GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 34: Đồ thị hàm số y= ax

GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 34: Đồ thị hàm số y= ax

 §7. đồ thị hàm số y= ax ( a o).

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài này , HS cần : Hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a 0)

2. Kĩ năng: Biết được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax. Hiểu rõ tính chất của đồ thị hàmsố y=ax và vẽ được đồ thị;

3. Thái độ:Rèn tính cần cù, sáng tạo trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của GV: phấn màu, bảng phụ vẽ hình và ghi đềbài tập + BTTN.

 2. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Chuẩn bị như hướng dẫn tiết trước.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 34: Đồ thị hàm số y= ax", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14-11-2007
 §7. ĐỒ THỊ HÀM SỐ y= ax ( a o).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài này , HS cần : Hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a 0)
2. Kĩ năng: Biết được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax. Hiểu rõ tính chất của đồ thị hàmsố y=ax và vẽ được đồ thị;
3. Thái độ:Rèn tính cần cù, sáng tạo trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của GV: phấn màu, bảng phụ vẽ hình và ghi đềbài tập + BTTN.
	2. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Chuẩn bị như hướng dẫn tiết trước.
 I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: kiểm tra sĩ số lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: 	( 5ph)	
HS1 : Chữa bài tập 37 tr 68 SGK.
HS2 : Thực hiện yêu cầu 
3. Giảng bài mới:
 	a. Giới thiệu bài: Các điểm M, N, P, Q, R trong bài biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho. Đồ thị của hàm số đã cho trong bài 37 là gì ?
	b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10
ph
Hoạt động 1: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LÀ GÌ ?
1- Đồ thị của hàm số là gì ?
Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; y) trên mặt phẳng tọa độ.
Ví dụ 1 (SGK) 
 GV : Các điểm M, N, P, Q, R trong bài biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho. Cho HS nhắc lại
GV : Đồ thị của hàm số đã cho trong bài 37 là gì ?
Vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là gì ?
GV : Đưa định nghĩa đồ thị của hàm số y = f(x) trong bảng phụ lên bảng.
Tập hợp các điểm M, N, P, Q, R gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho. 
Đồ thị của hàm số đã cho trong bài 37 là tập hợp các điểm 
HS : Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; y) trên mặt phẳng tọa độ.
15
ph
Hoạt động 2: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a 0)
2-/ Đồ thị của hàm số y = ax (a 0)
Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Nhận xét : (SGK) 
Ví dụ 2 (SGK) 
Giải 
y = –1,5x
x = –2 y = 3, điểm A(–2 ; 3) thuộc đồ thị của hàm số y = –1,5x. Vậy đường thẳng OA là đồ thị của hàm số đã cho.
 GV : Cho HS làm ví dụ 1
GV : Cho HS làm theo nhóm và cho đại diện một nhóm lên bảng làm.
GV : Từ khẳng định trên, để vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0) ta cần biết mấy điểm thuộc đồ thị ?
GV : Cho HS làm 
?4
a) A(4; 2)
b)
 GV : Cho HS đọc nhận xét trong SGK.
 GV : Hướng dẫn HS thực hiện ví dụ 2.
HS : Làm theo nhóm
Sau đó đại diện một nhóm lên trình bày. ?2
a) (-2; 4); (-1; -2); (0; 0); (1; 2); (2; 4)
b)
c) Các điểm còn lại nằm trên đường thẳng qua hai điểm (-2; -4) và (2; 4)
HS : Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0) ta cần biết 2 điểm phân biệt của đồ thị.
HS cả lớp làm vào vở. Sau đó 1 HS lên bảng trình bày. HS tự chọn điểm A và vẽ đường thẳng OA
HS : Đọc nhận xét trong SGK tr 71
14
ph
Hoạt động 3:CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
3-Bài 39/40 SGK:
BÀI 40 SGK:
GV: Đồ thị của hàm số là gì?
GV: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường như thế nào?
H: Muốn vẽ đồ thị của hàm số y = ax ta cần làm qua các bước nào?
GV: Cho HS làm bài 39/71 SGK
GV: Gọi HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy, đồ thị hàm số y = x và y = -x.
GV: Gọi HS khác lên bảng vẽ đồ thị của hàm số y = 3x; y = -2x.
GV: Quan sát các đồ thị bài 39 trả lời câu hỏi bài 40 SGK.
GV: Cho HS quan sát một đồ thị hàm số khác cũng có dạng một đường thẳng.
HS: Đọc to định nghĩa.
HS: Là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
HS: Cả lớp làm vào vở.
HS1: Vẽ hệ trục toạ độ và đồ thị hàm số y = x; y = -x.
HS2: đồ thị hàm số y = 3x; y = -2x.
HS: Nếu a > 0, đồ thị nằm ở các góc phần tư I và III, nếu a < 0 đồ thị nằm ở góc phần tư thứ II và IV.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1ph).
	- Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0)
	- Làm bài tập 41, 42, 43 / 72 – 73 SGK; 53, 54, 55 / 52 – 53 SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docd7-tu16-ti34 do thi ham so y=ax.doc