Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hòa Hội

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hòa Hội

PHẦN TRỒNG TRỌT

 Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

Mục tiêu chương

 1/ Mục tiêu

 - Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt

 - Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng

 - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng

 - Biết được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất

 - Biết được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường

 - Biết được vai trò va các tiêu chí của giống cây trồng tốt

 - Biết được một số phương pháp chọn tạo giống, quy trình sản xuất giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng

 - Biết được một số phương pháp nhân giống vô tính

 - Biết được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng

 - Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

 

doc 168 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hòa Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN TRỒNG TRỌT
 Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Mục tiêu chương 
 1/ Mục tiêu
 - Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
 - Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng
 - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng
 - Biết được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất
 - Biết được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường
 - Biết được vai trò va øcác tiêu chí của giống cây trồng tốt
 - Biết được một số phương pháp chọn tạo giống, quy trình sản xuất giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng
 - Biết được một số phương pháp nhân giống vô tính
 - Biết được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng
 - Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
 2/ Kỹ năng:
- Xác định được thành phần cơ giới vàđộ pH của đất bằng phương pháp đơn giản
 - Nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hòa tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn
 - Xác định được sức nẩy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm
 - Nhận dạng được một số loại thuốc và đọc được nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh (màu sắc, dạng thuốc, tên, độ độc, cách sử dụng)
 3/ Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất 
 - Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường
 - Có ý thức bảo quản giống cây trồng 
 - Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường
Bài: 1,2 – Tiết: 1 
Tuần dạy: 1 
	VAI TRÒ,NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT KHÁI NIỆM
VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
 1 . Kiến thức:
 - Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
 - Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt, kỹ năng hoạt động nhóm
 3. Thái độ
 - Có hứng thú trong học tập, kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt 
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Vai trò của trồng trọt, khái niệm đất trồng, thành phần đất trồng
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Tranh SGK 
 2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2. Kiểm tra miệng: Thông qua
 3. Bài mới:
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung
Hoạt Động 1: Vào bài
 Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì?
Hoạt Động 2: Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế 
GV giới thiệu hình 1 SGK, hình vẽ có 4 mũi tên chỉ 4 vai trò của trồng trọt và hướng dẫn HS quan sát. Nêu câu hỏi:
? Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? (cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, thức ăn chăn nuôi, nông sản xuất khẩu)
HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận
GV giảng giải cho HS hiểu về:
-Cây lương thực
-Cây thực phẩm
-Cây nguyên liệu cho công nghiệp
? Em hãy kể 1 số cây lương thực, thực phẩm trồng ở địa phương em. Hoặc nêu 1 số nông sản ở nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới?
HS trả lời câu hỏi GV khái quát lại kiến thức
Hoạt Động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay
GV y/c thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục 2 SGK (2’)
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét và nêu đáp án đúng: 1,2,4,6
Hoạt Động 4: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt
GV gợi ý cho HS về mục đích của 1 số biện pháp
HS trả lời câu hỏi bằng cách làm vào SGK
GV treo bảng phụ công bố đáp án đúng cho HS rút ra KL
Hoạt Động 5: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng
GV y/c HS đọc mục 1 phần I SGK/ 7 trảlời câu hỏi:
? Đất trồng là gì?
? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không, tại sao? (không, vì thực vật không thể sinh sống trên lớp than đá được)
Từ đây GV nhấn mạnh cho HS về khái niệm đất trồng và rút ra KL
Hoạt Động 6: Tìm hiểu vai trò của đất trồng
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK/ 7 lưu ý thành phần dinh dưỡng, vị trí của cây
? Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? (cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng)
? Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? (môi trường nước)
HS trả lời câu hỏi và rút ra KL
GV giải thích thêm về cây trồng trong dịch dinh dưỡng
Hoạt Động 7: Nghiên cứu thành phần của đất trồng
GV giới thiệu cho HS quan sát sơ đồ 1 SGK/ 7
? Đất trồng gồm những thành phần gì? (rắn, lỏng, khí)
? Không khí có chứa các chất khí nào? (oxi, cacbonic, nitơ và 1 số khí khác)
? Oxi có vai trò gì đối với đời sống cây trồng? (hô hấp)
HS trả lời câu hỏi
GV giải thích cho HS hiểu chất khoáng của đất có chứa chất dinh dưỡng như: lân, kali,chất hữu cơ của đất
HS khái quát lại kiến thức
I/ VAI TRÒ CỦA TRỒNG TRỌT
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu
II/ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
 Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
III/ ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT, CẦN SỬ DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP GÌ?
- Khai hoang, lấn biển
- Tăng vụ
- Aùp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến
IV/ KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG
1/ Đất trồng là gì?
 Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm
2/ Vai trò của đất trồng
- Cung cấp nước 
- Cung cấp chất dinh dưỡng
- Cung cấp oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ
V/ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
 Đất trồng gồm 3 thành phần: rắn, lỏng, khí
4. Tổng kết
Câu 1: Nêu vai trò của trồng trọt trong đời sống? 
 Đáp án câu 1: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Cung cấp nông sản để xuất khẩu
Câu 2: Đất trồng là gì? Nêu vai trò của đất trồng?
 Đáp án câu 2: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Cung cấp nước, Cung cấp chất dinh dưỡng, Cung cấp oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ
 5. Hướng dẫn học tập
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK 
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài: Nghiên cứu nội dung bài 3 SGK/ 9
V. PHỤ LỤC
 - Sách giáo viên
 - Sách giáo khoa
 VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:2
Tiết:2 Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
ND: 
I. MỤC TIÊU:
 1 . Kiến thức:
 - Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
 - Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng
 2/ Kỹ năng:
- Xác định được thành phần cơ giới vàđộ pH của đất bằng phương pháp đơn giản
 - Nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hòa tan trong nước và 
 3/ Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất 
 - Có ý thức bảo quản giống cây trồng 
 - Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường
II NỘI DUNG HỌC TẬP
 Tính chất của đất trồng
III/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Nghiên cứu nội dung bài
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ồn định tổ chức và kiểm diện
 2. Kiểm tra miệng
 ? Đất trồng là gì? Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?(10đ) (Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm; Cung cấp nước; Cung cấp chất dinh dưỡng; Cung cấp oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ)
 ? Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đối với cây trồng?(10đ) (rắn: cung cấp chất dinh dưỡng; lỏng: cung cấp nước; khí: cung cấp khí)
 3/ Giảng bài mới:
 Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất, như vậy thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Muốn sử dụng đất hợp lí cần phải biết các đặc điểm và tính chất của đất
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Làm rõ khái niệm thành phần cơ giới của đất
MT: Biết được thành phần cơ giới của đất là gì? 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Phần rắn của đất bao gồm các thành phần nào? ( thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ)
GV nhận xét và giải thích: thành phần khoáng của đất bao gồm các hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giớicủa đất
? Ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì? ( để phân chia : đất cát, đất thịt và đất sét)
HS trả lời và rút ra kết luận
HĐ2: Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất
MT: Dựa vào độ pH xát định được: đất chua, đất trung tính, đất kiềm
GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi:
? Độ pH dùng để làm gì? ( đo độ chua, độ kiềm của đất)
? Trị số pH dao động trong phạm vi nào? (từ 0 -> 14)
? Với các giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, kiềm và trung tính? (đất chua pH 7,5
HS trả lời rút ra KL
GV giảng giải cho HS thấy người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm, đất trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Bởi mổi loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong 1 phạm vi pH nhất định. Việc nghiên cứu xác định pH của đất giúp ta bố trí cây trồng phù hợp với đất. Đối với đất chua cần bón vôi để cải tạo
HĐ3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất di ... iến mà em biết.
? Có mấy phương pháp chế biến?
GV: yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận để hoàn thành bài tập trong SGK.
GV: nhận xét, bổ sung, chốt lại
I/ THU HOẠCH
1. Đánh tỉa thả bù
- Thu hoạch những con đạt chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.
2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao
(SGK)
II/ BẢO QUẢN
1. Mục đích
- Nhằm hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Các phương pháp bảo quản
 Có 3 phương pháp:
- Ướp muối
- Làm khô
- Đông lạnh
 Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:
+ Đảm bảo chất lượng: tôm, cá phải tươi, không bị nhiễm bệnh
+ Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm,..
III/. CHẾ BIẾN
1. Mục đích
- Nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Các phương pháp chế biến
 Có 2 phương pháp:
- Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua.
- Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp.
4. Tổng kết
 Câu 1: Cĩ mấy phương pháp chế biến thuỷ sản?
 Trả lời câu 1: Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua. Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp
 Câu 2: Kể tên 1 số sản phẩm từ thủy sản?
 Trả lời câu 2: HS kể
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK 
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài 45: 
 + Nghiên cứu nội dung bài
 + Bảo vệ mơi trường nuơi thủy sản cĩ ý nghĩa gì?
5. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài: 56 – Tiết: 52 
Tuần: 36 B¶o vƯ m«i trƯỜng vµ nguån lỵi thủ s¶n
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức:
 - Biết được ý nghĩa và 1 số biện pháp bảo vệ mơi trường, nguồn lợi thủy sản
 1. 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, vận dụng kiến thức
 1. 3. Thái độ:
- Quan tâm bảo vệ mơi trường nuơi thủy sản và nguồn lợi thủy sản
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Bảo vệ mơi trường và nguồn lợi thủy sản 
 3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ
 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu 1: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản? Hãy nêu lên vài phương pháp bảo quản mà em biết(10đ) 
 Trả lời câu hỏi 1: Nhằm hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các phương pháp bảo quản: Ướp muối, Làm khô, Đông lạnh
 Câu 2: Bảo vệ mơi trường nuơi thủy sản cĩ ý nghĩa gì?
 Trả lời câu hỏi 1: Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững 
 4.3. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt Động 1: Vào bài
 Muốn có nhiều sản phẩm thủy sản chất lượng cao và phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững lâu dài, mọi người phải ra sức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Để hiểu được điều đó chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu bài 56
Hoạt Động 2: Ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I SGK và cho biết:
? Tại sao phải bảo vệ môi trường?
? Môi trường nước bị ô nhiễm do đâu?
GV: giải thích và lấy ví dụ dẫn chứng về từng lí do.
? Bảo vệ môi trường và nguồn nước thủy sản có ý nghĩa như thế nào?
GV: Kết luận
Hoạt Động 3: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
GV: Có nhiều phương pháp xử lí nguồn nước nhưng phổ biến hơn cả là phương pháp: lắng, dùng hóa chất.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Phương pháp lắng là như thế nào?
? Biện pháp lọc nước nhằm mục đích gì?
GV: nhận xét, bổ sung.
? Nếu trong quá trình nuôi tôm, cá môi trường bị ô nhiễm thì phải làm sao?
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
? Trong 3 phương pháp xử lí nguồn nước, nên chọn phương pháp nào? Vì sao?
GV: nhận xét, tóm tắt lại: Trong thực tế người ta áp dụng cả 3 phương pháp. Tuy nhiên tùy từng trường hợp mà ứng dụng phương pháp phù hợp.
GV: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Để giảm bớt độ độc cho thủy sinh vật và con người, ta sử dụng các biện pháp nào?
GV: Nhận xét, bổ sung
? Tại sao phải quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản?
GV: nhận xét và giới thiệu các quy định về liều lượng tối đa cho phép của một số chất độc hại như: 
+ Chì: 0,1mg/l nước
+ Thủy ngân : 0,005mg/l nước
+ Đồng: 0,01mg/l nước
? Tại sao bón phân chuồng xuống ao lại phải ủ hoai?
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt Động 4: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
GV: Nguồn lợi thủy sản ở nước ta có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế và đang là một ngành mũi nhọn. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, nó còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Do đó ta phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện có.
GV: chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập.
HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2 SGK và cho biết:
? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến môi trường thủy sản?
GV: nhận xét, bổ sung.
? Có nên dùng điện và chất nổ để khai thác cá không? Vì sao?
? Chặt phá rừng đầu nguồn có tác hại như thế nào?
? Đắp đập ngăn sông, xây dựng hồ chứa có ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường như thế nào?
? Những nguyên nhân nào làm ảnh hưởng môi trường nước? 
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Nhóm cũ, yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
? Em cho biết tại sao khi khai thác nguồn lợi thủy sản không hợp lí đều ảnh hưởng đến môi trường sống thủy sản?
GV: nhận xét, kết luận
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 3 và trả lời các câu hỏi:
? Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ta cần những biện pháp gì?
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: giải thích thêm về việc áp dụng mô hình VAC, RVAC trong nuôi thủy sản.
? Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi thủy sản?
? Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thủy sản lâu di, bền vững?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
I/ Ý NGHĨA
- Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Các phương pháp xử lí nguồn nước
Có các phương pháp:
- Lắng (lọc)
- Dùng hóa chất.
- Nếu khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm, có thể xử lí:
 + Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
 + Tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch.
 + Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt tôm, cá và xử lí nguồn nước
2. Quản lí
 Bao gồm các biện pháp:
- Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy.
- Quy định nồng độ tối đa của hĩa chất, chất độc cĩ trong mơi trường thủy sản.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoặc phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
III/ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN:
1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước
- Các loài thủy sản nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng.
- Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng.
- Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể và năng suất khai thác các loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với những năm trước.
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản
- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
- Phá hoại rừng đầu nguồn.
- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
- Ô nhiễm môi trường nước.
3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí
- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
- Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn, chú ý tận dụng nguồn phân hữu cơ.
- Đối với các loại cá nuôi , nên chọn những cá thể có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: ngăn chặn đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt những qui định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lí tốt nguồn nước thải và nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm.
4. Tổng kết
Yªu cÇu 1 – 2 HS ®äc néi dung phÇn: Ghi nhí (SGK – T.155)
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK 
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài: Ơn tập kiến thức cả năm
5. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1 Vai tro nhiem vu cua trong trot.doc