Tiết 10.
KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống được kiến thức đã học.
- Vận dụng được kiến thức đó để hoàn thiện bài kiểm tra.
2. Kĩ năng: Làm việc độc lập, sáng tạo, cẩn thận.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra photo
2. Học sinh: ôn tập kiến thức đã học.
Ngày giảng: .. Tiết 10. Kiểm tra I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống được kiến thức đã học. Vận dụng được kiến thức đó để hoàn thiện bài kiểm tra. 2. Kĩ năng: Làm việc độc lập, sáng tạo, cẩn thận. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đề kiểm tra photo 2. Học sinh: ôn tập kiến thức đã học. III. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức lớp (1’): Tổng số: . Vắng : 2. Ma trận hai chiều. Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng. 2(C1,2) 1 1(C7) 0.5 1(C11) 1 4 2.5 ĐL phản xạ ánh sáng, truyền thẳng ánh sáng 2(C3,4) 1 2(C8,9) 1 1(C13) 3 4 5 Gương phẳng, cầu lồi, Gương cầu lõm. 2(C5,6) 1 1(C10) 0.5 1(C12) 1 5 2.5 Tổng 6 3 6 4 2 3 12 10 Đề kiểm tra I. Trắc nghiệm khách quan: *Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng Câu 1: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng: A. Mặt Trời B. Ngọn nến đang cháy C. Mặt Trăng D. Cục than gỗ đang nóng đỏ. Câu 2: Vì sao ta nhìn thấy vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì vật được chiếu sáng. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. Câu 3: ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường: A. Trong suốt C. Không có vật cản B. Đồng tính D. Trong suốt và đồng tính Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với định luật phản xạ ánh sáng? A . Góc phản xạ bằng góc tới B. Góc tới khác góc khúc xạ C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. D. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là sai khi nói về gương cầu lồi? A. Tạo ra ảnh ảo của những vật đặt trước gương. B. ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. C. Vùng quan sát được của gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được của gương phẳng và gương cầu lõm có cùng kích thước. D. Vùng quan sát được nhỏ hơn so với gương phẳng. Câu 6: ảnh của một ngọn nến đang cháy quan sát được trong gương cầu lõm có chiều như thế nào? A. Không cùng chiều với chiều của ngọn nến B. Ngược chiều với ngọn nến. C. Cùng chiều với chiều ngọn nến D. A, B đều đúng. Câu 7: Hai chiếc áo trắng và xanh đều bị một vết mực đỏ như nhau. Tại sao ta lại nhìn thấy vết mực trên áo trắng rõ hơn vết mực trên áo xanh. A. Vì áo là những vật được chiếu sáng rồi phản chiếu ánh sáng đó vào mắt ta. áo màu trắng phản chiếu ánh sáng mạnh hơn áo xanh nên vết mực trên áo màu trắng được mắt ta nhìn thấy rõ hơn. B. Vì vết mục đỏ đặt trên nền vải sáng hơn. C.Vì màu xanh và màu mực khác nhau ít hơn. D. Vì màu đỏ sẽ nổi hơn trên nền trắng. Câu 8: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng, biết góc phản xạ i’ = 300, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: A. 300 B. 450 C. 600 D. 150 Câu 9: Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là: chọn câu trả lời đúng nhất. A. ảnh của các vật trong gương cầu lồi lớn hơn. B. Nhìn rõ hơn. C. ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn. D. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn. Câu 10: Trong các tác dụng của gương cầu lõm sau, tác dụng nào không đúng. A. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. B. Biến đổi một chùm tia phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. C. Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vât. D. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ là một chùm tia phân kì. II. Trắc nghiệm tự luận. Câu 11: Mỗi khi làm lễ chào cờ, học sinh đều xếp hàng dọc, theo lớp, theo tổ. Tại sao khi các bạn đã đứng trên cùng một đường thẳng thì người tổ trưởng không nhìn thấy phù hiệu trước ngực của các bạn đứng phía sau người đứng đầu? Câu 12: Gương cầu lồi thường được ứng dụng trong những trường hợp nào? vì sao? Câu 13: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng và đặt cách gương 4m. a) Hãy vẽ S’ của S tạo bởi gương (dựa vào định luật phản xạ ánh sáng). b) Xác định khoảng cách từ S’ đến S. S Đáp án- Thang điểm. * Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C D A D C A C D D * Câu 11: (1 điểm): Tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, nên tổ trưởng không nhìn thấy được các phù hiệu đó. Câu 12 (1 điểm): Làm kính hậu ô tô, căm ở những chỗ gấp khúc có vật bị che khuất. Vì vùng quan sát của nó rộng hơn gương phẳng và gương lõm. S S’ * Câu 13 (3 điểm): a) (1.5đ): b) (1.5đ) Vì khoảng cách S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương nên khoảng cách SS’ bằng 2 lần khoảng cách từ S đến gương và bằng 8m. 4. Củng cố (1’): Thu bài, nhận xét về thái độ làm bài của hs. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Đọc trước bài “ngồn âm” * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng. .. Ngày giảng: .. Chương II : âm học Tiết 11. Nguồn âm I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động. . Thái độ: yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sợi dây cao su. Cốc thuỷ tinh và thìa. Âm thoa. Một lọ nhỏ và bộ ống nghiệm. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (1’): Tổng số: .. Vắng: .. 2. Kiểm tra bài cũ (5’): Trả và nhận xét bài kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Nêu vấn đề. GV đặt vấn đề như phần mở bài trong SGK. HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm. GV đặt câu hỏi như C1, C2. Yêu cầu h/s thảo luận, suy nghĩ và trả lời. HS thảo luận theo bàn, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm. GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1 H10.1. HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và trả lời C3. GV làm thí nghiệm 2 (H 10. 2) yêu cầu hs quan sát và trả lời C4. HS quan sát, trả lời C4. GV: Thông báo khái niêm dao động thông qua 2 thí nghiệm trên. và lấy vd. HS: Chú ý, ghi nhớ, lấy vd về dao động GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm thí nghiệm 3 và hoàn thành C5. HS: Làm việc nhóm thực hiện tn và hoàn thành C5. GV: Từ các tn 1, 2, 3 em hãy rút ra kết luận: một vật phát ra âm thanh khi nào? HS: Cá nhân hoàn thành kết luận Hoạt động 4: Vận dụng. GV Nêu câu hỏi như C6 và yêu cầu HS trả lời HS: Cá nhân C6. GV: Nêu câu hỏi như C7. HS: cá nhân suy nghĩ, trả lời. GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời C8 HS: C8. GV: Biểu diễn TN. HS: Quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi. GV: Nhận xét. (2’) (10’) (13’) (10’) I. Nhận biết nguồn âm. C1. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. C2. II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? * Thí nghiệm 1: C3: Dây cao su dao động (Rung động) và phát ra âm. * Thí nghiệm 2: C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm, thành cốc thuỷ tinh đã rung động. Dao động là sự chuyển động qua lại vị trí cân bằng. * Thí nghiệm 3 : C5: Âm thoa có dao động. Kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách. Dùng hai tay giữ chặt 2 nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa. * Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động hoặc rung động. III. Vận dụng : C6: C7: C8: Dán vài tua giấy vào miệng lọ thì ta thấy tua giấy rung rung., C9: a) ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động. b) ống có nhiều nước phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước phát ra âm bổng nhất. c) Cột không khí trong ống dao động. d) ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất. ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất. 4. Củng cố (2’). GV hệ thống bài. Khắc sâu nội dung chính bằng cách cho hs đọc phần ghi nhớ. Đọc có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Học bài , Làm bài tập từ 10.1đến 10.5 SBT. Đọc trước bài 12. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng. ..
Tài liệu đính kèm: