Tiết 54: §3.đơn thức.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức; quy tắc nhân hai đơn thức.
2. Kĩ năng: Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn; nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức; Thu gọn đơn thức.
3. Thái độ: Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi thu gọn đơn thức để xác định phần hệ số , phần biến, bậc của đơn thức.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: bảng phụ ghi đề bài tập
2. Chuẩn bị của HS: ôn tập nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Đọc rước nội dung của bài.
Ngày soạn:04-02 -2008 TIẾT 54: §3.ĐƠN THỨC. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức; quy tắc nhân hai đơn thức. 2. Kĩ năng: Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn; nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức; Thu gọn đơn thức. 3. Thái độ: Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi thu gọn đơn thức để xác định phần hệ số , phần biến, bậc của đơn thức. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của GV: bảng phụ ghi đề bài tập 2. Chuẩn bị của HS: ôn tập nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Đọc rước nội dung của bài. I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ph) +) Tính giá trị của các biểu thức sau: 2x2 – 5 tại x = ½ 6m – 2n2 tại m = 1/3; n = -1 GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng thực hiện. 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài: (1ph): Hôm nay chúng ta nghiên cứu một dạng đơn giản của biểu thức dại số. b. Tiến trình bài dạy: T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1: Đơn thức 1. Đơn thức +) Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số , hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức 0 GV: Cho HS thực hiện ?1 SGK có bổ sung thêm các biểu thức: 9; 3/6;x;y trên bảng phụ? GV; Các biểu thức nhóm4+5+6 vừa viết là các đơn thức.Còn các biểu thức nhóm 1+2+3 vừa viết không phải là đơn thức. GV: Vậy theo em thế nào là đơn thức? GV: Số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao? GV: Cho HS làm ?2 SGK GV: Củng cố bằng bài tập 10 SGK. HS: Hoạt động nhóm: Nhóm 1+2+3: Viết những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ. Nhóm 4+5+6: Viết những biểu thức còn lại. HS: Trả lời như SGK. HS: số 0 cũng là một đơn thức vì số 0 cũng là một số. HS: Giải miệng ?2 SGK HS: Trả lời miệng. 8 ph Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn 2. Đơn thức thu gọn: ( SGK) GV: Xét đơn thức 10x6y3. Trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến đó có mặt mấy lần, và được viết dưới dạng nào? GV:Ta gọi đơn thức 10x6 y3 là đơn thức thu gọn. 10: là hệ số của đơn thức; x6y3: là phần biến của đơn thức. GV: Thế nào là đơn thức thu gọn? GV: Các đơn thức ở mục 1, những đơn thức nào là đơn thức thu gọn? Những đơn thức nào không phải là đơn thức thu gọn? GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK? HS: Nêu được khái niệm như SGK. HS: Chỉ ra được những đơn thức thu gọn. HS: Đọc chú ý ở SGK. 7 ph Hoạt động 3: Bậc của đơn thức 3. Bậc của đơn thức: +) Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. +) Ví dụ: 2x5y3z có bậc là 9 GV: Cho đơn thức: 2x5y3z. Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không?Hãy xác định phần hệ số? Phần biến?số mũ của mỗi biến? GV: Tổng các số mũ của các biến là: 5+3+1= 9.Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. GV: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? GV: Cho HS đọc chú ý SGK GV: Hãy tìm bậc của các đơn thức sau: -5; -5/9x2y; 2,5x2y; 9x2yz; -1/2 x6y6 ? HS: Trả lời được. HS: Nêu được khái niệm như SGK. HS: Đọc chú ý . HS: Thực hiện trên bảng con. 6 ph Hoạt động 4:Nhân hai đơn thức 4. Nhân hai đơn thức: +) Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. GV: Nêu ví dụ: 2x2y . 9xy4 = ? GV: hướng dẫn: = (2.9).(x2.x)(y.y4) = 18 x3 y5 GV: Muốn nhân hai đơn thức ta tiến hành như thế nào? GV: Yêu cầu HS đọc chú ý ở SGK HS: Phát biểu được quy tắc. HS: Đọc phần chú ý. 5 ph Hoạt động 5: Củng cố thêm +) Hãy cho biết các kiến thức cần nắm vững trong bài học này?Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm và kĩ năng đó? +) Cho HS làm bài tập 13 SGK? HS: Nêu được HS: 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph). +) Học thuộc các kiến thức cơ bản trong bài. +) BTVN: 11 trang 32 SGK; 14,15,16,17,18 trang 11,12 SBT. +) Đọc trước bài đơn thức đồng dạng. IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: