§8- CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN
I/ Mục tiêu
- HS biết cộng, trừ đa thức một biến theo hai cách:
+ Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang.
+ Cộng, trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc.
- Rèn luyện các kỹ năng cộng, trừ đa thức: bỏ ngoặc, thu gọn đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, biến trừ thành cộng
II/ Giảng bài
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
- Giảng bài mới:
Ngày sọan : / /2009 Tuần : Ngày dạy : / /2009 PPCT Tiết : §8- CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN I/ Mục tiêu HS biết cộng, trừ đa thức một biến theo hai cách: + Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang. + Cộng, trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc. Rèn luyện các kỹ năng cộng, trừ đa thức: bỏ ngoặc, thu gọn đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, biến trừ thành cộng II/ Giảng bài Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV nêu câu hỏi: HS1: đa thức 1 biến là gì? Bậc của đa thức 1 biến? Bài tập 40 tr.43 SGK c) Tìm bậc của Q(x) (bổ sung) HS2: đa thức 1 biến là gì? Bậc của đa thức 1 biến? Bài tập 42 tr.43 SGK 2HS lên bảng kiểm tra bài cũ và làm bài tập. Bài 40/43) a) Q(x)=-5x6+2x4+4x3+(3x2+x2)- 4x-1 Q(x)= –5x6+2x4+4x3 +4x2–4x–1 b) Hệ số của luỹ thừa bậc 6 là – 5 (đó là hệ số cao nhất). Hệ số của luỹ thừa bậc 6 là -5. Hệ số của luỹ thừa bậc 4 là 2. Hệ số của luỹ thừa bậc 3 là 4. Hệ số của luỹ thừa bậc 2 là 4. Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -4. Hệ số tự do là –1. c) Bậc của Q(x) là bậc 6 Bài 42/43) P(3) =32–6.3+9=9–18+9=0 P(-3)=(-3)2–6.(-3)+9=9+18+9=36 Hoạt động 2: Cộng hai đa thức một biến GV nêu ví dụ tr.44 SGK GV: Ta đã biết cộng hai đa thức từ §6. GV viết cách 1 Sau đó gọi HS lên bảng làm tiếp. HS cả lớp làm vào vở Một HS lên bảng làm GV: Ngoài cách làm trên, ta có thể cộng đa thức theo cột dọc (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột). GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, nhắc nhở HS khi nhóm các đơn thức đồng dạng thành từng nhóm cần sắp xếp đa thức luôn. 1- Cộng hai đa thức một biến Ví dụ: cho hai đa thức: P(x)= 2x5+5x4-x3+x2–x–1 Q(x)= -x4+x3+5x+2 Tính P(x)+Q(x) Cách 1: P(x) + Q(x) =(2x5 + 5x4 - x3 + x2 – x – 1) +(-x4 + x3 + 5x + 2) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 – x – 1 -x4 + x3 + 5x + 2 = 2x5 + (5x4 -x4)+(- x3 + x3)+ x2 +(– x + 5x) +(– 1 + 2) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1 Cách 2: P(x) =2x5+5x4 - x3 + x2 – x – 1 Q(x)= -x4 +x3 + 5x + 2 P(x)+Q(x)=2x5+4x4+x2+4x+1 Hoạt động 3: TRỪ HAI ĐA THỨC MỘT BIẾN GV yêu cầu HS tự giải theo cách đã học ở §6, đó là cách 1. GV: Yêu cầu HS phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc có dấu “–“ đằng trước. GV nêu cách 2(tuông tự như phép cộng) Trong quá trình thực hiện phép trừ, GV cần yêu cầu HS nhắc lại: Muốn trừ đi một số, ta làm thế nào? Sau đó GV cho HS trừ từng cột, Rồi điền dần vào kết quả. GV giới thiệu cách trình bày khác của cách 2: P(x)–Q(x)= P(x) + [– Q(x)] GV trong quá trình làm yêu cầu HS cùng tham gia như xác định đa thức Q(x) và thực hiện P(x)+[–Q(x)] GV cho HS làm ? 1. - HS lên bảng làm cách 1. HS phát biểu quy tắc. HS: Muốn trừ đi một số, ta cộng với số đối của nó. HS trả lời các câu hỏi gợi ý của GV và thực hiện phép tính. HS chú ý nghe giảng. HS làm ? 1. 1- Cộng hai đa thức một biến Ví dụ: Tính P(x)–Q(x) với P(x) và Q(x) đã cho ở VD1. Cách 1: P(x)-Q(x)=(2x5+5x4-x3+x2-x-1) - (-x4 +x3 + 5x + 2) =2x5+5x4-x3+x2-x-1+x4-x3-5x-2 = 2x5 + (5x4+x4) + (-x3-x3) + x2 +(-x- 5x)+(- 2- 1) = 2x5+ 6x4 -2x3+ x2 - 6x -3 Cách 2: P(x) =2x5+5x4 -x3+x2-x - 1 Q(x) = -x4 +x3 +5x + 2 P(x)-Q(x)=2x5+6x4-2x3+x2-6x-3 Chú ý: (học sgk) Hoạt động 4: CỦNG CỐ GV cho HS làm bài tập 44 trang 45 SGK. GV nhắc nhở HS trước khi cộng (trừ) phải chú ý sắp xếp đa thức. HS làm bài tập. P(x) +Q(x) =9x4-7x3+2x2 – 5x - 1 P(x) –Q(x) =7x4-3x3+5x+ Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Bài tập 45; 46; 47; 48 trang 45 sgk. Học bài và chuẩn bị các bài tập trong phần LUYỆN TẬP trang 46 sgk. III- RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: