Giáo án Công nghệ 7 bài 13 đến 29

Giáo án Công nghệ 7 bài 13 đến 29

BÀI 13 : PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI

I. MỤC TIÊU .

1. Về kiến thức .

- Qua bài học sinh hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào công việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hoặc tại gia đình.

2. Về kĩ năng.

- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, quan sát, phân tích. . .

3. Về thái độ.

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên chăm sóc để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

 

doc 100 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 bài 13 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	 	 Ngày soạn :25/11/2009
Tiết 13
Bài 13 : phòng trừ bệnh hại 
I. Mục tiêu .
1. Về kiến thức .
- Qua bài học sinh hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào công việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hoặc tại gia đình.
2. Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, quan sát, phân tích. . . 
3. Về thái độ.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên chăm sóc để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
II. Chuẩn bị.
- Mộu một vài cành cây bị sâu, bệnh.
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
? ở những cây bị sâu bệnh phá hoại thường có những dấu hiệu gì ? 
? Thế nào là cây trồng bị bệnh?
3. Bài mới.
	Hàng năm ở nước ta sâu, bệnh đã làm thiệt hại tới 10 - 12 % sản lư\ợng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng nông sản thu được là rất ít có khi còn mất trắng. Do vậy việc phòng trừ sâu, bệnh phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh phổ biến.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh.
Hoạt động của thầy
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh trong sgk sau đó phân tích rõ ý nghĩa của từng nguyên tắc .
- Mỗi một nguyên tắc giáo viên có thể lấy ví dụ cho học sinh dễ hiểu.
? Lợi ích khi áp dụng nguyên tắc ”phòng là chính ” là gì ?
- Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh, nhắc lại phần kiến thức chuẩn. 
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa đọc kĩ các nguyên tắc đã nêu để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
- Học sinh trả lời các em khác có thể bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
+ ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu,bệnh ít, giá thành thấp.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết: Các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
+ Phòng là chính.
+ sử dụng hoá chất
+ 
Hoạt động 2: Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh .
Hoạt động của thầy
Giáo viên nhấn mạnh việc phòng trừ sâu bệnh của 5 biện pháp đã nêu trong sách giáo khoa,thông qua các câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời. Trong 5 biện pháp này cần tập trung giảng kĩ biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh: Biện pháp hoá học và sinh học.
+ Giáo viên phân ích kĩ về khía cạnh chống sâu bệnh của các khâu kĩ thuật và hướng dẫn học sinh ghi vào bảng trong sgk.
- Giáo viên nêu ra ưu nhược điểm của các biện pháp thủ công này.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sgk ghi đúng tên các phương pháp sử dụng .
- Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh, nhắc lại phần kiến thức chuẩn. 
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa nghiên cứu để ghi vào bảng.
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, trừ mầm mống sâu bệnh
+ Gieo trồng đúng thời vụ : Để tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh.
+Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí: Để tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.
- Biện pháp hoá học:
- Biện pháp sinh học:
- Biện pháp kiểm dịch thực vật:
* Học sinh đưa ra các ưu nhược điểm của từng biện pháp, thống kê và hoàn thiện kiến thức.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết: các biện pháp phòng trừ sâu bệnh:
- Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh.
- Biện pháp sinh học: Nuôi và sử dụng các thiên địch để tiêu diệt sâu bệnh
- Biện pháp kiểm dịch thực vật: 
4. Củng cố:
- Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Nêu một số câu hỏi củng cố bài: Dùng các câu hỏi ở mục 1,2.
- Chuẩn bị thêm một số câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh trả lời.
5. Hướng dẫn
- Về nhà học bài , trả lời câu hỏi trong SGK, đọc trước bài sau
..
	Kiểm tra, ngày......tháng 12 năm 2009	
 Tổ phó chuyên môn.
	Trần Thị Phương
Tuần 14	 	 Ngày soạn: 3/12/2009
Tiết 14
Bài 14 : Thực hành 
nhận biết một số thuốc 
và nhãn hiệu cuả thuốc trừ sâu, bệnh hại
I. Mục tiêu .
1. Về kiến thức .
- Qua bài học sinh phân biệt được một số loại phân bón thường dùng.
- Biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
- Đọc được nhãn hiệu của thuốc (Độ độc của thuốc, tên thuốc. . . )
2. Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. . . 
3. Về thái độ.
- có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường. 
II. Chuẩn bị.
Một vài mẫu thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.
Tranh vẽ mẫu các thuốc trừ sâu, bệnh hại
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
 không
3. Bài mới.
	Nước ta nông nghiệp chiếm đến gần 80% dân số vì vậy việc nhận biết các loại phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh hại là rất quan trọng nó mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp . Bài thực hành này chúng ta đi tìm hiểu và nhận biết một số loại phân hoá học cũng như thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành.
Hoạt động của thầy
2. Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách quan sát và đọc các thông tin về độ độc hại trên các bao bì nhãn mác của những loại thuốc trừ sâu bệnh như :
+ Độ độc
+ Tên thuốc
+ Thành phần của thuốc
+ Các dạng thuốc
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu SGK, cùng giáo viên nghiên cứu một số mẫu thuốc trừ sâu bệnh hại và đọc thông số.
- Yêu cầu nắm được:
+ Độ độc
+ Tên thuốc
+ Thành phần của thuốc
+ Các dạng thuốc
- Học sinh chuẩn bị cho bước thực hành
* Tiểu kết:
- Giáo viên chia nhóm và nơi thực hành.
- Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt là : 
+ Nhận biết được các dạng phân hoá học thông thường .
+ Nhận biết cũng như đọc được nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại.
Hoạt động 2: Thực hiện quy trình thực hành.
Hoạt động của thầy
Giáo viên chia nhóm hông báo nội dung cần thực hành.
- Yêu cầu học sinh tiến hành thực hành
- Giáo viên quan sát và và nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lớp học.
Hoạt động của trò
 - Học sinh kiểm tra lại mẫu. 
- Các thành viên trong tổ tiến hành quá trình thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tiến hành theo các bước
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết : Học sinh tiến hành thực hành và ghi chép kết quả vào vở.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành.
Hoạt động của thầy
Giáo viên cho các nhóm nhận xét chéo về kết quả thực hành cũng như quy trình thực hành của các tổ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm tổ làm tốt (nếu cần)
- Giáo viên nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh phòng thực hành
Hoạt động của trò
 - Học sinh thông báo kết quả thực hành.
- Các tổ, nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Dọn vệ sinh phòng học.
4. Củng cố
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình thực hành 
5. Hướng dẫn.
- Nhắc nhở học sinh về học bài
- Chuẩn bị cho bài sau : Bài 15 Làm đất và bón phân lót.
.
	Kiểm tra, ngày......tháng 12 năm 2009
 Tổ phó chuyên môn.
	Trần Thị Phương
Tuần 15 	 	Ngày soạn : 09/12/2009
Tiết 15
chương II: Quy trình sản xuất và
 bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Bài 15 :Làm đất và bón phân lót.
I. Mục tiêu .
1. Về kiến thức .
- Qua bài học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất, trồng trọt nói chung và các công việc làm đất cụ thể. 
- Biết được quy trình và yêu cầu của kĩ thuật là đất. 
- áp dụng được vào thực hành làm đất giúp cha mẹ tại gia đình, địa phương.
- Tiến hành làm tại gia đình kĩ thuật làm đất bón phân lót.
2. Về kĩ năng.
- Hiểu được múc đích và cách bón phân lót cho cây trồng. 
3. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ môi trường trồng trọt. 
II. Chuẩn bị.
Tìm hiểu thêm một số hình thức, kinh nghiêm làm đất tại địa phương.
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
 không
3. Bài mới.
	Làm đất và bón phân là 2 khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt ngay từ khi mới gieo hạt. Đây cũng là điều kiện để có thu hoạch tốt.
Hoạt động 1: Mục đích của công việc làm đất.
Hoạt động của thầy
1. Mục đích làm đất:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vào mục đích của việc làm đất bằng câu hỏi. 
? So sánh về tình hình cỏ dại và đất ở 2 thửa ruộng 1 cày bừa kĩ và 1 không cầy bừa.
? Mục đích của làm đất là gì ?
- Giáo viên đưa ra kết luận.
Hoạt động của trò
 - Học sinh thảo luận và thông qua thực tế lao động của gia đình để đưa ra mục đích của việc làm đất.
+ Làm đất tơi xốp, thoáng khí.
+ Có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cao.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết: 
- Mục đích của làm đất là :
+ Làm đất tơi xốp, thoáng khí.
+ Có khả năng giữ nước và chất dinh
Hoạt động 2: Các công việc làm đất.
Hoạt động của thầy
2. Công việc làm đất.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận những công việc làm đất hàng ngày trong các vụ trồng của gia đình và địa phương.
? Có những bước làm đất như thế nào ?
? Dụng cụ để làm đất bao gồm những công cụ nào?
? Cày đất có yêu cầu gì ?
? Bừa và đập đất cần công cụ gì ?
? Lên luống để làm gì ? theo quy trình nào ?
- giáo viên tổng hợp kết quả thảo luận của học sinh sau đó đưa ra kết luận.
- Giáo viên nói thêm về việc bón phân lót giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu SGK, cùng nhau thảo luận để đưa ra thông tin cho các câu hỏi của giáo viên :
- Công việc làm đất gồm 3 bước :
+ Cày đất
+ Bừa và đập đất
+ Lên luống.
- Hs trả lời các câu hỏi các học sinh khác bổ sung hoàn hiện kiến thức.
- Hs rút ra kết luận.
* Tiểu kết: 
- Các công việc làm đất bao gồm:
+ Cày đất : làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
+ Bừa và đập đất : làm nhỏ đất thu gom cỏ dại, san phẳng mặt ruộng . . .
+ Lên luống : rễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Hoạt động 3: Bón phân lót.
Hoạt động của thầy
1. Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại những kiến thức đã học về phân bón ở bài trước và mục đích của việc bón phân lót.
Sau đó nêu các loại phân được sử dụng để bón lót: Chủ yếu là phân hữu cơ và phân lân.
* Lưu ý là có thể bón phân hữu cơ chưa hoai.
- Gv giải thích ý nghĩa của các bước tiến hành bón lót và hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Hoạt động của trò
 - Học sinh thảo luận và thông qua thực tế lao động của gia đình để đưa ra câu trả lời về các loại phân dùng để bón lót.
- Học sinh nghiên cứu SGK, cùng nhau thảo luận để đưa ra thông tin về các biện pháp bón lót cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết : 
- Phân bón lót thường là phân hữu cơ trộn với 1 phần phân hoá học.
4. Củng cố
- Yêu cầu học sinh nhắc kiến thức trong bài.
- Đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn.
- Nhắc nhở học sinh về học bài
- Chuẩn bị cho bài sau : Gieo trồng cây nông nghiệp
- Làm bài kiểm tra thường xuyên
đề bài
Phần I : Trắc nghiệm(4 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu đáp án đúng ... nh và đưa ra kiến thức đúng.
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk thảo luận nhóm và thông qua thực tế để trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
- Do đất không khíô cằn, cỏ dại lấn đất, thời tiết xấu. . . . 
- Làm hàng rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất vun gốc, bón phân thúc.
- Học sinh trả lời câu hỏi các em khác bổ sung , hoà thiện kiến thức.
- Học sinh tự rút ra kết luận
* Tiểu kết:
 - Những công việc chính để chăm sóc cây trồng là :
+ Làm hàng rào bảo vệ,
+ phát quang,
+ làm cỏ, xới đất vun gốc,
+ bón phân thúc.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
- Liên hệ thực tế chăm sóc cây trồng của địa phương.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn 
- HS ôn bài. 
- Chuẩn bị cho bài sau: Chương II Khai thác và bảo vệ rừng
.........................................................................................
 Kiểm tra, ngày.......tháng 01 năm 2008
	Tổ phó chuyên môn
	Trần Thị Phương
Tuần 22	 	Ngày soạn : 29/01/2008
Tiết 25
Chương II: khai thác và bảo vệ rừng
Bài 28: Khai thác rừng
I. Mục tiêu .
1. Về kiến thức .
- Sau bài này học sinh phải:
+ Biết được các loại gỗ rừng đươc khai thác.
+ Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng của nước tảtong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp khôi phục rừng sau khai thác
2. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng:
- tranh phóng to hình 45,46,47 sgk
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sĩ số, 
2. Kiểm tra bài cũ.
	? Nêu các bước chăm sóc rừng sau khi trồng?
	? Vì sao nước ta chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu?
3. Bài mới.
	Công việc khai thác rừng thời gian qua đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích lẫn chủng loai cây và chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản là : Khai thác bừa bãi không đúng các chỉ tiêu kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý đến tái sinh và phục hồi lại rừng.
Hoạt động 1: Các loại khai thác rừng.
Hoạt động của thầy
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng phụ ghi chỉ tiêu kĩ thuật của các loại khai thác rừng.
- Sau đó giáo viên dựa vào bảng trên hướng dẫn học sinh so sánh các điểm giống nhau và khác nhau về chỉ tiêu kĩ thuật của các loai khai thác.
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho học sinh trả lời:
? Tại sao không được khai thác trắng rừng ở nơi có độ dốc lớn hơn 150 và rừng phòng hộ?
? Khai thác trắng xong không trồng rừng ngay có tác hại gì?
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk, đọc thông tin trên bảng phụ thảo luận theo bàn để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
- Học sinh dựa vào chỉ tiêu kĩ thuật của các loai rừng được khai thác, thảo luận đưa ra ý kiến thống nhất.
- Học sinh trả lời các học sinh khác trong lớp bổ sung hoàn thiện kiển thức.
- Học sinh tự hoàn thiện kiến thức.
Bảng: Chỉ tiêu kĩ thuật của các loại khai thác rừng.
Loại khai thác rừng
Các đặc điểm chủ yếu
Lượng cây chặt hạ
Số lần chặt hạ
Thời gian chặt hạ
Cách phục hồi rừng
Khai thác trắng
Toàn bộ cây rừng
1 lần chặt
Trong 1 mùa
Trồng rừng
Khai thác dần
Toàn bộ cây rừng
3 - 4 lần chặt
5 - 10 năm
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
Khai thác chọn
Chọn chặt một số cây theo yêu cầu
kéo dài
Kéo dài
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên
Hoạt động 2: Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Hoạt động của thầy
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình trạng rừng ở nước ta hiện nay:
- Về diện tích : Rừng tự nhiên giảm mạnh, đồi trọc tăng nhanh, độ che phủ của rừng xanh ngày càng bị thu hẹp.
- Về Chất lương rừng: Trước đây những cây gỗ tốt như Lim, táu nghiến . . . có đường kính lớn hơn 40cm chiếm 40 - 50% trữ lượng rừng . . . Ngày nay hầu hết là rừng tái sinh, đã qua nhiều lần khai thác, cây gỗ tạp là chủ yếu, thấp bé . . . 
? Xuất phát từ tình hình rừng trên đây, việc khai thác rừng ở nước ta hiện nay nên theo các điều kiện nào?
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk, thông qua các thông tin giáo viên cung cấp để nắm được tình hình thực tế của rừng Việt Nam hiện nay. Đưa ra được các điều kiện cần thiết để chăm sóc và bảo vệ rừng hợp lí.
- Học sinh trả lời các học sinh khác trong lớp bổ sung hoàn thiện kiển thức.
- Học sinh tự hoàn thiện kiến thức.
* Tiểu kết:
 - Các điều kiện áp dụng khi khai thác rừng : Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiên có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đất, không phải trồng lại rừng . . . 
Hoạt động 3: Biện pháp phục hồi rừng sau khai thác.
Hoạt động của thầy
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình trạng rừng sau mỗi loại khai thác.
? Có thể dùng biện pháp nào để thúc đâỷ rừng tái sinh tự nhiên và tự phục hổi lại rừng gỗ có chất lượng cao?
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk, thông qua các thông tin trong bảng để đưa ra câu trả lời.
- Học sinh tự hoàn thiện kiến thức.
Bảng: Tình hình rừng sau khai thác và biện pháp phục hồi.
Loại khai thác
Tình hình rừng sau khai thác
Biện pháp phục hồi rừng sau khai thác
Khai thác trắng
- Cây gỗ không còn, cây tái sinh không nhiều, cây hoang dại phát triển.
- Đất bị bào mòn, rửa trôi.
- Rừng tự phục hồi khó khăn.
Trồng rừng theo hướng nông - lâm kết hợp.
Khai thác dần và khai thác chọn
- Cây gieo giống, cây con tái sinh còn nhiều.
- Đất vẫn được tán rừng che phủ
- Rừng có khả năng tự phục hồi.
Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
- Liên hệ thực tế chăm sóc cây trồng và trồng rừng của địa phương.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn 
- HS ôn bài. 
- Chuẩn bị cho bài sau: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
.........................................................................................
Tuần 22	 	Ngày soạn : 29/01/2008
Tiết 26
Bài 29: bảo vệ và khoanh nuôi rừng
I. Mục tiêu .
1. Về kiến thức .
- Sau bài này học sinh phải:
+ Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
+ Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
2. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng:
- tranh phóng to hình 48,49 sgk nếu có.
III. Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sĩ số, 
2. Kiểm tra bài cũ.
	? Điều kiện và biện pháp phục hôid rừng sau khai thác của nước ta ?
3. Bài mới.
	Rừng nước ta đang giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chính các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng. Phá hoại rừng đã gây ra bao nhiêu khó khăn và thảm hoạ cho cuộc sống và sản xuất của xã hội . Bảo vệ và phát triển rừng cũng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Hoạt động 1: ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi rừng.
Hoạt động của thầy
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Tnhì hình rừng nước ta từ năm 1943 - 1995 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm (Đã học ở bài trước).
- Những tác hại của rừng đối với đời sống của con người hiện nay và môi trường sống: Không khí, đất, , yếu tố thời tiết, đối với bảo tồn giống loài, đối với đời sống sản xuất.
? Hiện nay môi trường không khí có gì thay đổi?
? Thời tiết những năm gần đây có nhiều biến động không ? Vì sao?
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời và đưa ra kết luận.
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk, thông qua các thông tin, qua các kênh thông tin khác như báo chí, truyền hình, phát thanh . . . để tìm ra các nguyên nhân gây đến việc rừng bị tàn phá như ngày nay.
- Ngoài ra học sinh cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài trước về tình trạng rừng của nước ta từ 1943 - 1995 để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
- Học sinh trả lời câu hỏi các em khác bổ sung hoàn thiện kiển thức.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết:
 - Viêc bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân ta.
Hoạt động 2: Hoạt động bảo vệ rừng.
Hoạt động của thầy
a. Mục đích bảo vệ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ rừng.
? Tài nguyên rừng gồm có các thành phần nào?
? Chúng ta phải áp dụng những biện pháp nào để bảo vệ rừng? 
b. Biện pháp bảo vệ rừng.
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh đến với các biện pháp bảo vệ rừng.
? Theo em các hoạt động nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng?
? Học sinh tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào?
? Những đối tượng nào được phép hinh doanh rừng?
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk, thông qua các thông tin, qua các kênh thông tin khác như báo chí, truyền hình, phát thanh . . . để tìm ra các nguyên nhân gây đến việc rừng bị tàn phá như ngày nay.
- Ngoài ra học sinh cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài trước về tình trạng rừng của nước ta để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
- Học sinh trả lời câu hỏi các em khác bổ sung hoàn thiện kiển thức.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết: Có 3 biện pháp cơ bản để bảo vệ rừng (Sgk)
Hoạt động 3: Khoanh nuôi phục hồi rừng.
Hoạt động của thầy
a. Mục đích, đối tượng khoanh nuôi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ý nghĩa quan trọng của việc khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi đã mất rừng phục hồi lại rừng có sản lượng cao.
- Đối Tượng: + Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi.
+ Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoangcòn tính chất đất rừng.
+ Đồng cỏ, bụi cây, xen cây gỗ, tầng đất mặt dày.
b. Biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng.
- Giáo viên đưa ra một số biện pháp:
+ ở mức độ thấp: chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ . . . 
+ ở mức độ cao: áp dụng thêm phát dọn cỏ dại, xới đất vun gốc . . . 
Hoạt động của trò
 - Học sinh nghiên cứu sgk, thông qua các thông tin, qua các kênh thông tin khác như báo chí, truyền hình, phát thanh . . . để tìm ra các nguyên nhân gây đến việc rừng bị tàn phá và các mục đích cũng như biện pháp khoanh nuôi và phục hồi rừng áp dụng cho nước ta hiện nay.
- Ngoài ra học sinh cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài trước về tình trạng rừng của nước ta để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
- Học sinh trả lời câu hỏi các em khác bổ sung hoàn thiện kiển thức.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
* Tiểu kết: Như SGK.
 4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài. Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
- Liên hệ thực tế chăm sóc cây trồng và trồng rừng của địa phương.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn 
- HS ôn bài. 
- Chuẩn bị cho bài sau: Phần ba: Chăn nuôi.
.........................................................................................
 Kiểm tra, ngày.......tháng 02 năm 2008
	Tổ phó chuyên môn
	Trần Thị Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 7 nam 09- 10.doc