PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU:
1.Mục tiêu chương:
a/ Kiến thức:
- Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.
- Biết được vai trò và thành phần của đất trồng.
- Hiểu được một số tính chất chính của đất trồng.
- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
- Hiểu được tác dụng của phân bón.
- Biết cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
- Hiểu được vai trò của giống và phương pháp tạo giống cây trồng.
- Hiểu được quy trình sản xuất và biết cách bảo quản hạt giống.
- Biết được tác hại của sâu, bệnh và cách phòng trừ sâu, bệnh hại.
Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: PHẦN 1: TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU: 1.Mục tiêu chương: a/ Kiến thức: - Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. - Biết được vai trò và thành phần của đất trồng. - Hiểu được một số tính chất chính của đất trồng. - Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất. - Hiểu được tác dụng của phân bón. - Biết cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. - Hiểu được vai trò của giống và phương pháp tạo giống cây trồng. - Hiểu được quy trình sản xuất và biết cách bảo quản hạt giống. - Biết được tác hại của sâu, bệnh và cách phòng trừ sâu, bệnh hại. b / Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm. - Hình thành kỹ năng phân tích các loại phân bón và thuốc trừ sâu, bệnh hại. 2. Mục tiêu bài học: a/Kiến thức: - Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta. - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay. - Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt. b/ Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng - Quan sát và nhìn nhận vấn đề. - Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn. c/ Thái độ: - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt. - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt. II.TRỌNG TÂM: Vai trò của đất trồng. Nhiệm vụ của trồng trọt. III. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án và tài liệu có liên quan. - Phóng to hình 01 SGK. - Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 1 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( thông qua) 3. Giới thiệu bài mới:( 2 phút) Hàng ngày, mỗi người chúng ta đều phải sử dụng LT-TP để tồn tại và phát triển. Vậy để có LT-TP phục vụ cho nhu cầu sống chúng ta phải làm gì? à Trồng trọt Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phần 1” Trồng trọt”. Phần này gồm 2 chương, mở đầu là chương “ Đại cương về kỹ thuật trồng trọt”. Chương này gồm 10 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành. Mở đầu là bài : “Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt” Thời gian Nội dung Phương pháp dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15 phút I. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt: - Cung cấp LT-TP cho con người. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN. - Cung cấp nông sản để xuất khẩu. * Hoạt động 1.Tìm hiểu vai trò của trồng trọt ( pp trực quan + thảo luận + vấn đáp + giảng giải) - GV treo tranh vai trò của trồng trọt. Yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm (4’) trả lời câu hỏi: ? Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? - GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - GV giảng giải cho HS hiểu thế nào là cây LT- TP, cây nguyên liệu cho công nghiệp: + Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn, + Cây thực phẩm như rau, quả, + Cây CN là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè, ? Em hãy kể tên một số loại cây LT-TP, cây CN được trồng ở địa phương em? * Tích hợp: Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hoà không khí và cải tạo môi trường. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe. - HS liên hệ thực tế và trả lời. 10 phút II. Nhiệm vụ của trồng trọt: Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt ( pp thảo luận + vấn đáp + giảng giải ) - Yêu cầu HS đọc thông tin. - Yêu cầu HS thảo luận bàn (3’) để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt? - GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. ? Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt? - Giáo viên giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt. - Tiểu kết, ghi bảng - HS đọc thông tin. - HS thảo luận bàn (3’) - Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét. - HS suy nghĩ trả lời. - HS ghi bài 10 phút III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt là khai hoang, lấn biển, tăng vụ trên đơn vị diện tích và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến * Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt ( pp trực quan + vấn đáp + giảng giải ) - GV yêu cầu HS quan sát bảng , thảo luận cặp (2’) hoàn thành bảng - HS thảo luận theo cặp(2’) Một số biện pháp Mục đích - Khai hoang lấn biển. - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. - Aùp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt. (1) (2) (3) - Gọi đại diện HS lên hoàn thành bảng, HS khác nhận xét - GV nhận xét: (1) Tăng Dtích đất canh tác (2)Tăng Slượng nông sản. (3)Tăng Nsuất cây trồng ? Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa gì? ? Có phải ở bất kỳ vùng nào ta cũng sử dụng các biện pháp đó không? Vì sao? - GV chốt lại kiến thức, ghi bảng. * Tích hợp: Đối với biện pháp khai hoang lấn biển phải chú ý bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh thái biển và vùng ven biển. - Đại diện HS lên hoàn thành bảng, HS khác nhận xét - HS lắng nghe. à Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản cung cấp cho tiêu dùng. à Không phải vùng nào ta cũng sử dụng được 3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau. - HS ghi bài 4. Củng cố:( 4 phút) -GoÏi HS đọc ghi nhớ. - Làm bài tập củng cố Hãy lựa chọn các câu từ 1 đến 10 để ghép với các mục I đến III cho phù hợp: 1/ Aùp dụng các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt 2/ Vai trò của trồng trọt 3/ Nhiệm vụ của trồng trọt. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Cần khai hoang, lấn biển. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến. Cung cấp hàng xuất khẩu. Trồng cây công nghiệp. Tăng vụ. Sử dụng giống có năng suất cao. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đáp án: I. 4, 5, 7 , 8, 9. II. 1. 2. 3. 6 III. 10 5. Nhận xét – Dặn dò: (1 phút) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Dặn HS: + Học bài và trả lời câu hỏi SGK + Chuẩn bị bài 2 “Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng” ?Rút kinh nghiệm: . GV soạn Nguyễn Ngọc Hân
Tài liệu đính kèm: