GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 60: Đa thức một biến

GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 60: Đa thức một biến

Tiết 60: §7.đa thức một biến.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kiến thức:Nắm được khái niệm đa thức một biến , bậc của đa thức một biến.

2. Kĩ năng: Sắp xếp một đa thức; tìm bậc; hệ số , hệ số cao nhất , hệ số tự do. Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.

3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt , nhạy bén khi thu gọn và sắp xếp đa thức .

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập khái niệm đa thức , bậc của đa thức , cộng trừ các đơn thức đồng dạng. Bảng nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 60: Đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20-03-2008
TIẾT 60: §7.ĐA THỨC MỘT BIẾN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kiến thức:Nắm được khái niệm đa thức một biến , bậc của đa thức một biến.
2. Kĩ năng: Sắp xếp một đa thức; tìm bậc; hệ số , hệ số cao nhất , hệ số tự do. Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến. 
3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt , nhạy bén khi thu gọn và sắp xếp đa thức .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập khái niệm đa thức , bậc của đa thức , cộng trừ các đơn thức đồng dạng. Bảng nhóm.
 I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: 	( 6 ph)	
+) GV cho HS chữa bài tập 31 trang 14 SBT: Tính tổng của hai đa thức sau:
5x2y – 5xy2 +xy và xy –x2y2 + 5xy2 . Hỏi thêm: Tìm bậc của đa thức tổng?
X2 + y2 + z2 và x2 – y2 + z2 . Tìm bậc của đa thức tổng?
( GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng thực hiện )
3. Giảng bài mới:
 	a. Giới thiệu bài: (1ph): Em hãy cho biết mỗi đa thức trên có mấy biến? Hôm nay ta sẽ nghiên cứu đa thức một biến và những vấn đề liên quan đến nó?
	b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
13
ph
Hoạt động 1: đa thức một biến
1. Đa thức một biến:
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
Ví dụ: ( SGK)
bậc của đa thức một biến ( khác đa thức không, đã được thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
GV: Các em hãy viết các đa thức một biến?
GV: Thế naò là đa thức một biến?
GV: Giới thiệu kí hiệu đa thức và kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị nào đó của biến.
GV: Cho HS làm ?1 và ?2 SGK
GV: Nhận xét việc hoạt động nhóm của HS.
GV: Yêu cầu HS tìm bậc của các đa thức A(y) và B(x) nêu trên ?
GV: Từ 2 ví dụ hỏi: Bậc của đa thức một biến là gì?
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập 43 trang 43 SGK cho HS thực hiện ( giải miệng)
HS: Viết đa thức một biến theo nhóm trên bảng phụ
HS: Nêu được khái niệm.
HS: Lĩnh hội.
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Cử đại diện nhóm trình bày.( 2 nhóm)
HS: A(y) là đa thức bậc 2; B(x) là đa thức bậc 5.
HS: Nêu được khái niệm bậc của đa thức .
HS: 
đa thức bậc 5
đa thức bậc 1
đa thức bậc 3 
đa thức bậc 0
8
ph
Hoạt động 2: sắp xếp một đa thức
2. Sắp xếp một đa thức:
( SGK)
GV: Yêu cầu các nhóm HS tự đọc SGK, rồi trả lời các câu hỏi sau:
+) Để sắp xếp các hạng tử của một đa thức , trước hết ta thường phải làm gì?
+) Có mấy cách sắp xếp các hạng tử của đa thức ? Nêu cụ thể?
GV: Cho HS làm ?3 và ?4 SGK.
GV: Cho HS đọc nhận xét và chú ý SGK?
HS: Thực hiện.
HS: Thu gọn đa thức.
HS: Có 2 cách : theo luỹ thừa tăng hoặc giảm.
HS: Thực hiện cá nhân.
HS: Đọc
4
ph
Hoạt động 3: hệ số
3. Hệ số 
Ví dụ: 
P(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + 1/2
+) 6 là hệ số của luỹ thừa bậc 5
+) 7 là hệ số của luỹ thừa bậc 3
+) –3 là hệ số của luỹ thừa bậc 1
+) ½ là hệ số của luỹ thừa bậc 0.
+) 6 là hệ số cao nhất 
+) ½ là hệ số tự do.
GV: Gọi một HS đọc to phần 3) ở SGK?
GV: Giới thiệu hệ số tự do; hệ số cao nhất.
GV: Nêu chú ý như SGK
HS: Đọc 
HS: Nghe giảng và ghi bài.
10
ph
Hoạt động 4: Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà 
GV: Cho HS làm bài tập 39 trang 43 SGK, bổ sung câu c) 
Câu c) Tìm bậc của đa thức P(x)?Tìm hệ số cao nhất của P(x)?
GV: Cho HS tham gia trò chơi.
GV: Phổ biến nộidung, luật chơi. Yêu cầu chơi trong 3 phút , nhóm nào viết được đúng nhiều đa thức hơn là về đích trước.
HS: Thực hiện cá nhân bài 39 SGK.
HS: Tham gia trò chơi > 
Nội dung: Thi viết nhanh các đa thức một biến có bậc bằng số người của nhóm.
Luật chơi: Cử 2 nhóm , mỗi nhóm có từ 4 đến 6 người viết trên một bảng phụ. Mỗi nhóm chỉ có một bút dạ hoặc một viên phấn chuyền tay nhau viết, mỗi người viết một đa thức .
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph).
+) Học thuộc bài và làm các bài tập: 40;41;42 trang 43 SGK + 34;35;36;37 trang 14 SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctu28-ti60-da thuc mot bien.doc