Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn 7

Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn 7

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ Văn 7 theo 3 nội dung: Văn học, tiếng Việt và tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu văn bản, vận dụng kiến thức tiếng Việt và khả năng tạo lập văn bản của học sinh qua các văn bản đã học ở học kỳ 2, và qua thể loại văn nghị luận đã học, các bài tiếng Việt về câu và dấu câu.

II. HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA:

Hình thức: tự luận.

Cách thức tổ chức kiểm tra: học sinh trả lời các câu hỏi tự luận thời gian 90 phút.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2220Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PGD&ĐT TUMORONG 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDT BT THCS ĐĂKSAO	 Độc lập –Tự do –Hạnh Phúc
 ĐỀ THI HỌC KỲ II 
Năm học:2012-2013
 Môn : NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ Văn 7 theo 3 nội dung: Văn học, tiếng Việt và tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu văn bản, vận dụng kiến thức tiếng Việt và khả năng tạo lập văn bản của học sinh qua các văn bản đã học ở học kỳ 2, và qua thể loại văn nghị luận đã học, các bài tiếng Việt về câu và dấu câu.
II. HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: tự luận.
Cách thức tổ chức kiểm tra: học sinh trả lời các câu hỏi tự luận thời gian 90 phút.
III.ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) 
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2: (2 điểm) 
Thế nào là câu đặc biệt? Tìm câu đặc bịêt trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó? 
a. “Ôi, Em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.”.
b. “Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá”.
Câu 3: (6 điểm)
 Hãy chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
 ............. Hết .................
IV.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-MÔN NGỮ VĂN 7
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Văn bản
- Nghị luận hiện đại
Hiểu được ý nghĩa của một văn bản (Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%
Chủ đề 2:
 Tiếng Việt
 -Câu đặt biệt.
-Nhận khái niệm, câu đặc biệt trong các đoạn trích.
- Nội dung thông báo của câu đặc biệt.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
- Viết bài văn nghị luận chứng minh.
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu tục ngữ.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60%
Số câu:1
Số điểm:6
Tỉ lệ:60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60%
Số câu:3
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%
V.ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 
CÂU
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU ĐIỂM
Câu 1
2.0 điểm
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhắc nhở chúng ta bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2
2.0 điểm
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình Chủ-Vị.
Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng:
a.Ôi, Em Thủy ! -> Câu đặc biệt gọi đáp.
b. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá -> Câu đặc biệt nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
1 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
6.0 điểm
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
- Dẫn câu tục ngữ.
- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: 
* Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, 
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, 
- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và mở nước.
- Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thốngnhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc
- Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc.
- Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.
1.5 điểm
3.0 điểm
1.5 điểm
VI.HƯỚNG DẪN CHẤM
- Từ 6 đến 7 điểm: Học sinh đạt được các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
- Từ 4 đến 5 điểm: Học sinh đạt được một cách tương đối các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
- Từ 2 đến 3 điểm: Bài làm có chứng minh được một số ý nhưng còn sơ sài.Có bố cục tương đối rõ ràng. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu
- Cho1 điểm: Bài làm quá sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu.
-Cho 0 điểm: Bài làm để giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE HK II VAN 7 MA TRAN CHUAN.doc