GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 30: Hàm số

GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 30: Hàm số

 §5. hàm số .

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được khái niệm hàm số

2. Kĩ năng: - Nhận biết được này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản

- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến

3. Thái độ:Rèn tính cần cù, sáng tạo trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của GV:Ghi các ví dụ 1, 2, 3, BT 24

 2. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, bảng nhóm

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 30: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30-10-2007
 §5. HÀM SỐ .
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được khái niệm hàm số 
2. Kĩ năng: - Nhận biết được này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản 
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến
3. Thái độ:Rèn tính cần cù, sáng tạo trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của GV:Ghi các ví dụ 1, 2, 3, BT 24 
	2. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, bảng nhóm 
 I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: 	( 6 ph)	
HS: Viết công thức thể hiện mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch 
Áp dụng : Hãy viết công thức tính 
a) Khối lượng m của thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8g/cm3 và có thể tích là V cm3
b) Viết công thức tính thời gian của một vật chuyển động đều trên một quãng đường 50km với vận tốc
 v (km/h) HD : a) m =7,8V b) t = 50/v
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: (3ph): Từ m = 7,8V, nếu cho V thay đổi thì giá trị m cũng thay đổi theo. Biểu thức m =7,8V thể hiện mối quan hệ giữa hai đại lượng biến thiên. Vậy biểu thức đó gọi là gì ? 
	b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15
ph
Hoạt động 1: MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HÀM SỐ
1.Một số VD về hàm số :
VD1: Nhiệt độ t(độC) tại các thời điểm t(h) trong cùng một ngày được cho bảng sau :
Nhận xét :
 Ví dụ 1 : 
- Nhiệt độ t phụ thuộc vào sư thay đổi của thời gian t(giờ)
* Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định một và chỉ một giá trị tương ứng của T. Ta nói T là hàm số của t 
GV : Trong thực tiễn và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng khác
Ví dụ 1 : Nhiệt độ T (0C) phụ thuộc vào thời điểm t (giờ) trong 1 ngày.
GV treo bảng phụ và hỏi nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày khi nào ?
Ví dụ 2 : m = 7,8V
GV : Công thức này cho biến m và V là hai đại lượng biến thiên nào ? 
- Hãy tính giá trị tương ứng của m khi V = 1, 2, 3, 4 theo nhóm 
Ví dụ 3 : t = 50/v 
với công thức trên cho biết v, t là hai đại lượng biến thiên nào ?
Hãy lập bảng các giá trị tương ứng của t khi biết v = 5, 10, 25, 50
Tổng hợp kết quả :
- Nhiệt độ t trong ngày phụ thuộc vào đại lượng nào ?
- Vào thời điểm t ta xác định mấy giá trị nhiệt độ t tương ứng ?
Tương tự như trên , ở VD 2 có nhận xét gì?
GV: Ta nói nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t. Khối lượng m là hàm số của thể tích V 
Ở VD3: thời gian t là hàm số của đại lượng nào ?
GV:Vậy hàm số là gì ?
HS quan sát bảng 
HS : Nhiệt độ cao nhất trong ngày là lúc 12h, thấp nhất và lúc 4h
HS: m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận 
V
1
2
3
4
m
7,8
15,6
23,4
31,2
HS : v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với a = 50
v
5
10
15
20
t
10
5
2
1
HS: Nhiệt độ t phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t (giờ)
-Với mỗi thời điểm t ta chỉ xác định một giá trị tương ứng của nhiệt độ t .
HS: Khối lượng của thanh đồng phụ thuộc vào thể tích của nó 
-Với mỗi giá trị của V ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của m 
HS: Thời gian t là hàm số của vận tốc
10
ph
Hoạt động 2:KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
2- khái niệm về hàm số:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y gọi là hàm số của x và x là biến số 
Chú ý :
 * Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y gọi là hàm hằng 
* y là hàm số của x viết y =f(x)
VD : y = f(x) = 2x
GV:Đại lượng y gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào ?
GV:Vẽ hình minh họa hàm số bằng biểu đồ ven 
y không phải là hàm số của x 
- Giới thiệu chú ý 1, 2, 3 
GV yêu cầu BT 24/SGK 
GV yêu cầu HS cho VD về hàm số 
Tính f(2) = 2.2 = 4
f(0) = ? f(1) = ?
HS trả lời khái niệm như SGK
24) y là một hàm số của đại lượng x vì thỏa mãn khái niệm hàm số 
HS : y = 2x 
HS: f(0)=2.0=0
 f(1)=2.1=2
7
ph
Hoạt động 3:CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Trả lời
Chọn bảng 2 , 3 
GV: Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng có giá trị tương ứng của chúng 
Bảng 1
x
-2
-1
-2
3
y
4
1
-4
9
Bảng 2
x
-2
-1
0
1
y
1
1
1
1
Bảng 3 
x
-3
-2
-1
1/2
y
-5
-7,5
-15
30
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3ph).
- Học thuộc khái niệm hàm số - Dựa vào bảng khái niệm để biết khẳng định y là hàm số của x 
- Tính được y khi biết biến x 
BTVN :26, 27, 28, 29, 30
HD : Bài 26 SGK 
x
-5
-4
-3
-2
0
1/5
y
-26
-21
?
?
?
?
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docd7-tu15-ti30-ham so.doc