Giáo án cả năm Vật lý 8

Giáo án cả năm Vật lý 8

TIẾT 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

I- Mục tiêu:

Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được ví dụ về chuyển động đều.

Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp, xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.

Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên 1 quãng đường.

Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã học ở bảng 3.1 SGK để trả lời được các câu hỏi trong bài.

II- Chuẩn bị:

Bảng phụ chép sẵn đề câu C2 SGK.

Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm hình 3.

doc 51 trang Người đăng vultt Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng:.
Tiết 3: chuyển động đều- chuyển động không đều
I- Mục tiêu:
Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được ví dụ về chuyển động đều. 
Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp, xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên 1 quãng đường.
Mô tả thí nghiệm hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã học ở bảng 3.1 SGK để trả lời được các câu hỏi trong bài.
II- Chuẩn bị:
Bảng phụ chép sẵn đề câu C2 SGK.
Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm hình 3.1
III- Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức (1’):
Kiểm tra (6’):
 Để nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động người ta dựa vào đâu? Viết công thức, đơn vị đo đại lượng đó?
3. Bài mới:
 ĐVĐ: Những chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian gọi là chuyển động gì? Còn những chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian gọi là chuyển động gì? Chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động đều, chuyển động không đều (10’):
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK và cho biết thế nào là chuyển động đều, thế nào là chuyển động không đều? Lấy ví dụ về các koại chuyển động này?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK đồng thời GV treo bảng 3.1 lên bảng cho HS theo dõi và trả lời câu hỏi:
? Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
GV: chỉ định 1 vài HS trả lời.
Tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét để đưa ra câu trả lời đúng.
GV: yêu cầu HS trả lời tiếp câu hỏi C2?
Tổ chức cho HS thảo luận đưa ra câu trả lời đúng.
Từ đó yêu cầu HS đưa ra định nghĩa về chuyển động đều, chuyển động không đều?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều (12’).
GV: yêu cầu HS tính quãng đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với mỗi quãng đường: AB; BC; CD-> từ đó cho biế chuyển động của trục bánh xe là chuyển động gì?
GV: đưa ra khái niệm vận tốc trung bình.
GV: chốt lại vận tốc trung bình trên các quãng đường khác nhau thì có đặc điểm gì?
GV: lưu ý HS vận tố trung bình trên cả đoạn đường khác trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.
 Hoạt động 3: Vận dụng- Củng cố (15’)
1. Vận dụng:
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4, C5, C6.
GV gọi 3 HS lên bảng chữa 3 bài tập này.
GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét bài giải của các bạn. Bổ xung để có lời giải đúng.
2. Củng cố:
Qua bài học hôm nay em ghi nhớ được những vấn đề gì?
GV gọi 1 vài HS trả lời.
Gọi 1 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
I. Định nghĩa:
HS làm việc cá nhân đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi của GV.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1.
C1: - Trên quãng đường: AB, BC, CD trục bánh xe chuyển động không đều.
 - Trên quãng đường: DE, EF trục bánh xe chuyển động đều.
HS làm tiếp câu C2.
C2: a- Chuyển động đều.
 b, c, d- chuyển động không đều.
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
HS làm việc cá nhân tính toán trả lời câu hỏi của GV và trả lời câu hỏi C3.
Nhận xét chuyển động của trục bánh xe nhanh lên.
HS ghi lưu ý:
Vtb = 
III. Vận dụng:
HS trả lời câu hỏi C4, C5, C6.
C4: Chuyển động không đều.
Vtb = 50 km/ h.
C5: Vtb1 = S1/ t1 = 4 m/s.
Vtb2 = S2/ t2 =2,5 m/s
Vtb = ( S1 + S2)/ ( t1 + t2) = 3,3 m/s
C6:
S = Vtb . t = 30.5 = 150 Km.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
Đọc phần ghi nhớ SGK .
IV- Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
đọc phần có thể em chưa biết.
Làm bài tập 3.1 -> 3.7 SBT.
Xem lại bài lực- hai lực cân bằng ở lớp 6.
 Ngày giảng: 
Tiết 4: biểu diễn lực
I. Mục tiêu:
 Nêu được thí dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
 Nhận biết được lực là một đại lượng véc tơ, biểu diễn được véc tơ lực.
II. Chuẩn bị :
 HS xem lại bài: Lực- Hai lực cân bằng ở lớp 6.
 Bảng phụ vẽ sẵn hình 4.3; hình 4.4 SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức (1’):
Kiểm tra (5’):
 Nêu các tác dụng của lực?
 Nêu ý nghĩa của vận tốc?
3. Bài mới:
 ĐVĐ: Giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi học bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc (7’)
Gv: yêu cầu HS mô tả thí nghiệm trong hình 4.1 và hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp
GV gọi đại diện 1 vài nhóm trình bày câu trả lời .
Mời nhóm khác nhận xét bổ xung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Thông báo về đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ (15’).
Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK để biết được thế nào là 1 đại lượng véc tơ.
Gv lực có phải là 1 đại lượng véc tơ không? vì sao?
Yêu cầu 1 HS nhắc lại các đặc điểm của lực đã học ở lớp 6?
GV thông báo với HS muốn biểu diễn được 1 lực phải biết cả 3 yếu tố này, và thể hiện đầy đủ cả 3 yếu tố đó.
GV nêu cách biểu diễn lực và kí hiệu véc tơ lực.
Gv lấy 1 ví dụ cụ thể để HS hiểu rõ.
VD: Một lực 20N tác dụng lên xe B. Các yếu tố của lực này được biểu diễn và ký hiệu:
+ Điểm đặt tại A
+ Phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải.
+ Cường độ 20N.
Hoạt động 3: Vận dụng- Củng cố(15’
1. Vận dụng:
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C2, C3- SGK.
GV gọi 2 HS lên làm câu C2?
Tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, bổ xung cho hoàn chỉnh.
Gv treo bảng phụ ghi bài làm câu C2 lên bảng cho HS đối chiếu với bài của mình tự sửa nếu sai.
Gv treo tranh vẽ hình 4.4 lên bảng lần lượt gọi 3 HS đứng tại chỗ diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trong từng hình a, b, c.
Tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận để đưa ra câu trả lời đúng 
2. Củng cố:
Em hãy nhắc lại cách biểu diễn 1 lực?
Muốn biểu diễn 1 lực thì ta phải biết các yếu tố nào?
Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
IV. Hướng dẫn vê nhà(2’):
Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
Làm bài tập 4.1 -> 4.4 SBT.
Xem trước bài 5: Sự cân bằng lực- Quán tính.
Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập
I. Ôn lại khái niệm lực:
HS hoạt đọng theo nhóm quan sát hình vẽ 4.1 và 4.2 SGK và trả lời câu hỏi C1.
Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên.
Hình 4.2:Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng.
Rút ra mối quan hệ lực và sự thay đổi vận tốc.
II. Biểu diễn lực:
HS nêu được lực là 1 đại lượng véc tơ.
HS làm việc cá nhân nhắc lại 3 yếu tố của lực: Điểm đặt, phương và chiều, độ lớn.
HS biết được cách biểu diễn 1 véc tơ lực:
+ Dùng 1 mũi tên:
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật.
Phương và chiều là phương và chiều của lực
Chiều dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
+ Ký hiệu véc tơ lực: 
+ Cường độ của lực: F
III. Vân dụng:
HS trả lời câu hỏi C2,C3.
C3:
Hình a: Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1 = 20N.
Hình b: Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30N.
Hình c: Điểm đặt tại C, phương nghiêng 1 góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ F3 =30N
HS nhớ lại những điều vừa học trả lời câu hỏi của GV
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Về nhà làm theo hướng dẫn của GV.
Ngày soạn Ngày giảng 
 Tiết5: Sự cân bằng lực- quán tính
I. Mục tiêu:
 Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn được bằng véc tơ lực.
 Biết được vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi vật sẽ chuyển động thẳng đều.
 Nêu được một số ví dụ về quán tính , giải thích được hiện tượng quán tính.
 Rèn luỵên kỹ năng quan sát và thực hiện thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
 Vẽ to hình 5.1; hình 5.2.
 Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm.
 Ròng rọc cố định, hai quả cân, thước, một vật nặng khác, máy Atút
III. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức(1’):
Kiểm tra ( 
Bài mới:
 ĐVĐ: Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào? Còn 1 vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ ntn? Chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực cân bằng (15’).
GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và chỉ ra các lực tác dụng lên quyển sách? Nêu đặc điểm của các lực này?
Quyển sách đang ở trạng thái như thế nào?
Quyển sách chịu tác dụng của hai lực ngược chiều mà vẫn đứng yên vậy lực này có đặc điểm gì?
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi C1?
Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ hình biểu diễn?
GV chỉ ra hai cặp lực cân bằng yêu cầu HS nêu đặc điểm của nó?
Khi tác dụng 1 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động thì có hiện tượng gì xảy ra với vật? Em hãy dự đoán xem vận tốc của vật có thay đổi không?
Gv làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán .
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm máy Atút .
Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2, C3, C4, C5.
Tại sao quả cân A ban đầu đứng yên?
Hãy dự đoán khi A’ bị giữ lại thì A có chuyển động không? vận tốc của A như thế nào?
GV treo bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm lên bảng cho cả lớp theo dõi. Từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận: 1 vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quán tính (15’)
GV tổ chức tình huống học tập và giúp HS phát hiện quán tính.
GV đưa ra 1 số hiện tượng về quán tính mà HS thường gặp VD: ô tô, tàu hoả đang chuyên động không thể dưng lại ngay đượcmà phải trượt tiếp 1 đoạn.
GV chốt lại nhận xét quan trọng: Khi có lực tác dụng, vật không thể thay đổi vận tốc ngay lập tức vì mọi vật có quán tính.
Hoạt động 3: Vận dụng- Củng cố(10’)
1. Vận dụng:
 Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời câu hỏi C6, C7, C8 đặc biệt làm thí nghiệm thực hành câu C8 phần e 
2. Củng cố:
Gv chốt lại những ý chính của bài yêu cầu 1 vài HS nhắc lại.
Yêu cầu 1, 2 HS lấy thêm ví dụ về quán tính và giải thích?
I. Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
HS quan sát hình vẽ va trả lời câu hỏi C1 SGK.
Có hai lực tác dụng lên quyển sách:
+ lực hút của trái đất
+ lực đỡ của mặt bàn.
 - Hai lực này cùng phương ngược chiều
HS nêu được đặc điểm của hai lực cân bằng: + Có cùng điểm đặt
 + cùng phương, ngược chiều
 + cùng độ lớn
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động 
HS nêu dự đoán
Đứng yên
chuyển động
HS quan sát GV làm thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm.
HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 
C2->C5 
HS dự đoán hiện tượng ở hình 5.3b
* Kết luận:
Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
II. Quán tính:
HS tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
HS nắm được dấu hiệu của quán tính:
Khi có lực tác dụng thì vật không thể thay  ... :
 Q=m.c. =5.380(50-20) =57000J = 57(KJ)
C10Đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng là:
Q= Qấm+Qnước=0,5.880.75+2.4200.75
 =33000 + 630000
 =663000J = 663KJ
HS: Đọc phần ghi nhớ (SGK-87)
Ghi yêu cầu về nhà
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết : 29 
	Đ25. phương trình cân bằng nhiệt 
I. Mục tiêu : 
 *Kiến thức : Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt, viết được phương trình cân bằng nhiệt trong trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau. 
 *Kỹ năng : Giải được các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật 
 *Thái độ : Ham học hỏi, cẩn thận, chính sác, yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị : 
	Bảng phu ghi các bài tập phần vận dụng 
III. Tiến trình bài dạy : 
	ổn định tổ chức: 8A . 8B .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
? Nêu công thức tính nhiệt lượng và giải thích rõ các đại lượng trong công thức?
chữa bài 24.2(SBT/ 31)
Gọi Hs nhận xét 
Hs lên bảng trả lời và chữa bài
 hoặc Q = m.c.(to2 – to1)
Bài 24.2/ SBT
m = 5l = 5kg ; to1= 20oC ; to2= 40oC ; 
C = 4200J/kg.K 
Q = ?
Nhiệt lượng cung cấp cho nước tăng nhịêt độ từ 20oC đến 40oC là:
áp dụng công thức: Q = m.c.(to2 – to1)
Thay số ta có: Q = 5.4200.(40 – 20) 
 Q = 420000 (J) = 420kJ
*Hoạt động 2: Nguyên lí truyền nhiệt 
Tổ chức tình huống học như SGK
Yêu cầu học sinh nêu các nguyên lí truyền nhiệt, hãy dùng các nguyên lí này để giải thích cho phần mở bài. 
1Hs đọc trước lớp
nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt ở phần mở bác bạn An đúng.
*Hoạt động 3: Phương trình cân bằng nhịêt 
Hướng dẫn Hs dụa trên các nội dung của nguyên lỉtuyền nhiệt để xác định phương trình cân bằng nhiệt.
Hs xây dựng phương trình cân bằng nhiệt dưới sự hướng dẫn của Gv.
 Qtoả ra = Qthu vào
Qtoả ra = m .C . ; = t1 – t2 
*Hoạt động 4: Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK sau đó lên bảng tóm tắt.
Gọi Hs lên bảng làm
? Nhiệt lượng quả cầu toả ra tính theo công thức nào?
? Nhiệt lượng nước thu vao tính theo công thức nào?
? Để tính được khối lượng ta vận dụng kiến thức nào? 
Gọi Hs nhận xét
Nhận xét bài làm của Hs
Hs đọc và lên bảng tóm tắt
m1 = 0,15 kg; C1 = 880 J/kg.K
t1= 100oC ; t = 25oC ; C2 = 4200 J/kg.K
t2= 20oC ; t = 25oC
m2 = ?
Nhiệt lượng quả cầu toả ra là:
Q1 = m1. C1 .(t1- t) 
Q1 = 0,15 . 880.(100 – 25) = 9900 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào là:
Q2 = m2. C2 .(t- t2)
Nhiệt lượng quả cầu toả ra chính bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q1 = Q2 
à m2 . 4200 . (25 – 20) = 9900
à 
*Hoạt động 5: Vận dụng 
Hướng dẫn Hs làm bài tập trong phần vận dụng.
Gọi Hs nhận xét bài làm 
? Qua bài học ta cần ghi nhớ những kiến thức gì?
C1. Phụ thuộc vào nhiệt độ trong lớp lúc giải bài tập.
C2. Nhiệt lượng nước nhận được bằng nhiệt lượng miếng đồng toả ra.
Q = m1. C1.(t1 – t2) 
Q = 0,5 . 380 . (80 – 20) = 11400 (J)
Nhiệt độ nước nóng thêm là:
C3. Nhiệt lượng miếng kim loại toả ra là: 
Q1 = m1.C1.(t1- t) 
Q1 = 0,4.C1.(100 – 20) = 0,4.C1.80 
Nhiệt lượng nước thu vào là:
Q2 = m2.C2.(t – t2) 
Q2 = 0,5.4200.(20 – 13) = 0,5.4200.7
Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào
Q1 = Q2 0,4.C1.80 = 0,5.4200.7
(J/kg.K)
Kim loại này là thép
Đứng tại chỗ nêu ghi nhớ.
* Ghi nhớ: (SGK/90)
*Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc ghi nhớ
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- BTVN: 25.1à 25.6 /SBT
- Đọc trước bài 26
Ghi yêu cầu về nhà
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết : 30 
	Đ26. năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 
I. Mục tiêu : 
 *Kiến thức : Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt, viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. 
 *Kỹ năng : Vận dụng công thức vào bài tập. 
 *Thái độ : Ham học hỏi, yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị : 
	 Than, củi và một số nguyên liệu khác. 
III. Tiến trình bài dạy : 
	ổn định tổ chức: 8A . 8B .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
Nêu nguyên lí truyền nhiệt, viết phương trình cân bằng nhiệt.
Chữa bài 25.1 và 25.2/SBT
Yêu cầu học sinh làm bài 25.4/SBT
Yêu cầu học sinh quan sát để nhận xét.
Nhận xét – cho điểm
Hs1: Lên bảng trả lời
Bài 25.1/ SBT : Chọn A
Bài 25.2/ SBT : Chọn B
Hs2: Bài 25.4/ SBT 
Nhiệt lượng quả cân toả ra 
Q1 = m1. C1. (t1 - t) = 0,5. 368. (100 - t)
Nhiêt lượng nước thu vào
Q2 = m2. C2. (t – t2) = 2. 4186. (t - 15)
Vì nhiệt lượng quả cầu toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào à Q1 = Q2 hay
0,5. 368. (100 - t) = 2. 4186. (t - 15)
 à t = 16,82 oC
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiên liệu 
Nêu ví dụ về nhiên liệu: Than, củi, dầu, ...
? Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ.
Hs lắng nghe
VD: Than, Gỗ, Dầu, Xăng, Ga, ...
*Hoạt động 3: Tìm hiểu năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 
Yêu cầu học sinh đọc SGK sau đó nêu định nghĩa vè năng xuất toả nhiệt của nhiên liệu.
? Nêu ý nghĩa của các số liệu trong bảng năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu.
Đọc và nêu định nghĩa
* ý nghĩa:
vd: Năng suất toả nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg nghĩa là 1kg củi khô bị đốt cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng bằng 10.106 J
*Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra
Hướng dẫn Hs thiêt lập công thức
? Nừu gọi q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu và m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn thì Q được tính thế nào?
Q = q. m 
Trong đó: 
Q là nhiệt lượng toả ra (J)
q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)
*Hoạt động 5: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà 
Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2 
? Tại sao dùng bếp than lại lợi hơn bếp củi?
(Việc dùng than thay cho củi còn đơn giản, tiện lợi, góp phần bảo vệ rừng ...)
Yêu cầu học sinh nhận xét
Qua bài học cần nắm kiến thức gì?
Hướng dẫn về nhà
- Học bài và đọc mục “Có thể em chưa biết”
- BTVN: 26.1 à 26.6 
- Chuẩn bị trước bài 27
C1. Vì than có năng suất toả nhiệt lớn hơn củi.
C2. 
Q1 = q1. m1 = 10. 106. 15 = 150. 106 (J)
Q2 = q2. m2 = 27. 106. 15 = 405. 106 (J)
Muốn có Q1 cần: 
dầu hoả.
Muốn có Q2 cần: 
dầu hoả.
* Ghi nhớ: SGK/ 92
Ghi yêu cầu về nhà
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết : 31 Đ27. sự bảo toàn năng lượng 
	trong các hiện tượng cơ và nhiệt 
I. Mục tiêu : 
 *Kiến thức : Tìm được các ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. Phát biểu được định luật và bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
 *Kỹ năng : Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này 
 *Thái độ : Ham học hỏi, yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị : 
	Hịnh vẽ 
III. Tiến trình bài dạy : 
	ổn định tổ chức: 8A . 8B .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Kiểm tra 
? Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? Nêu công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra?
Chữa bài 26.1 và 26.2/ SBT
Yêu cầu học sinh nhận xét 
Gv đặt vấn đề như SGK
Hs lên bảng trả lời
Q = q. m 
Trong đó: 
Q: là nhiệt lượng toả ra (J)
q: là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m: là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)
Hs khác nêu nhận xét
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác 
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu trong C1 
Tổ chức thảo luận những vấn đề nêu trong C1 
Hs làm việc cá nhân à thảo luận 
C1. (1) cơ năng 
 (2) nhiệt năng
 (3) cơ năng
 (4) nhiệt năng
*Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giũa cơ năng và nhiệt năng 
- Cho Hs làm việc các hoạt động của C2 
- Tổ chức cho Hs thảo luận
Yêu cầu học sinh phát biểu chính xác về tính chất “chuyển hoá” được và “truyền” được của năng lượng.
Làm việc cá nhân trả lời C2 
C2. (5) thế năng
(6) động năng
(7) động năng
(8) thế năng
(9) cơ năng
(10) nhiệt năng
(11) nhiệt năng 
(12) cơ năng
*Hoạt động 4: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
Thông báo cho Hs biết về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
Yêu cầu học sinh tìm ví dụ mịnh hoạ
Chú ý lắng nghe và tìm ví dụ
C3. 
*Hoạt động 5: Vận dụng 
Yêu cầu học sinh lạm C4 à C6 
Tổ chức cho Hs thảo luận về các câu trả lời
? Qua bài học ta cần nắm những vấn đề gì?
C4. 
C5. Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quạnh.
C6. Vì một phần cơ năng của con lắc chuyển hoá thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
* Ghi nhớ: (SGK/ 96)
*Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà 
- Học bài theo vở ghi và SGK
- BTVN: 27.1 à 27.6/ SBT
- Đọc trước bài 28
Ghi yêu cầu về nhà
 Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết : 32 
	 Đ28. Động cơ nhiệt
I. Mục tiêu : 
 *Kiến thức : Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt, mô tả được cấu tạo và chuyển vận của động cơ nhiệt. Hiểu được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
 *Kỹ năng : Giải được các bài tập đơn giả về động cơ nhiệt. 
 *Thái độ : Chú ý, chịu kho tìm tòi. 
II. Chuẩn bị : 
	Hình vẽ, mô hình động cơ nổ bốn kì. 
III. Tiến trình bài dạy : 
	ổn định tổ chức: 8A .8B .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Mở bài 
? Ngày nay để phục vụ đi lại thuận tiện người ta sử dụng những phương tiện gì?
Các phương tiện đó hoạt động như thế nào?
Dựa vào câu trả lời của Hs để vào bài.
Chú ý lắng nghe và nêu ý kiến
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về động cơ nhiệt
 Gv thông báo về định nghĩa động cơ nhiệt
Yêu cầu Hs đọc thông báo SGK
? Lấy ví dụ về động cơ nhiệt.
Gv phân loại các động cơ nhiệt dựa trên ví dụ của Hs
Động cơ nhiệt
Động cơ đốt ngoài
Động cơ đốt trong
- Máy hơi nước
 - Tua bin hơi
- Động cơ nổ bốn kì
- Động cơ phản lực
- Động cơ điêzen
- Thông báo 3 bộ phận quan trọng của động cơ nhiệt: Nguồn nhiệt, bộ phận phát động, nguồn lạnh.
Giới thiêu loại động cơ được sử dụng rộng rãi trong đời sống. 
I. Động cơ nhiệt là gì?
Hs lấy được các ví dụ
- Máy xe ôtô
- Máy xe môtô
- Máy hơi nước 
- Tua bin hơi nước
- Máy bay phản lực
Phân loại được các loại động cơ đã nêu
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về động cơ nổ bốn kì
Dựa vào mô hình để giới thêu các bộ phận cơ bản của động cơ.
- Yêu cầu các nhó dự đoán các choc năng của các bộ phận của động cơ.
- Yêu cầu thảo luận về ý kiến đưa ra để rút ra kết luận.
Dựa vào hình và thông tin trong SGK hãy trình bầy các kì hoạt động của động cơ?
Gv nhận xét và củng cố lại kiến thức
Thôn báo cho Hs trong các kì hoạt động chỉ có kì thứ ba là kì sinh công còn các kì khác hoạt động được là nhờ vô lăng. 
II. Động cơ nổ bốn kì
1. Cấu tạo
2. Chuyển vận
hs trình bày, hs khác nhận xét
*Hoạt động 4:Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt
*Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 8 tu tiet 3.doc