Đề thi học kì II môn: Ngữ văn – khối 7 thời gian: 90 phút

Đề thi học kì II môn: Ngữ văn – khối 7 thời gian: 90 phút

Câu1:Tác giả của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ là ai ?

a. Phạm văn Đồng. b. Trường Chinh. c. Hồ Chí Minh. d. I. Ê- ren- bua.

Câu 2: Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” có nội dung là:

a. Cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh.

b. Những hiểu biết sâu rộng về văn hóa các dân tộc trên thế giới của Hồ Chí Minh.

c. Đời sống và con người vô cùng giản dị của Hồ Chí Minh.

d. Lý tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn: Ngữ văn – khối 7 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I.TRẮC NGHIỆM : HS khoanh tròn các ý đúng những câu sau (3đ) : 
Câu1:Tác giả của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ là ai ?
a. Phạm văn Đồng. b. Trường Chinh. c. Hồ Chí Minh. d. I. Ê- ren- bua.
Câu 2: Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” có nội dung là:
a. Cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh. 
b. Những hiểu biết sâu rộng về văn hóa các dân tộc trên thế giới của Hồ Chí Minh.
c. Đời sống và con người vô cùng giản dị của Hồ Chí Minh. 
d. Lý tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh.
Câu 3: Trường hợp giao tiếp nào sau đây cho phép dùng câu rút gọn?
a. Giao tiếp với bạn bè
b. Học sinh giao tiếp với thầy cô giáo
c. Con cái giao tiếp với cha me.
d. Giao tiếp với người lớn tuổi
Câu 4. “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
a. Là thành ngư.õ b. Là tục ngữ. c. Là ca dao. d. Là dân ca.
Câu 5: Phần in đậm trong phần hội thoại sau đây thiếu thành phần nào của câu?
Bạn đi đâu thế?
Hà nội.
a. Trạng ngữ.õ b. Chủ ngữõ. c. Vị ngữ d. Cả a, b, và c.
Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có một câu tục ngữ hoàn chỉnh: 
“ Một mặt người bằng  ”
a. mười của cải. b. mười mặt của. c. mười vật chất. d. mười ruộng đất.
Câu 7:Cââu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
	a. Nhân hóa	b. So sánh 	c. Aån dụ 	d. Hoán dụ 
Câu 8: Nội dung khái quát toàn bộ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là gì?
a. Vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt.
b. Tiếng Việt giá có và đẹp đẽ trên nhiều phương diện.
c. Khả năng uyển chuyển trong cách đặt câu.
d. Tiếng Việt giàu chất nhạc.
Câu 9: Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
a. Tinh thần kháng chiến. b. Lòng yêu nước. 
c. Tình cảm, lòng vị tha. d. Tình cảm gia đình.
Câu 10: Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp cho câu tục ngữ sau :
 “ Có công mài sắc có ngày ”
a. Nên kim. b. Nên danh. c. Nên sắc. d. Thành danh. 
Câu 11: Cụm từ “ mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ?
a. Tôi rất yêu mùa xuân. b. Mùa xuân đẹp đã về. 
c. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. d. Hôm nay, lớp 7 học bài Mùa xuân của tôi.
Câu 12: Giữa trạng ngữ và chủ ngữ thường phân cách bởi dấu gì?
a. Dấu gạch ngang b. Dấu chấm 
c. Dấu chấm phẩy. d. Dấu phẩy
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) 
Câu 1: (1 điểm)
Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong đoạn thơ sau:
“Em tưởng giếng 
Em nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây”
Câu 2: (6điểm)
	Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:	Em hãy giải thích câu ca dao :
	 “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Đề 2: Em hãy giải thích câu ca dao :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
---HẾT---
 I. MA TRẬN: 
 Nội dung hính
Nhận biết
TN TL
Thơng hiểu
TN TL
 Vận dụng
TN TL
Tổng
Phần văn bản
2 
 0,5 
4
 1,0
6
 1,5
Phần Tiếng Việt
1 
 0,25 
4 1
 1,0 1,0
6
 2,25
Phần tập làm văn
1
 0,25 
 1
 6,0 
2 6,25
Tổng
3 
9 1
 1
 14 10,0
II. ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
a
x
x
x
b
x
x
x
c
x
x
x
x
x
d
x
II .LÀM VĂN : ( 7 điểm)
Câu 1:
“Em / tưởng giếng trong
CN VN 
Em / nối sợi dây dài
CN VN 
Ai / ngờ giếng cạn
CN VN 
Em / tiếc hoài sợi dây”
CN VN 
Câu 2:
Đề 1:
a. Mở bài : ( 0,5 điểm)
	- Nhân dân ta từ xưa đến nay có truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
	- Dẫn câu ca dao. Ông cha ta nhắc nhở mọi người có lòng nhân ái, giúp đỡ nhau.
b. Thân bài: ( 5 điểm)
	* Giải thích :
	- Nghĩa đen: bầu và bí dù khác nhau về tên gọi nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển, trưởng thành trên giàn – ngôi nhà quê hương của loài cây ấy.
	- Nghĩa bóng: “ bầu, bí” tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên cùng một mảnh đất, cùng dân tộc  thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
	* Tại sao ta phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?
	- Là người Việt nam, cùng một mẹ Âu cơ, mang chung dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền người hay miền xuôi, đồng bằng hay rừng núi cùng đều là anh em ruột thịt.
	- Trong cuộc sống, không thể sống lẻ loi mà cần có sự tương trợ, giúp đỡ nhau nhất là khi gặp hoạn nạn, khó khăn “ Lá lành đùm lá rách”. 
	- Từ xưa đến nay, câu ca dao có giá trị đúng đắn và thiết thực: 
 + Trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ đất nước đều nhờ sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của toàn thể nhân dân mà chúng ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
	 + Hiện nay, khi gặp thiên tai, lũ lụt thì đồng bào ta giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn. 
	- Những biểu hiện trên là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Đó là nghĩa cử cao đẹp, một việc làm tốt không những thể hiện đạo đức con người mà còn là cơ sở của tình thương yêu quê hương. 
c.Kết bài: ( 0,5 điểm)
	- Yêu thương giúp nhau là đạo lí, thể hiện nhân cách của con người.
	- Chúng ta hiểu và thực hiện theo lời dạy trên. 
Đề 2:
Học sinh vận dụng kiến thức và phương pháp lập luận giải thích tương tự đề 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi van 7 HKII.doc