Thực hành:XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay). XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU.
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức :
* HS biết: Cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).
* HS hiểu: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
- HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng vê tay để xác định thành phần cơ giới của đất.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Học sinh có ý thức lao động cẩn thận, chính xác.
- Tính cách: Biết đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hành.
Bài 4,5-Tiết:3 Tuần dạy:03 Thực hành:XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay). XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU. 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức : * HS biết: Cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). * HS hiểu: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. - HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng vê tay để xác định thành phần cơ giới của đất. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Học sinh có ý thức lao động cẩn thận, chính xác. - Tính cách: Biết đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hành. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Xác định thành phần cơ giới của đất. Xác định độ pH của đất. 3. CHUẨN BỊ 3.1/ Giáo viên: 3 mẫu đất, 6 lọ chỉ thị màu tổng hợp, 6 thang màu pH chuẩn, 1 thìa xúc. Tranh vẽ quy trình thực hành 3.2/ Học sinh: 3 mẫu đất, 2thìa (muỗng), khăn lau, nước ống hút, 1 mảnh nilon, thước đo/ mỗi tổ. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện học sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành của học sinh 4.3 Tiến trình bài học: * Hoạt động 1:( 2’) Giới thiệu bài thực hành Để biết được độ chua , độ kiềm và độ trung tính của đất thì ta phải xác định được độ pH của đất. Hôm nay nay ta thực hành : “Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu”.Để phân biệt từng loại đất ta dựa vào trạng thái đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). * Hoạt động 2: (5’) Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài _ Mục tiêu:Giúp HS nắm được mục tiêu bài thực hành. + Kiến thức: Khái niệm thành phần cơ giới của đất + Kĩ năng: Vận dụng kiến thức: nhận dạng được đất thịt, đất cát, đất sét bằng quan sát. _ Phương pháp, phương tiện dạy học: vấn đáp, thuyết trình. _ Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV: Giới thiệu yêu cầu bài thực hành. GV: Nhắc nhở học sinh chú ý an toàn trong hi thực hành và chú ý giữ gìn vệ sinh. Chú ý : Khi thực hành phải cẩn thận không để đất, nước vương ra bàn ghế, sách vở, quần áo. I. Yêu cầu - Biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). - Biết xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. - Rèn kĩ năng thực hành, quan sát, nhận xét, kết luận. - Ý thức cẩn thận trong lao động. *Hoạt động 3: (10’) Giáo viên giới thiệu quy trình thực hành _ Mục tiêu:Giúp HS nắm được quy trình thực hành. + Kiến thức: Quy trình thực hành + Kĩ năng: Nắm được các bước của quy trình thực hành. _ Phương pháp, phương tiện dạy học: vấn đáp, thuyết trình, trực quan. _ Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/11 HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành - GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành : + Nhỏ nước vừa đủ ẩm + Thỏi đất có đường kính 3 mm dài khoảng 9cm ? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì? ( 3 mẫu đất khác nhau, khô hoặc hơi ẩm đựng vào túi nilon. Mỗi mẫu đất đều có số thứ tự, ống hút để lấy nước và thước đo) GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/12 HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành - GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành : + Tránh lấy lượng đất cho vào thìa quá to + Nhỏ chất chỉ thị màu vào đất đúng quy định, chờ đủ thời gian 1 phút, sau đó tiến hành so màu ngay. ? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì? ( 2 mẫu đất, 2 thìa, chất chỉ thị màu, thang màu pH chuẩn, ống nhỏ giọt) II. Quy trình thực hành 1. Xác định thành phần cơ giới của đất. + Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay. + Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm ( khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được) + Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3 mm. + Bước 4 : Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3 cm. 2. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. + Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô ( bắp) cho vào thìa + Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa một giọt + Bước 3: Sau một phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó. *Hoạt động 4: (13’) Thực hành _ Mục tiêu: Thực hành. + Kiến thức: Nhận xét và phân loại đất sau khi thực hành. + Kĩ năng: HS thực hiện theo đúng quy trình thực hành. _ Phương pháp, phương tiện dạy học: vấn đáp, thuyết trình, trực quan. _ Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - GV làm mẫu và giới thiệu sản phẩm cho học sinh quan sát - GV yêu cầu HS nhìn bảng chuẩn phân cấp đất SGK/11 để nhận xét trạng thái một số mẫu đất sau khi vê. - GV yêu cầu HS nhìn bảng thang màu pH chuẩn để so sánh nhận xét. HS thực hành theo nhóm lớn (tổ) và thảo luận ghi vào phiếu học tập - GV theo dõi uốn nắn thao tác thực hành của học sinh. III. Tổ chức thực hành PHIẾU HỌC TẬP Mẫu đất Trạng thái đất sau khi vê Loại đất xác định Số 1 Số 2 Số 3 PHIẾU HỌC TẬP Mẫu đất Độ pH Đất chua, kiềm, trung tính? Mẫu số 1 - So màu lần 1 - So màu lần 2 - So màu lần 3 Trung bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mẫu số 2 - So màu lần 1 - So màu lần 2 - So màu lần 3 Trung bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1. Tổng kết: - HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành. - Các nhóm giới thiệu sản phẩm và trình bày kết quả thực hành - Các nhóm tự nhận xét và bổ sung thiếu sót - GV giới thiệu một số mẫu thao tác đúng, đẹp. - GV đánh giá chung và bình điểm : Tinh thần (2đ) ; kết quả trên phiếu học tập (6đ) ; giữ trật tự, vệ sinh (2đ) 5.2. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học tiết này: Đọc lại quy trình bài thực hành bài này *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài:” Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất.” Trả lời các câu hỏi SGK. 6. PHỤ LỤC: SGK công nghệ 7, SGV công nghệ 7
Tài liệu đính kèm: