Giáo án cả năm Công nghệ 8

Giáo án cả năm Công nghệ 8

Tiết 1 BÀI 1 VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT

 TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu:

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất

- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật

- Có thái độ nghiêm túc đối với môn học

II. Chuẩn bị :

+ Đối với giáo viên:

- Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK

- Một số mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc xây dựng

- Bảng phụ

- Phiếu học tập

 

doc 118 trang Người đăng vultt Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/08/2010
 Ngày dạy: 18 /08/2010
Tiết 1 Bài 1 vai trò của bản vẽ kĩ thuật 
 trong sản xuất và đời sống
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất
- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật
- Có thái độ nghiêm túc đối với môn học
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK
Một số mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc xây dựng
Bảng phụ
Phiếu học tập
+ Đối với học sinh:
Mỗi tổ chuẩn bị một sản phẩm cơ khí
Đọc trước bài 1 SGK
III. phương pháp
Phát hiện và giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy cụ thể:
ổn định tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
ĐVĐ: Em muốn diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt một thông tin thì có thể biểu diễn như thế nào?
Bài mới:
Nội dung kiến thức cơ bản
I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
Tất cả các sản phẩm, công trình kiến trúc đều được trình bày theo 
một quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật
Có thể nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi và sử dụng
III. Bản vẽ dùng chung trong các lĩnh vực kĩ thuật.
Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình. Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống
Hoạt động của GV và HS
GV: Nhìn vào hình 1.1 hãy nói rõ ý nghĩa của từng hình vẽ
HS: trả lời
GV: Nhìn vào hình vẽ ta có thể biết được nội dung của hình vẽ do vậy hình vẽ là phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp
GV: Đưa mô hình ngôi nhà, lõi thép cho học sinh quan sát.
HS: Quan sát
? Các sản phẩm và công trình trên muốn chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của nhà thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì ?
HS: Trao đổi và trả lời
? Người công nhân khi chế tạo một sản phẩm hoặc xây dựng một công trình thì có thể căn cứ vào đâu?
HS: Thảo luận và trả lời
? Quan sát hình 1.2 SGK hãy nói mối liên quan đến bản vễ kĩ thuật?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Đưa vật thật để học sinh quan sát kết hợp với việc quan sát hình 1.3
HS: Quan sát
? Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì ta cần phải làm gì?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Phát phiếu học tập
ND: Em hãy nêu một vài VD về các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kĩ thuật
Cơ khí: 
Xây dựng:
Giao thông:
Nông nghiệp:
HS: Trao đổi, tìm hiểu và trả lời
GV: Cho H nhận xét chéo theo tổ
Tổng kết ; Hướng dẫn về nhà:
? Tại sao bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống?
? Hãy điền các chữ a, b, c vào các ô „ để các mệnh đề sau tương ứng với các hình 1.2 a, b, c SGK
„ Các kĩ sư đang dùng bản vẽ kĩ thuật để trao đổi ý kiến với nhau
„ Các nhân viên đang lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm 
„ Các công nhân đang căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để thi công công trình 
5.Hướng dẫn về nhà: 
- Trả lời câu hỏi theo SGK
Đọc trước bài 2 SGK
Mỗi tổ chuẩn bị mô hình một hình hộp chữ nhật
Ngày soạn: 17/08/2010
 Ngày dạy: 19/08/2010
 Tiết 2	 Bài 2 hình chiếu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hình chiếu
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật
- Biết được các hình chiếu của một vật thể trong thực tế
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
- Đèn pin, một số biển hiệu
- Mô hình hình hộp như hình 2.3, 2.4 SGK
- Bảng phụ
+ Đối với học sinh:
Một số hình hộp để quan sát
III. phương pháp
Phát hiện và giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy cụ thể:
ổn định tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
?Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất. Cho ví dụ minh hoạ
HS: Lên bảng trả lời
Bài mới:
ĐVĐ: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài : “ Hình chiếu”.
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động của giáo viên và học sinh
I. Khái niệm về hình chiếu
Chiếu một vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu
II. Các phép chiếu
Phép chiếu xuyên tâm ( Hình 2.2a )
Phép chiếu song song ( Hình 2.2b )
Phép chiếu vuông góc ( Hình 2.2c )
III. Các hình chiếu vuông góc
1. Các mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện ( Mặt phẳng chiếu đứng )
- Mặt nằm ngang ( Mặt phẳng chiếu bằng )
- Mặt cạnh bên phải ( Mặt phẳng chiếu cạnh ) 
2. Các hình chiếu
Hình chiếu sẽ tương ứng với hướng chiếu
Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước
Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
IV. Vị trí các hình chiếu
Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ 
Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới trùng 
với mặt phẳng chiếu đứng
Mặt phẳng chiếu đứng được mở sang phải trùng với mặt phẳng chiếu đứng
GV: Nêu tình huống khi trời nắng hoặc tối có ánh điện ta nhìn thấy bóng của mình ở dưới mặt đất
HS: Kết hợp quan sát hình 2.1 SGK
? Em hãy chỉ ra đâu là mặt phẳng chiếu, tia chiếu, hình chiếu?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Nhấn mạnh lại
GV: Cho học sinh quan sát tranh hình 2.2 đặt câu hỏi:
? Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c SGK
HS: Thảo luận
GV: Kết luận: đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau
? Cho ví dụ về các phép chiếu này trong tự nhiên?
HS: Thảo luận và trả lời
HS: Quan sát hình 2.3 và mô hình ba mặt phẳng chiếu
? Nêu vị trí của các mặt chiếu đối với vật thể?
HS: Nghiên cứu và trả lời
? Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK và nghiên cứu trả lời.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
GV: Cho HS quan sát mô hình
? Hãy nêu vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh khi gập lại?
HS: Tìm hiểu mô hình và thảo luận theo nhóm
Các nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.5
? Cho biết vị trí các hình chiếu được sắp xếp như thế nào?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK
4.Củng cố; Hướng dân về nhà:
 ? Vì sao phải dùng hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu ta dùng một hình chiếu có thể biểu diễn được vật thể hay không?
? Hãy ghi tên gọi mặt phẳng chiếu, tên hình chiếu và hướng chiếu tương ứng với các mặt phẳng vào bảng sau :
Mặt phẳng
Mặt phẳng chiếu
Hình chiếu
Hướng chiếu
Chính diện
Nằm ngang
Cạnh bên phải
Hướng dân về nhà: 
- Hướng dẫn làm BT số 3 SGK; Đọc mục có thể em chưa biết
Đọc trước bài 3 SGK
Mỗi em chuẩn bị 02 tờ giấy khổ A4 và dụng cụ vẽ
Làm bài tập SBT 
Ngày soạn: 24/08/2010
 Ngày dạy: 25/08/2010
 Tiết 3 Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện 
I. Mục tiêu:
- Nhận diện được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, Hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
- Đọc được bản vẽ vật thể có hình dạng HHCN, lăng trụ đều, hình chóp đều
- Có ý thức trong giờ học và tìm tòi nhận dạng vật thể trong cuộc sống
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
Tranh vẽ hoặc mô hình vật thể một số mặt phẳng, vật thật 
+ Đối với học sinh:
Mỗi tổ chuẩn bị một mẫu vật : Hộp thuốc lá, hộp bút
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
ổn định tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
ĐVĐ: Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đềuChúng ta cùng đi nghiên cứu bài: “ Bản vẽ các khối đa diện “
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Khối đa diện 
Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng
II. Hình hộp chữ nhật
Thế nào là hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
- Hình chiếu đứng có dạng hình chữ nhật, thể hiện chiều dài và chiều cao hình chữ nhật
- Hình chiếu bằng là thể hiện chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật
- Hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao
II. Hình lăng trụ đều
1. Thế nào là hình lăng trụ đều
Hình lăng trụ đều là hình bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
 (SGK trang 17)
IV. Hình chóp đều(SGK/17)
1.Thế nào là hình chóp đều
2.Hình chiếu của hình chóp đều
GV: Cho H quan sát hình 4.1 và mô hình
HS: Quan sát và nghiên cứu
? Các khối hình học được bao bởi các hình gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Kết luận
GV: Cho H quan sát hình 4.2 và kèm theo vật thật
HS: Quan sát
? Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì? Các cạnh và các mặt của hình hộp có đặc điểm gì?
HS: Hoạt động theo nhóm trả lời
Các nhóm nhận xét chéo nhau
GV: Kết luận như SGK
GV: Yêu cầu H tham khảo nội dung câu hỏi SGK và trả lời
HS: Quan sát trả lời
GV: Kết luận 
GV: Yêu cầu H xem tranh và mô hình
HS: Quan sát tranh
? Trả lời câu hỏi trong SGK
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Kết luận
GV: Tương tự như phần HHCN 
 H tự trả lời, lập bảng và ghi vào vở
GV: Về nhà tự làm và trả lời câu hỏi vào vở
HS: Tiếp thu và nhận bài
Tương tự như hình hộp chữ nhật
4. Củng cố; Hướng dẫn về nhà: ( 5 phút )
? Dựa vào các phần đã học trên hãy cho biết các khối đa diện được xác định bằng kích thước nào?
HS: Trả lời
 Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị đồ dùng bài 5 để thực hành
Ngày soạn: 24/08/2010
 Ngày dạy: 26/08/2010
Tiết 4 Bài 3 + 5: Bài tập thực hành hình chiếu vật thể
 đọc bản vẽ khối đa diện
I. Mục tiêu:
- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu
- Biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ
- Có kĩ năng nhận biết hình chiếu của vật thể
- Có ý thức học tập trong khi thực hành
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
Bài tập thực hành vẽ mẫu khung tên, hình cái nêm trên bảng phụ 
Một số mô hình vật mẫu thực hành
+ Đối với học sinh:
Dụng cụ compa, thước kẻ, bút chì, giấy A4, tẩy
Vở bài tập, giấy nháp
IV. Các hoạt động dạy cụ thể:
ổn định tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ 
* Chữa bài tập số 3 SGK
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt
-Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể
Ví dụ: Cắt đôi quả cam ta biết được cụ thể hình dạng, cấu tạo bên trong của nó
ốNhận xét phần trả lời và đánh giá cho điểm
Bài mới:
ĐVĐ: Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau. Chúng được bố trí ở các vị trí nhất định trên bản vẽ. Để đọc thành thạo một số bản vẽ đơn giản chúng ta cùng làm: “ Bài tập thực hành- Hình chiếu của vật thể 
1.Nội dung t ... ù hợp điện áp mạng điện
4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà
- Thiết kế, lắp đảm bảo đủ cung cấp điện và dự phòng cần thiết
- Đảm bảo an toàn
- Dễ kiểm tra, sửa chữa
- Thuận tiện, bền chắc
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà
- Mạch chính
+ Từ sau đồng hồ đo điện, qua các gian phòng gồm dây pha và dây trung hòa
+ Mắc trên cao, sát trần nhà hoặc trong ống nhựa, trong tường
- Mạch nhánh: Mắc song song với nhau, lấy điện từ mạch chính đến các đồ dùng điện
Hoạt động 4: Củng cố; tổng kết; Dặn dò (7’)
HS: - Quan sát sơ đồ / 175; Điền từ, cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau:
Mạng điện trong nhà
Cấu tạo
Gồm các phần tử:
1...
2..
3.
4.
Yêu cầu
1..đủ điện
2.Đảm bảo an toàn cho.....
3.thuận tiện, .
4....và sửa chữa
Đặc điểm 
1.Có điện áp định mức 
2.Đồ dùng điện trong nhà rất ....
3.. phải phù hợp với điện áp mạng điện
- Tóm tắt bài
GV: Cùng HS trả lời câu hỏi 1 cuối bài
Hướng dẫn câu 1: Cho HS dùng bút thử điện thử với mạch điện trong lớp học
*Dặn dò: Trả lời hoàn thành bài tập theo vở bài tập
Tìm hiểu trước bài 51: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong nhà
	Ngày soạn: 05/04/2011
 Ngày dạy: 06/04/2011
Tiết 44 Bài 51 thiết bị đóng cắt và lấy điện của 
 mạng điện trong nhà
I. Mục tiêu:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
- Phân biệt được các thiết bị đóng cắt, lấy điện trong thực tế
- Biết sử dụng các thiết bị hợp lí và an toàn
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
Tranh vẽ phóng to theo bài
Vật thật: Công tắc điện, cầu dao, ổ điện ....
+ Đối với học sinh:
Nghiên cứu bài, sưu tầm các thiết bị đóng, cắt, lấy điện
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
 1. ổn định lớp:
2 . Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?
 HS2: Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào
3. Bài mới:
Các hoạt động dạy và học
Nội dụng cơ bản
Hoạt động 1: Định hướng
HS: nêu mục tiêu bài
GV:- Khẳng định lại mục tiêu
- Bổ xung trong thực tế các thiết bị này rất đa dạng, phân biệt với các thiết bị khác
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần I
GV: - Cho HS quan sát tranh hình 51.1
- Mô tả mạch điện chính và sơ đồ mạch điện tương đương
HS: - Thực hiện yêu cầu tìm hiểu
( Trường hợp a đèn sáng do mạch kín, b đèn tắt do mạch hở )
 Hãy nêu công dụng của công tắc điện
HS: - Quan sát hình 51.2
- Quan sát vật thật
- Nêu cấu tạo của công tắc điện
- Đọc số liệu kĩ thuật ghi trên công tắc
- Giải thích ý nghĩa
GV: Nhận xét, điều chỉnh, bổ xung
HS: - Căn cứ vật thật, phân loại theo cách của mình
- Đọc SGK
- Nêu căn cứ phân loại các loại công tắc
- Thử trên vật thật
HS: Thử với mạch điện thật
- Thực hiện yêu cầu điền từ vào chỗ dấu chấm . bằng bút chì vào SGK
- Chữa bài
GV: Nhận xét, kết luận
HS:- Đọc SGK
- Nêu công dụng của cầu dao
- So sánh công dụng của cầu dao và công tắc điện
HS: Quan sát hình 51.4
- Quan sát vật thật
- Nêu cấu tạo của cầu dao
GV: Điều chỉnh, bổ xung và kết luận
HS: Đọc SGK
- Quan sát tranh
 Nêu cách phân loại và các loại cầu dao
Cấu tạo chung của ổ điện, phích điện?
 Những chú ý khi sử dụng?
I. Thiết bị đóng - cắt mạch điện
1. Công tắc điện
 a. Khái niệm
Là thiết bị đóng - cắt điện có cường độ lớn
 b. Cấu tạo
- Vỏ : Nhựa
- Cực động: đồng, sắt mạ
- Cực tĩnh: đồng, sắt mạ
 c. Phân loại
- Theo số cực: 2, 3 cực
- Theo thao tác đóng cắt: Công tăc bật, bấm, xoay..
 d. Nguyên lí làm việc
- Khi đóng: Cực động tiếp xúc cực tĩnh
- Khi cắt: Cực động tách khỏi cực tĩnh, mạch điện bị ngắt
- Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì
2. Cầu dao
 a. Khái niệm
Đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính của mạng điện
 b. Cấu tạo
- Vỏ : Nhựa, sứ
- Các cực động: Đồng
- Các cực tĩnh: Đồng
 c. Phân loại 
- Theo số cực: 1, 2, 3 cực
- Theo số pha: 1, 3 pha
II. Thiết bị lấy điện
1. ổ điện
2. Phích điện
4.Hoạt đông: Củng cố, tổng kết, hướng dẫn về nhà: 5'
HS: - Đọc phần ghi nhớ
- Nhận biết, phân loại các thiết bị đóng - cắt, lấy điện thật
* Câu hỏi và bài tập: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào các câu sau:
1. Công tắc thường đượclắp trên dây . , nối tiếp với ., sau .
2.Khi đóng công tắc cực động  với cực tĩnh làm 
3.Không sử dụng ổ điện, phích điện và cầu dao điện bị  hoặc ..
4.Khi sử dụng phích cắm điện phải chọn loại có chốt và số liệu kĩ thuật phù hợp với .
*Đáp án: 
1. pha ; tải, cầu chì
2. tiếp xúc, kín mạch
3.vỡ, sứt mẻ
4. ổ điện
GV: Cùng HS trả lời câu hỏi cuối bài
Ngày soạn: 12/04/2011
 Ngày dạy: 13/04/2011
Tiết 47 Bài 53 Thực hành
thiết bị đóng cắt và lấy điện
Cầu chì
I. Mục tiêu:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo của công tắc điện, nút ấn, ổ điện, phích cắm điện
- Hiểu được công dụng, cấu tạo của cầu chì và aptomát
- Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trên trong mạch
- Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của các thiết bị điện trong mạng điện
- Biết sử dụng các thiết bị hợp lí và an toàn
-Có ý thức an toàn khi sử dụng điện, bảo vệ mạng điện trong nhà 
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
Vật thật: 5 bộ Thiết bị đóng cắt, thiết bị lấy điện, tua vít 2 cạnh, 4 cạnh; Cầu chì ống, bóng đèn 6V – 12 V; Máy biến áp 220V -> 6V- 12V; bảng điện
+ Đối với học sinh:
Nghiên cứu bài, sưu tầm các thiết bị đóng, cắt, lấy điện
Mẫu báo cáo thực hành
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
 1. ổn định tổ chức lớp:
2 . Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Trong nhà em có những thiết bị đóng cắt và lấy điện nào, Hãy mô tả cấu tạo của các thiết bị đó?
Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như: Bàn là điện, quạt điện vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Xác định mục tiêu; nội dung; chuẩn bị; Phân công vị trí và đồ dùng dụng cụ thực hành 
HS: Đọc mục tiêu bài; Khâu chuẩn bị theo yêu cầu bài 52, bài 54 SGK/181;186
GV: Nhấn mạnh lại mục tiêu và giới thiệu đồng hồ vạn năng, máy biến áp, bóng đèn, cầu chì, dụng cụ...
HS: Đọc SGK, nêu nội dung và trình tự thực hành
GV: Hướng dẫn cách thực hiện nội dung bài 
GV: Chia nhóm 
- Phát đồ dùng, thiết bị
*GV: Nhắc nhở an toàn thực hành
+Làm việc theo qui trình, không tuỳ tiện thử điện , đảm bảo an toàn điện
 +Bảo vệ cơ sở vật chất, khi sử dụng các đồ vật phải cẩn thận không làm rơi, để mạnh, đặt đúng chiều, phương của đồng hồ vạn năng, máy biến áp, bóng đèn, cầu chì 
+Đảm bảo kỉ luật, trật tự
+Đảm bảo an toàn cá nhân, an toàn lớp học
Hoạt động 2: GV thực hiện mẫu- HS quan sát 
Nội dung 1: - Đọc số liệu kĩ thuật, giải thích ý nghĩa và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành
GV:Chỉ vị trí số liệu kĩ thuật, giải thích ý nghĩa
GV: Đọc và giải thích ví dụ 1 số liệu
VD: 220V - 10A ( Ghi trên công tắc )
(- Điện áp định mức của công tắc là 220V
- Dòng điện định mức của công tắc là 10A)
Phải sử dụng công tắc đúng Uđm và Iđm, nếu quá Uđm thì công tắc giảm khả năng cách điện. Quá dòng điện định mức thì phần tiếp điện sẽ nóng dẫn đến phá hủy công tắc
Nội dung 2: - Quan sát, tìm hiểu chức năng của cầu chì bảo vệ mạch điện khỏi hiện tượng ngắn mạch
a.Trường hợp mạch điện làm việc bình thường
b.Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì
GV: Phân tích sơ đồ, hướng dẫn cách mắc mạch điện theo mẫu và vận hành
6v
K
6v
K
a.Trường hợp mạch điện làm việc bình thường b.Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì
Hoạt động 3: HS thực hành – GV quan sát theo dõi giúp đỡ 
- HS: Thực hiện lần lượt từng nội dung
GV: Theo dõi, uốn nắn
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết; đánh giá bài thực hành 
HS: - Ngừng làm bài
- Kiểm tra chéo
- Báo cáo kết quả
GV: Cùng HS nhận xét, đánh giá, cho điểm 1 nhóm
HS: Căn cứ vào nhận xét mẫu tự đánh giá bài của nhóm
- Nộp thu hoạch, thu dọn chỗ thực hành
GV: Nhận xét chung
Hoạt động 5.Dặn dò:
. Câu hỏi - Bài tập : 
Tìm hiểu bài 55 Sơ đồ điện
Ngày soạn: 19/04/2011
 Ngày dạy: 20/04/2011
 Tiết 48	 Bài 55 sơ đồ điện
I. Mục tiêu:
Qua bài học GV phải làm cho HS:
- Hiểu được khái niệm sơ đồ, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện
- Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà
-Có ý thức tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện dùng trong gia đình
II. Chuẩn bị :
+ Đối với giáo viên:
Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
Tranh vẽ phóng to theo bài
Mạch điện thực tế
+ Đối với học sinh:
Nghiên cứu bài
Quan sát các mạch điện thực tế
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
 1. ổn định tổ chức lớp:
2 . Kiểm tra bài cũ: Trả bài
3. Bài mới:
Các hoạt động dạy và học
Nội dụng cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: HS: nêu mục tiêu bài
GV: - Nhấn mạnh lại
- Cho HS quan sát một số sơ đồ điện
- Để nghiên cứu, lắp đặt được dễ dàng người ta làm như thế nào ta sang bài 55
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần 1: Sơ đồ điện là gì?
gọi hs lên lắp mạch điện chiếu sáng và vẽ sơ đồ mạch điện.
GV: Giới thiệu các phần tử mạch điện
- Đặt câu hỏi
 ở sơ đồ điện, mỗi phần tử đó được biểu diễn bằng kí hiệu nào
Nhận xét việc vẽ mạch điện theo kí hiệu với thực tế
 Nêu tác dụng của sơ đồ điện, khái niệm sơ đồ điện
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu phần 2
HS:- chơi trò chơi công nghệ (gv đưa ra luật chơi)
GV: Vẽ các kí hiệu lên bảng
HS: Căn cứ bảng 55.1, đọc tên các phần tử được biểu diễn bởi mỗi kí hiệu
GV: Giải thích: "Kí hiệu quy ước"
Hình vẽ quy định theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu phần 3
GV: Giới thiệu có 2 loại sơ đồ điện thường dùng: Sơ đồ nguyên lí - Sơ đồ lắp đặt
HS: Quan sát hình 55.2; 55.3
So sánh 2 sơ đồ sự giống và khác nhau
Thế nào là sơ đồ nguyên lí
 Thế nào là sơ đồ lắp đặt
Công dụng của mỗi loại
GV: Cho HS quan sát hình 55.4ab và hình 55.4csd
HS: Thực hiện yêu cầu tìm hiểu
- Nhận xét
GV: Nhận xét điều chỉnh
1. Sơ đồ điện là gì
Sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện
2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện
- Là những hình vẽ được tiêu chuẩn hóa
VD:	A
	O
	 	 )
 .
3. Phân loại sơ đồ điện
a. Sơ đồ nguyên lí
- Chỉ nói lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vi trí lắp đặt
- Để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện
b. Sơ đồ lắp đặt
- Thể hiện vị trí, cách sắp xếp các phần tử trong mạch
- Để nghiên cứu lắp đặt, kiêm tra, sửa chữa mạch điện
- Sơ đồ 55.4ac là sơ đồ nguyên lí
- Sồ đồ 55.4ac là sơ đồ lắp đặt
Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà (5')
HS: - Đọc ghi nhớ
Thực hiện bài tập 3/192 bằng bút chì vào SGK
*Hãy vẽ kí hiệu của các phần tử mạch điện sau
Phần tử mạch điện
Hình vẽ kí hiệu
Công tắc hai cực
Công tắc ba cực
Hai dây dẫn nối nhau
Hai dây dẫn chéo nhau
Dây pha
Dây trung tính
Đèn sợi đốt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 8.doc