 
	+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày.
	+ Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua.
II. Thân bài:
 1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
	- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển".
	- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
	 + Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
	 + Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
	 + Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
 2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
	- Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn vag lạc hậu, nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
	- Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đa thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
	- Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên....
 3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
	- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất, như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
	- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,...
	- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội...
III. Kết bài:
	- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
	- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
 + Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. --> (4,5 - 5,5 điểm).
 + Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Biết cách giải thích, phát biểu suy nghĩ chân thực; bố cục rõ ràng; diễn đạt tương đối lưu loát. Còn mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. --> (2,5 - 4,0 điểm).
 + Nhìn chung bài làm tỏ ra hiểu đề. Xây dựng hệ thống luận điểm thiếu mạch lạc; nghị luận sơ sài. Còn lúng túng trong lối diễn đạt. --> (1 - 2 điểm).
 + Sai lạc cơ bản về nội dung/ phương pháp. --> (0,5 điểm).
==========Hết==========
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHềNG GD&ĐT
Kè THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2010-2011
Mụn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phỳt 
Cõu 1: (3 điểm)
 “Mưa xuõn. Khụng phải mưa. Đú là sự bõng khuõng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lỳc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vỡ bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. 
 (Vũ Tỳ Nam)
 Xỏc định, phõn tớch giỏ trị cỏc từ lỏy và biện phỏp tu từ cú trong đoạn văn trờn để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tỳ Nam về mưa xuõn. 
Cõu 2: (7 điểm)
 Đỏnh giỏ về ca dao, cú ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tỡnh cảm gia đỡnh đằm thắm, tỡnh yờu quờ hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
 Qua cỏc bài ca dao đó học và những hiểu biết của em về ca dao, hóy làm sỏng tỏ ý kiến trờn.
.HẾT..
	Cỏn bộ coi thi khụng giải thớch gỡ thờm.
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHềNG GD&ĐT
HDC THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 - 7 - 8
Năm học: 2010-2011
Mụn: Ngữ văn 7
(HDC gồm 02 trang)
Cõu 1: (3 điểm)
- Xỏc định được cỏc từ lỏy và biện phỏp tu từ cú trong đoạn văn: (1 điểm)
 + Từ lỏy: bõng khuõng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện phỏp tu từ:
Nhõn húa: mưa xuõn bõng khuõng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sỏnh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phõn tớch: ( 2 điểm )
+ Mưa được cảm nhận như là sự bõng khuõng gieo hạt, những hạt mưa xuõn từ bầu trời xuống mặt đất một cỏch nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. 
+ Mặt đất đún mưa được cảm nhận trong cỏi phập phồng, chờ đợi. Cú lẽ sự chờ đún đú rất lõu rồi nờn mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cõy đang rắc nhớ nhung.
ị Một loạt từ lỏy núi về tõm trạng, cảm xỳc con người kết hợp biện phỏp tu từ so sỏnh, nhõn húa để diễn tả cảnh vật, thiờn nhiờn đất trời lỳc mưa xuõn: làn mưa xuõn nhẹ, mỏng, đỏng yờu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiờn nhiờn đất trời của mựa xuõn. Mưa xuõn được cảm nhận hết sức tinh tế qua tõm hồn nhạy cảm và tỡnh yờu thiờn nhiờn của nhà văn Vũ Tỳ Nam.
Lưu ý:
- Học sinh cú thể kết việc chỉ ra cỏc từ lỏy và biện phỏp tu từ trong quỏ trỡnh phõn tớch những cảm nhận của tỏc giả Vũ Tỳ Nam về mưa xuõn, khụng nhất thiết phải tỏch riờng phần xỏc định cỏc từ lỏy và biện phỏp tu từ.
 - Khuyến khớch những bài làm cú khả năng phõn tớch, cảm nhận tốt, giỏm khảo cú thể cõn đối cho điểm phự hợp.
Cõu 2: ( 7 điểm )
1) Yờu cầu:
a/ Về hỡnh thức: Học sinh hiểu đỳng yờu cầu của đề bài, biết cỏch làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rừ ràng, kết cấu hợp lớ, diễn đạt tốt, trụi chảy, cú cảm xỳc.
b/ Về nội dung:
Học sinh trỡnh bày trờn cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tỡnh cảm gia đỡnh đằm thắm, tỡnh yờu quờ hương đất nước” trong ca dao.
Giải thớch:
Nước ta cú một nền văn húa nước lõu đời. Cuộc sống của nhõn dõn luụn gắn liền với làng quờ, cõy đa, bến nước, con đũ và đồng quờ thẳng cỏnh cũ bay. Từ khi cất tiếng khúc chào đời người nụng dõn xưa đó gắn bú với làng quờ và với họ ca dao là những cõu hỏt dõn gian phản ỏnh tõm tư, tỡnh cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trỏi tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tỡnh yờu cho những người thõn ruột thịt của mỡnh, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quờ hương, đất nước.
Chứng minh tỡnh cảm trong ca dao được thể hiện:
Tỡnh cảm gia đỡnh đằm thắm được ca dao thể hiện qua:
+ Lũng kớnh yờu với ụng bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phõn tớch)
+ Tỡnh cảm anh em, tỡnh nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phõn tớch)
Tỡnh yờu quờ hương đất nước được ca dao thể hiện qua:
+ Lũng tự hào yờu mến, gắn bú với xúm làng thõn thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quờ hương, đất nước. (dẫn chứng – phõn tớch)
+ Niềm tự hào, yờu mến, gắn bú với nếp sống, phong tục, tập quỏn tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phõn tớch)
ị Đỏnh giỏ: Tỡnh cảm gia đỡnh đằm thắm và tỡnh yờu quờ hương đất nước được nhõn dõn ta thể hiện trong ca dao rất phong phỳ và đa dạng. Nú được thể hiện ở nhiều phương diờn, nhiều cung bậc tỡnh cảm khỏc nhau. Đọc ca dao ta khụng chỉ hiểu, yờu mến, tự hào về phong tục, tập quỏn tốt đẹp của dõn tộc mỡnh, về cảnh đẹp làng quờ, non sụng đất nước mỡnh mà cũn cảm phục, trõn trọng tỡnh nghĩa sõu nặng, cao đẹp của người dõn lao động.
(Lưu ý: Học sinh phải biết lựa chọn và phõn tớch dẫn chứng phự hợp với luận điểm. Việc phõn tớch mỗi dẫn chứng phải thể hiện được cỏc ý nhỏ trong luận điểm và thể hiện được khả năng cảm nhận văn học)
2) Thang điểm
- Điểm 7: Đỏp ứng được những yờu cầu nờu trờn. Văn viết cú cảm xỳc, dẫn chứng phong phỳ, phõn tớch và bỡnh giỏ tốt, làm nổi bật được trọng tõm, diễn đạt trong sỏng. Cú thể cũn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 6: Cơ bản đỏp ứng được những yờu cầu nờu trờn, phõn tớch và bỡnh giỏ chưa thật sõu sắc.
- Điểm 4: Bài làm cú bố cục, cú luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phỳ, văn viết chưa hay, cũn một vài lỗi về diễn đạt, dựng từ, đặt cõu.
- Điểm 2: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quỏ sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tớnh liệt kờ. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dựng từ, đặt cõu.
- Điểm 0: Khụng hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương phỏp.
Cỏc điểm 1,3, 5: Giỏm khảo cõn nhắc cỏc mức thang điểm trờn cho điểm phự hợp.
Hết..
kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2009- 2010
Môn thi Ngữ văn 7
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1 ( 4 điểm )
 Phân biệt tục ngữ với ca dao , dân ca? Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2 ( 4 điểm )
 Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” với câu tục ngữ “Học thầy không tầy học bạn” có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao ?
Câu 3 ( 4 điểm )
 Điểm giống nhau và khác nhau về âm thanh và về nghĩa của các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
Câu 4 ( 8 điểm )
 Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên của tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”.
 ....................Hết...........................
 ( Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)
đáp án chấm, thang điểm
kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện 
Năm học 2009- 2010
Môn thi Ngữ văn 7
Câu
nội dung
điểm
Câu1
_ Tục ngữ là câu nói dân gian còn ca dao, dân ca là bài thơ, bài hát
_ Tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của nhân dân còn ca dao, dân ca thể hiện tình cảm của nhân dân
* Lấy ví dụ minh hoạ :
_ Dẫn một câu tục ngữ và kinh nghiệm mà nó thể hiện
_ Dẫn một câu ca dao, dân ca và tình cảm, cảm xúc mà nó thể hiện 
1đ
1đ
1đ
1đ
Câu 2
_ Khẳng định hai câu tục ngữ không mâu thuẫn với nhau.
_Vì :
+ Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học thầy
+ Câu tục ngữ “Học thầy không tầy học bạn” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn
=> Chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau, việc học phải học nhiều đối tượng
1đ
 1đ
1đ
1đ
Câu 3
_ Điểm giống nhau về âm thanh của các từ : đều có vần “ âp”, đều láy phụ âm đầu
_ Điểm khác nhau về âm thanh của các từ : các từ có âm đọc khác nhau
_ Điểm giống nhau về nghĩa của các từ : đều chỉ trạng thái không bằng phẳng
_ Điểm khác nhau về nghĩa của các từ :
+ nhấp nhô : nhô lên, thụp xuống
+ phập phồng : phồng lên, xẹp xuống
+ bập bềnh : trạng thái lên xuống nhờ gió, sóng...
1đ
1đ
1đ
1đ
Câu 4
a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và nội dung cơ bản của đoạn trích
b. Thân bài:
_ Sự giao hoà với thiên nhiên của Nguyễn Trãi: cảm nhận tinh tế về cảnh sắc thiên nhiên côn Sơn, cuộc sống thoải mái, tự do gắn liền với thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên sâu sắc
_ Nhân cách thanh cao của Nguyễn Trãi: ông hài lòng với cuộc sống hiện tại, tâm hồn trong sáng, không màng tới phú quí danh lợi
c. Kết bài: Khẳng định, ca ngợi nhân cách của Nguyễn Trãi đồng thời nêu ra bài học hoặc liên hệ thực tế
1đ
3đ
3đ
1đ
============Hết=============

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de thi HSG van 7.doc