Câu 1:
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
'' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo vội vã vượt trường giang
Cánh buồn to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
a. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào?
Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
MÃ ĐỀ 1 Câu 1: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: '' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chéo vội vã vượt trường giang Cánh buồn to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' a. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó? b. Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành câu chưa? Vì sao? c. Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ: ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' So sánh sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó. d. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó. Câu 2: a. Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao trong khoảng 10 câu. b. Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện đó. Câu 3 “ Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HD MÃ ĐỀ 1 Yêu cầu Câu 1 b. Chưa thành câu Vì tổ hợp từ đó chỉ mới là thành phần trạng ngữ c. Tìm được 2 từ cùng trường nghĩa với từ '' Rướn'' So sánh được sắc thái nghĩa (rướn: cố vươn lên cao về phía trước) d. Biện pháp tu từ: so sánh ( Chiếc thuyền .... như con tuấn mã, cánh buồn gương to như mảnh hồn làng''. Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó. Câu 2 a. Tóm tắt: đủ các chi tiết chính của truyện trong khoảng 10 câu b. Cảm nhận về cái chết của Lão Hạc: - Thương Lão Hạc phải chết một cách đau đớn. - Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: tự tìm đến cái chết vì không muốn sống vào số tiền dành dụm cho con; không muốn làm phiền mọi người.... - Cái chết của Lão hạc ó ý nghĩa tố cáo xã hội cũ - Ngoài các ý kiến trên, HS có thể nêu cảm nhận theo ý khác nhưng phải đảm bảo tính hợp lí. ( Cho điểm theo mức độ trên nếu bài viết không sa vào kể lại câu chuyện. Văn viết có cảm xúc, đúng ngữ pháp...). Câu 3 a. Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm: - Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu; - Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh. b. Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm. 1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng - Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. - Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ; - Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc 2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh - Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô + Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.. + Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. - Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ + Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở. + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa + Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Lưu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhưng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa. c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh: Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. - Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng. MÃ ĐỀ 2 Câu 1: "Giờ chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. Các...các...các... Một con bồ các kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây: a.Tìm các từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh trong đoạn văn. b.Xác định và phân tích tác dụng, hiệu quả thẩm mĩ của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Câu 3: “ Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. MÃ ĐỀ 2 Câu 1 1. Xác định từ láy tượng hình, từ láy tượng thanh: - Từ láy tượng hình: um tùm, bụ bẫm, lặng lẽ. - Từ láy tượng thanh: lao xao, râm ran. 2. Xác định và phân tích tác dụng, hiệu quả thẩm mĩ của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. a. Xác định: - So sánh: Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. Cái con này (bồ các)...vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. - Điệp ngữ: Hoa, ong, bướm - Nhân hóa: (Hoa móng rồng) bụ bẫm. (Bướm) hiền lành b. Phân tích tác dụng: - So sánh: so sánh, đối chiếu vật với vật, vật với người để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. - Điệp ngữ: Tạo sự nhịp nhàng cho câu văn, nhấn mạnh hình ảnh, làm phong phú thế giới loài vật. - Nhân hóa: Làm cho thế giới loài vật (cây cối, chim chóc, ong bướm) mang thuộc tính của con người, gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng mạnh, ấn tượng sâu sắc với người đọc. Câu 2 Học sinh cảm nhận được: Đoạn thơ là bức tranh sinh động cảnh thuyền về bến. Bốn câu: “Ngày hôm sau,đầy ghe,” Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. - Không khí đông vui tấp nập, ồn ào trên bến đỗ; - Hình ảnh thật thích mắt mang đến niềm vui Những con cá tươi ngon; - Lời cảm tạ chân thành: “Nhờ ơn trờiđầy ghe,” Bốn câu: “Dân chài lướithớ vỏ.” Miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến. - Hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn: Người dân chài, đứa con của biển khơi, mang đậm cái mặn mòi, cái vị xa xăm của biển. - Hình ảnh nhân hóa độc đáo: Chiếc thuyền nằm im mà như thấy cả sự mệt mỏi, say sưa; như đang lắng nghe chất muối, cái mặn mòi của biển đang thấm dần trong thớ vỏ của nó. Câu 3 a. Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm: - Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu; - Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh. b. Thân bài: 1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng - Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. - Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ; - Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc 2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh - Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô + Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.. + Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. - Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ + Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở. + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa + Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh: Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. - Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng.
Tài liệu đính kèm: