Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010- 2011 môn : Sinh học thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010- 2011 môn : Sinh học thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1.( 1 điểm).

 Thế nào là thực vật quý hiếm? Lấy ví dụ minh hoạ. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

Câu 2.( 1,5 điểm).

 Nêu sự phân hoá và chuyên hoá một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hoá của các ngành động vật. ( Hô hấp, tuần hoàn, thần kinh và sinh dục)

Câu 3.( 2 điểm).

 Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Nêu tính chất và vai trò của một số hoocmon.

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1455Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010- 2011 môn : Sinh học thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD&ĐT huyện Lục yên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Trường THCS Phan Thanh Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đề Thi học sinh giỏi Lớp 9 Năm học 2010- 2011
Môn : sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.( 1 điểm).
 Thế nào là thực vật quý hiếm? Lấy ví dụ minh hoạ. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Câu 2.( 1,5 điểm).
 Nêu sự phân hoá và chuyên hoá một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hoá của các ngành động vật. ( Hô hấp, tuần hoàn, thần kinh và sinh dục)
Câu 3.( 2 điểm).
 Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Nêu tính chất và vai trò của một số hoocmon. 
Câu 4.( 1,5 điểm).
 Hãy giải thích sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. 
Câu 5.( 2 điểm).
 ở người thuận tay phải là trội hoàn toàn so với tay trái.
 1. Gia đình ông A có: Vợ thuận tay phải, chồng thuận tay phải sinh ra một đứa con thuận tay trái.
 2. Gia đình ông B có: Vợ thuận tay phải, chồng thuận tay trái sinh ra một đứa con thuận tay trái 
Hãy xác định kiểu gen về thuận tay của gia đình ông A và gia đình ông B.
Câu 6.( 2 điểm).
 Một phân tử ADN có chiều dài là 1,02 mm. Số nuclêotit của loại A chiếm tỉ lệ 10% tổng số nucleotit của ADN. Hãy tính:
Số nuclêotit của ADN. Số lượng từng loại nuclêotit của ADN.
Khối lượng của ADN.
Số liên kết hiđrô của ADN.
Khi phân tử ADN này nhân đôi 3 lần thì số lượng nucleotit của môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu? Tính số lượng mỗi loại nucleotit do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên.
______________________________________
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 Phòng GD&ĐT huyện Lục yên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Trường THCS Phan Thanh Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đề Thi học sinh giỏi lớp 8 Năm học 2010- 2011
Môn : sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.( 1 điểm).
 Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
Câu 2.( 2 điểm).
 Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Câu 3.( 3 điểm).
 Phân tích các đặc điểm cấu tạo của bộ xương và cơ của người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân. 
Câu 4.( 2điểm).
 Hãy giải thích sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
Câu 5.( 2 điểm).
 Máu gồm các thành phần cấu tạo nào? Phân tích chức năng của từng thành phần trên. 
 ________________________________
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 Phòng GD&ĐT huyện Lục yên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Trường THCS Phan Thanh Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
hướng DẫN CHấM Đề Thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2010- 2011
Môn : sinh học
cÂU
ĐáP áN
tHANG ĐIểM
1
- Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
- Ví dụ VD: Cây trắc, cây tam thất
- Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồnđể bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
0,25
0,75
2
- Hệ hô hấp:
 Từ chỗ hô hấp chưa phân hoá, động vật sống trong nước thở bằng màng bọc( Động vật nguyên sinh) hoặc bằng da( Ruột khoang, giun đốt), đến chỗ hình thành thêm phổi song chưa hoàn chỉnh, và da vẫn tồn tại ( lưỡng cư vừa thở bằng da, vừa thở bằng phổi), đến chỗ hình thành hệ ống khí ( Chân khớp)hoặc hình thành phổi ( bò sát), hình thành phổi và túi khí( Chim).
- Hệ tuần hoàn:
Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá ( động vật nguyên sinh, ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất( giun đốt, chân khớp) đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất.( động vật có xương sống).
- Hệ thần kinh:
Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá ( Động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh hình mạng lưới ( Ruột khoang), tới chỗ hình thành chuỗi hạch với hạch não, hach dưới hầu, chuỗi hạch bụng (giun đốt), đến hình chuỗi với hạch não lớn. Hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng ( chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống ĐVCXS.
- Hệ sinh dục:
Từ chỗ hệ sinh dục chưa được phân hoá ( Động vật nguyên sinh) đến chỗ được phân hoá song chưa có ống dẫn sinh dục ( Ruột khoang) đến chỗ đã có ống dẫn sinh dục giun đốt, chân khớp, động vật có xương sống.
0,5
0,25
0,5
0,25
3
a) Giống nhau.
- Đều cấu tạo từ tế bào nội tiết.
- Các tuyến nội tiết đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
b) Khác nhau.
Tuyến nội tíêt
Tuyến ngoại tiết
Các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu.
Kích thước nhỏ.
Chất tiết ra là hoocmon.
VD: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp
- - Các chất tiết ra theo ống dẫn đổ ra ngoài.
- Kích thước lớn.
- Chất tiết ra là enzim, có hoạt tính thấp hơn là hơn hoocmon.
VD: Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi.
c) Tính chất của hoocmon .
Mỗi hoocmonchỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmon này theo máu đi khắp cơ thể ( Tính đặc hiệu của hoocmon).
Ví dụ: Insulin do tuyến tuỵ tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết, hoocmon kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) lại chỉ có ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín và sinh tinh
Hoocmon có hoạt tính sinh học cao, Chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiêụ quả rõ rệt.
Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài . Ví dụ: người ta dùng insulin của bò ( thay insulin của người)để chữa bậnh tiểu đường cho người.
d) Vai trò của hoocmon .
 - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
 - Điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. Do đó các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lý.
02.5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
4
 Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. Bên cạnh đó màng phế nang của phổi, màng của tế bào và thành mao mạch rất mỏng tạo thuận lợi cho sự khuếch tán khí
1. ở phổi.
- Khí oxi: Trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
- Khí CO2 : Trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
2. ở tế bào:
- Khí oxi: Trong mao mạch cao hơn trong tế bào, nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Khí CO2 : Trong tế bào cao hơn trong mao mạch, nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
0,5
0,5
0,5
5
Quy ước gen: A- là gen quy định thuận tay phải
là gen quy định thuận tay trái.
1- Xét gia đình nhà ông A: ông A và vợ ông A đều thuận tay phải: Kiểu gen là: A- 
Con của ông A thuận tay trái: có kiểu gen: aa => cả bố và mẹ trong kiểu gen đều có gen a.
Vậy kiểu gen của ông A và vợ ông A là: Aa
Sơ đồ lai:
 P:Ông A. Aa ( Thuận tay phải) x Vợ ông A. Aa ( Thuận tay phải) 
GP: A , a	 A , a
F1: 1AA: 2 Aa : 1aa
2- Xét gia đình nhà ông B: ông B thuận tay trái: Kiểu gen : aa. 
 Vợ ông B thuận tay phải: Kiểu gen : A- 
Con của ông B thuận tay trái: có kiểu gen: aa => cả bố và mẹ trong kiểu gen đều có gen a.
Vậy kiểu gen của vợ ông B là: Aa
Sơ đồ lai:
P: Ông B. aa ( Thuận tay trái) xVợ ông B. Aa ( Thuận tay phải) 
GP: a	 A , a
F1: 1Aa : 1aa
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Tóm tắt:
L= 1,02 mm = 1,02.107= 10 200 000 M m
A= 10% N.
x= 3.
_____________
N =?
M = ?
H =?
N td =? 
 Atd, Ttd, Gtd,. Xtd.
Giải:
Tổng số nu của ADN là:
N= 2l: 3,4 = 2.10 200 000 : 3,4 = 6 000 000 (nu)
Khối lượng của ADN là:
M= N.300= 6 000 000 . 300= 1 800 000 000 (đvC)
0,25
0,25
0,25
6
Số liên kết H của AND là:
Số nu từng loại của gen là: 
 Theo đầu bài: A= 10% N=> A= 10. 6 000 000 : 100 = 600 000 ( nu)
G= N/2 – A= 3 000 000 – 600 000 = 2 400 000 ( nu)
Theo nguyên tắc bổ sung: A =T = 600 000 ( nu)
 G = X = 2 400 000 ( nu)
Số liên kết H của AND là: 
H= 2A + 3G = 2. 600 000 + 3. 2 400 000 = 8 400 000 (liên kết)
d.Tổng số nu môi trường nội bào cung cấp cho AND nhân đôi 3 lần là:
Ntd = N.( 2x – 1) = 6 000 000( 23- 1) = 42 000 000 (nu)
 Số lượng nu từng loại môi trường nội bào cung cấp là:
Atd = Ttd = A( 2x – 1) = T( 2x – 1) = 600 000 ( 23- 1) = 4 200 000 ( nu)
Gtd = Xtd = G( 2x – 1) = X( 2x – 1) = 2 400 000( 23- 1) =14 800 000 ( nu)
0,5
0,5
Phòng GD&ĐT huyện Lục yên Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Trường THCS Phan Thanh Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
hướng DẫN CHấM Đề Thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2010- 2011
Môn : sinh học
cÂU
ĐáP áN
tHANG ĐIểM
1
- Các thực vật sống ở trên cạn ( như cây rêu) cần phải có bộ phận để hút nước và thức ăn (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây (bó mạch dẫn bên trong).
- Những đặc điểm cấu tạo của rêu đó là: Chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá, và cả rễ. Do đó chức năng hút nước và muối khoáng, dẫn truyền là chưa hoàn chỉnh.
- Việc lấy nước và muối khoáng hoà tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Điều đó giải thích tại sao rêu thường chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây thường nhỏ bé.
0,25
0.5
2
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống dưới nước.
- Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc
- Vẩy là những tấm xương mỏng xếp như ngói lợp được phủ một lớp da tiết chất nhày mắt không có mi.
- Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức nâng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. 
- Cá chép đẻ trứng với số lượng lớn, thụ tinh ngoài.
Đặc điểm cấu tạo trong của cá chép thích nghi với đời sống dưới nước.
- Tiêu hoá: Cá chép có bóng hơi thông với thực quản bằng một ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.
- Tuần hoàn: Hệ tuần hoàn kín ( Một vòng tuần hoàn kín), tim hai ngăn( 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ).
- Hô hấp: Bằng mang.
- Bài tiết: Thận giữa có chức năng lọc máu và thải các chất không cần thiết ra ngoài nhưng khả năng lọc chưa cao.
- Thần kinh và giác quan: Hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não và tuỷ sống, các dây thần kinh. Bộ não phân hoá, trong đó có hành khứu giác, thuỳ thị giác và tiểu não phát triển hơn cả.
3
Đặc điểm cấu tạo
Đặc đỉêm thích nghi
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên và hẹp theo hướng trước sau.
- Cột sống đứng có dạng chữ S và cong ở 4 chỗ.
- Xương chậu nở và rộng, xương đùi to.
- Xương gót phát triển và lồi ra phía sau, các xương bàn chân khớp với nhau tạo hình vòm
- Các xương cử động của chi trên khớp động và linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay.
- Xương sọ phát triển tạo điều kiện cho não và hệ thần kinh phát triển.
- Các cơ vận động chi như cơ đùi, cơ bắp chân, cơ bắp tay phát triển.
- Để dồn trọng lượng các nội quan lên xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho đôi tay khi lao động.
- Chịu đựng trọng lượng của đầu và tác dụng chấn động từ các chi dưới dồn lên lúc di chuyển.
- Chịu đựng trọng lượng các nội quan và của cơ thể.
- Để dễ dàng di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương chân và cơ thể khi vận động.
- Để chi trên cử động được theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm , chế tạo công cụ lao động và thực hiện các động tác lao động.
- Để định hướng trong lao động và phát triển nhận thức tốt hơn.
- Tạo cử động linh hoạt giúp cơ thể di chuyển và lao động.
 Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. Bên cạnh đó màng phế nang của phổi, màng của tế bào và thành mao mạch rất mỏng tạo thuận lợi cho sự khuếch tán khí
1. ở phổi.
- Khí oxi: Trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
- Khí CO2 : Trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
2. ở tế bào:
- Khí oxi: Trong mao mạch cao hơn trong tế bào, nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Khí CO2 : Trong tế bào cao hơn trong mao mạch, nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
Các thành phần cấu tạo của máu: huyết tương: các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu: Vẩn chuyển oxi và cacbonic.
- Tiểu cầu: 
+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.
+Giải phóng enzim giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
- Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: Thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, phá huỷ các tế bào đã nhiễm bệnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi mon Sinh nam hoc 2011 2012.doc