Giáo án Bám sát Ngữ văn 6: Chủ đề : Văn tự sự

Giáo án Bám sát Ngữ văn 6: Chủ đề : Văn tự sự

Tiết 1-2-3: Lập dàn ý cho văn tự sự.

A/ Mục tiêu bài học.

Giúp HS nhận thức được về thể loại văn tự sự. Nâng cao kiến thức về thể loại văn tự sự.

Qua tiết học giúp HS biết cách lập dàn ý chi tiết.

Rèn kỹ năng lập dàn bài cho một bài văn.

B/ Chuẩn bị.

GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo.

Một dàn ý chi tiết.

 HS: đọc bài, học bài theo câu hỏi SGK trên lớp.

C/Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thảo luận,

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bám sát Ngữ văn 6: Chủ đề : Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề : Văn tự sự
 Loại chủ đề: Bỏm sỏt.
 Thời lượng: 8 tiết Lớp: 6A
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Trinh
 Ngày soạn: /12/2009 Ngày dạy: /12/2009
Tiết 1-2-3: Lập dàn ý cho văn tự sự.
A/ Mục tiêu bài học.
Giúp HS nhận thức được về thể loại văn tự sự. Nâng cao kiến thức về thể loại văn tự sự.
Qua tiết học giúp HS biết cách lập dàn ý chi tiết.
Rèn kỹ năng lập dàn bài cho một bài văn.
B/ Chuẩn bị.
GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo.
Một dàn ý chi tiết.
 HS: đọc bài, học bài theo câu hỏi SGK trên lớp.
C/Phương phỏp: vấn đỏp, giảng giải, thảo luận,
D/ Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Sách, vở.
3. Bài mới:
GV: Các em đã được biết: Tự sự là (tức là kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Để làm được điều đó chúng ta trước hết phải lập được dàn ý.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hd HS tỡm hiểu bố cục:
GV: bài văn tự sự có mấy phần? đó là những phần nào?
HS: Có 3 phần.
+ Phần mở bài.
+ Phần thân bài.
+ Phần kết bài.
GV: Mở bài nói gì? Thân bài nói gì? Kết bài nói gì?
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
HĐ2: Hd HS lập ý cho một bài văn cụ thể:
GV: Để lập được dàn ý các em hãy tìm hiểu đề, Vậy theo em đề yêu cầu gì?
HS: Kể một câu chuyện mà em thích bằng chính lời văn của em.
GV: Em hãy xác định nội dung cụ thể trong đề là gì?
HS: Truyện kể " Con Rồng, cháu Tiên",
- Nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự việc: Giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
- Diễn biến: 
+ LLQ thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ...
+ Âu Cơ con Thần Nông xinh đẹp ....
+ LLQ và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau....
+ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng...
+ LLQ và AC chia con lên rừng xuống biển...
+ Con trưởng theo AC lên làm vua....giải thích nguồn gốc của người Việt Nam. 
*HĐ3: Hd HS thực hành:
-GV tổ chức cho HS luyện nói kể lại các câu chuyện đã học.
-HS:-Thực hiện theo yêu cầu: đứng trước lớp kể, HS khác nhận xét.
I/ Bố cục của bài văn tự sự
+ Mở bài Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
II/ Lập dàn ý.
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện mầ em thích bằng lời văn của em?
- Tìm hiểu đề:
- Lập ý:
+Nhân vật:
+Sự việc:
+Diễn biến:
+ Kết quả:
+ý nghĩa của truyện.
-Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
Trong kho tàng truyện truyền thuết, cổ tích Việt Nam ta có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.Trong đó có một câu chuyện giải thích nhằm suy tôn nguồn gốc của người Việt Nam ta. Đó chính là câu chuyện "Con Rồng, cháu Tiên" - một câu chuyện mà em thích nhất.
2. Thân bài:
- Giới thiệu về Lạc Long Quân: con trai thần Long Nữ, thần mình rồng, sống dưới nước,có sức khoẻ và nhiều phép lạ...
- Giới thiệu về Âu Cơ: con của Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần....
- Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết thành vợ chồng....
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con trai....
- LLQ về thuỷ cung, AC ở lại nuôi con một mình...
- LLQ và AC chia con, kẻ xuống biển, người lên rừng...
- Con trưởng của AC lên làm vua....giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
3. Kết bài.
Câu chuyện trên làm em thật cảm động. Câu chuyện giúp em hiểu biết rõ hơn về nguốn gốc của người dân Việt Nam chúng ta - giòng giống Tiên, Rồng.
III. Luyện tập
4. củng cố, dặn dò.
GV: Để lập được dàn ý cho một đề văn tự sự thì làm thế nào?
Về nhà em hãy kể một câu chuyện khác mà em thích nhất?
 E. Đỏnh giỏ rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn: /12/2009
Ngày dạy: /12/2009
Tiết 4-5-6: Xây dựng nhân vât, tình tiết trong văn tự sự.
A/ Mục tiêu bài học.
Trên cơ sở HS đã biết thế nào là sự viêc, nhân vât trong văn tự sự, GV giúp HS hiểu đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: Nhân vật chính và nhân vật phụ.
Rèn kỹ năng viết văn tự sự.
B/ Chuẩn bị 
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Học bài và làm bài.
C/Phương phỏp: vấn đỏp, giảng giải, thảo luận,
D/ Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ? theo em trong văn tự sự có mấy ngôi kể?đó là những ngôi kể nào?
3. Bài mới:
Trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người.Đó là sự việc và nhân vật - hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sopóng đọng trong bài viết của mình, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ1: HD tỡm hiểu sự việc trong tỏc phẩm tự sự:
GV: Em hãy cho biết trong tác phẩm tự sự có mấy sự việc? Hãy chỉ rõ?
HS: Tự trình bày.
GV: em hãy chỉ rõ các sự việc đó trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
HS: + Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể.
+ Sự việc phát triển: Hai thần đến cầu hôn
Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
Sơn Tinh đến trước, được vợ
+ Sự việc cao trào: Thuỷ Tinh thua cuộc, ghen tuông, dang nước đánh Sơn Tinh.
Hai thần đánh nhau hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua , rút về.
+ Sự việc kết thúc: Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Gv: Sự việc trong tác phẩm tự sự có mấy yếu tố?
HS: Có 6 yếu tố.
GV: Em hãy chỉ rõ 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
HS: + Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ ở Phong châu, đất của vua Hùng.
+ Thời gian xảy ra: Thời vua Hùng.
+ Nguyên nhân: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm.
+ Kết quả: Thuỷ Tinh thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.
*HĐ 2: Hd tỡm hiểu nhõn vật trong tỏc phẩm tự sự:
GV: Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?
HS: trả lời theo suy nghĩ.
GV: Theo em có mấy kiểu nhân vật? Đó là kiểu nhân vật nào?
HS: Hai kiểu nhân vật: Nhân vật chính và nhân vật phụ.
GV: Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
HS: Được gọi tên, đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
GV: Em hãy lấy VD để minh hoạ cho những vấn đề trên?
HS: lấy VD.
*HĐ3: Hd HS thực hành:
-GV tổ chức cho HS luyện nói kể lại các câu chuyện đã học.
-HS:-Thực hiện theo yêu cầu: đứng trước lớp kể, HS khác nhận xét.
1. Sự việc trong tác phẩm tự sự
* 4 sự việc:
+ Sự việc khởi đầu.
+ Sự việc phát triển.
+ Sự việc cao trào.
+ Sự việc kết thúc.
* Yếu tố trong văn tự sự:
+ Ai làm(nhân vật).
+ Xảy ra ở đâu?(không gian, địa điểm)
+ Xảy ra lúc nào?(thời gian)
+ Vì sao lại xảy ra?(nguyên nhân)
+ Xảy ra như thế nào?(diễn biến, quá trình).
+ Kết quả ra sao?
2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Là người vừa thực hiện các sự việc hay vừa được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.
- Có hai kiểu nhân vật:
+ Nhân vật chính.
+ Nhân vật phụ.
* Ví dụ minh hoạ: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được giới thiêu: Hung Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương...
- Nhân vât chính: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất: Thuỷ Tinh.
- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương.
3. Thực hành:
4. Củng cố, dặn dò.
GV: ? em hãy nhắc lại những sự việc trong tác phẩm tự sự? Tác phẩm tự sự có những yếu tố nào?
? Trong tác phẩm tự sự có những nhân vật nào? nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
Gv: Về nhà em hãy tìm những yếu tố,sự việc, nhân vật chính, nhân vật phụ trong truyện Thánh Gióng? 
E. Đỏnh giỏ rỳt kinh nghiệm:
 Ngày soạn: /12/2009 Ngày dạy: /12/2009
Tiết 7-8: Ôn tập văn tự sự.
A/ Mục tiêu bài học.
Giúp HS hệ thống lại kiến thức về thể loại văn tự sự.
Rèn kỹ năng cảm thụ văn.
Biết cách làm bài văn tự sự
B/ Chuẩn bị: 
- GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS: Học bài và làm bài.
C/ Phương pháp: vấn đáp, giảng giảI, thgảo luận,..
D/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chúc: Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Hệ thống lại kiến thức về sự việc và nhân vật trong văn tự sự
GV: Theo em văn tự sự là gì? em hãy lấy VD?
HS: Văn tự sự là kể người và việc.
- VD: Truyện ST,TT kể về ST và TTđồng thời kể việc TT đánh ST để dành lại Mị Nương
* HĐ2: HD hệ thống lại chủ đề và dàn bài trong văn tự sự
GV:Cho HS đọc truyện "Ông Đổng" trong STK trang 17 (TLNG6).
HS: Đọc
GV: chủ đề của truyện trên nói về ai? GiảI thích điều gì?
HS: Về Ông đổng. GiảI thích hiện tượng bão, giông , sấm chớp.
GV: Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, kết bài?
HS: - Mở bài: Từ đầu đến "...mưa gió": Giới thiệu sự xuất hiện của Ông Đổng.
- Thân bài: tiếp đến "...đa đề": Những việc làm của Ông Đổng
- Kết bài: Đoạn còn lại: Vết tích còn lại.
*HĐ3: Hđ hệ thống về ngôI kể trong văn tự sự
GV: theo em văn tự sự có mấy ngôi kể?
HS: Có hai ngôi kể: - Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
GV: Truyện " Con Rồng, cháu Tiên" được kể theo ngôi thứ mấy?
HS: Ngôi thứ ba.
GV: Đọc một đoan truyện " Dế Mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài và yêu cầu HS cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
HS: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
* HĐ4: Hướng dẫn luyện tập:
GV: Yêu cầu HS làm mở bài ra giấy nháp?
HS: làm bài.
GV: THân bài cần nói những gì?
HS: - truyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"
- Hoàn cảnh Vua Hùng kén rể.
- Có ST,TT đến cầu hôn.
- Vua Hùng Ra điều kiện kén rể....
- ST đến trước lấy được Mị Nương, rước về núi....
- TT đến sau không lấy được đem quân đuổi đánh ST để cướp Mị Nương về...
- Kết quả: Thành Phong Châu....
- TT thua đành rút quân về...
- Hàng năm TT dâng nước đánh ......
GV: Nhận xét 
GV: Kết bài ntn?
 HS: tụ làm ra giấy nháp.
GV: Yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài làm
HS: Làm bài.
1. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
2. Chủ đề và dàn bài trong 
văn tự sự
- Truyện " Ông Đổng"
3. Ngôi kể trong văn tự sự
- ngôi thự nhất.
- ngôi thứ ba.
4. Đề bài:
Em hãy kể lại câu chuyện mà em thích nhất bằng lời văn của em?
Dàn bài
a. Mở bài
b. Thân bài
c. kết bài:
4. Củng cố và dặn dò:
GV: Về nhà làm đề bài trên.
E. Đánh giá rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docChủ đề 1- van tu su lop 6.doc