Giáo án Công nghệ 7 học kì 1

Giáo án Công nghệ 7 học kì 1

۩ Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

Những yêu cầu cần đạt được:

a) Kiến thức:

- Hiểu được những khái niệm cơ bản và vai trò của việc trồng trọt

- Biết được các yếu tố cơ bản tác dụng đến năng suất cây trồng. Từ đó biết cách khắc phục, cải thiện nhằm tăng năng suất cây trồng

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành – thí nghiệm, Quan sát – tìm tòi, Hoạt động nhóm nhỏ

c) Thái độ:

- Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cây trồng, áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng

- Có hứng thú trong học tập KTNN và coi trọng sản xuất nông nghiệp.

 

doc 76 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
‏۞ Phần 1: TRỒNG TRỌT
‏۩ Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Những yêu cầu cần đạt được:
a) Kiến thức:
- Hiểu được những khái niệm cơ bản và vai trò của việc trồng trọt
- Biết được các yếu tố cơ bản tác dụng đến năng suất cây trồng. Từ đó biết cách khắc phục, cải thiện nhằm tăng năng suất cây trồng
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành – thí nghiệm, Quan sát – tìm tòi, Hoạt động nhóm nhỏ
c) Thái độ: 
- Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cây trồng, áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng 
- Có hứng thú trong học tập KTNN và coi trọng sản xuất nông nghiệp.
Tiết PPCT: 01
Ngày dạy: 
‏﴿ Bài 1, 2: VAI TRÒ - NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT – KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ TP CỦA ĐẤT TRỒNG
1/ Mục tiêu: Giúp HS:
a) Kiến thức:
- Nêu được vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta hiện nay
- Biết được nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và những năm tới
- Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt
- Hiểu được đất trồng là gì?
- Biết được vai trò của đất trồng, các TP của đất trồng
b) Kĩ năng: Qua hoạt động hoc tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa, kĩ năng quan sát – tìm tòi và hợp tác nhóm nhỏ
c) Thái độ: 
- Qua nội dung về BP thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, thấy được trách nhiệm của mình trong việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên mt đất
2/ Chuẩn bị:
a) GV:
- Tranh H.1 SGK/5
- Bảng phụ hoặc phiếu học tập với nội dung như bảng SGK/6
b) HS: xem trước nội dung bài 1, 2: VAI TRÒ - NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT – KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ TP CỦA ĐẤT TRỒNG
3/ Phương pháp dạy học: Quan sát – tìm tòi, Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ
4/ Tiến trình
4.1- Ổn định – tổ chức:
4.2- KTBC: không
4.3- Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: Nước ta là 1 nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền KT quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền KT là gì? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
* Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt trong nền KT
PP: Quan sát tìm tòi
- GV giới thiệu hình 1 SGK, HDHS quan sát (đánh số thứ tự các hình từ trái qua phải, tương ứng với từng vai trò) và yêu cầu HS quan sát hình để tìm ra vai trò của trồng trọt trong nền KT 
- HS độc lập quan sát để tìm ra kiến thức 
- GV theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết 
- 1-2 HS báo cáo kết quả, các HS khác thảo luận bổ sung 
- Yêu cầu HS trả lời được: 
+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho người (vì quan sát thấy: cây lúa, quả ngô à lương thực; cải bắp, củ cải à thực phẩm) 
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (vì quan sát thấy: trái thơm, trái lê, khoai tây ... à nông sản; bên cạnh có nhà máy à nhà máy chế biến nông sản) 
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (vì quan sát thấy: con bò (ăn rơm ...), con gà (ăn thóc ...), con lợn (ăn cám ...) à đều sử dụng sản phẩm trồng trọt để làm thức ăn)
+ Cung cấp nông sản cho xuất khẩu (vì quan sát thấy : 1 xe tải chở hàng, 1 chiếc cần cẩu cẩu hàng lên tàu, 1 chiếc tàu chở hàng đi nơi khác) 
- GV cùng với HS phân tích tranh để đi đến KL đúng 
- Cuối cùng GV cần giảng giải thêm cho HS hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp...
- Để khắc sâu kiến thức GV hỏi thêm:
? Em hãy kể 1 số cây trồng: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương ...?
? Em hãy nêu 1 số cây nông sản ở nước ta đang xuất khẩu ra thị trường thế giới ? (lúa, cam, nho, đậu...)
- Dựa vào thực tế địa phương và thực tế bản thân, HS độc lập trả lời các câu hỏi trên 
- Trên cơ sở đó GV khái quát lại 1 lần nữa 4 vai trò trồng trọt trong nền KT
HĐ2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt
PP: Đặt và giải quyết vấn đề + Hoạt động nhóm nhỏ
- GV đặt vấn đề để đáp ứng được 4 vai trò của trồng trọt như đã nêu trên, chúng ta cần xác định những nhiệm như thế nào cho phù hợp? 
- Giải quyết vấn đề:
+ GV chia lớp thành các nhóm độc lập để làm bài tập SGK/6 
+ HS hợp tác nhóm nhỏ (2-3 người) để hoàn thành bài tập SGK/6 (3')
+ GV theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết 
+ 1-2 nhóm HS báo cáo, các nhóm khác thảo luận bổ sung
+ Yêu cầu HS trả lời được: 1, 2, 4, 6
+ Từ đó GV yêu cầu tiếp tục thảo luận để tìm ra mỗi nhiệm vụ đáp ứng vai trò nào của trồng trọt
+ Các nhóm HS tiếp tục thảo luận để trả lời (2')
+ GV theo dõi giúp đỡ khi cần thiết 
+ GV cùng với HS phân tích để đi đến kết quả đúng:
@ Nhiệm vụ 1: đáp ứng vai trò 1 và 3
@ Nhiệm vụ 2: đáp ứng vai trò 1
@ Nhiệm vụ 3: đáp ứng vai trò 2
@ Nhiệm vụ 4: đáp ứng vai trò 4
- Cuối cùng GV HDHS cùng tóm tắt nhiệm vụ của trồng trọt:
HĐ 3: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt:
PP: Đặt và giải quyết vấn đề
- GV đặt vấn đề: GV thông báo:
Sản lượng cây trồng trong 1 năm = năng suất cây trồng/vụ/đơn vị diện tích số vụ trong năm diện tích đất trồng trọt. 
Vậy để tăng năng suất cây nông nghiệp à thực hiện tốt các nhiệm vụ của trồng trọt, đáp ứng vai trò của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gì cho hợp lý? 
- Giải quyết vấn đề:
+ GV hỏi: dựa vào công thức trên em hãy cho biết sản lượng cây trồng trong 1 năm phụ thuộc những yếu tố nào? 
+ HS độc lập nghiên cứu và có thể trả lời: năng suất cây trồng của 1 vụ, số vụ trồng trong 1 năm và tổng diện tích gieo trồng 
+ Từ việc trả lời của HS GV hỏi: em hãy đề suất, làm thế nào để tăng năng suất cây trồng trong 1 vụ ? có được nhiều vụ trong 1 năm ? để tăng diện tích canh tác ?
+ HS tự do đề suất ý kiến của mình, GV ghi bảng 
+ Từ kết quả trả lời của HS, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt bằng câu hỏi sau: 
? Để tăng sản lượng lương thực thực phẩm, cây công nghiệp em thấy cần thực hiện những biện pháp gì?
+ HS căn cứ vào bảng SGK/6 và công thức GV đã thông báo có thể rút ra kết luận: 
@ Khai hoang, lấn biển để tăng diện tích đất trồng 
@ Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ 
@ Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất 
+ Cuối cùng GV cùng với HS phân tích tính hợp lý giữa công thức thông báo và bảng SGK/6 để đi đến KL đúng 
HĐ4: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng
PP: Đàm thoại vấn đáp, quan sát tìm tòi
* VĐ1: Đất trồng là gì?
- GV cho HS đọc thông tin và củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách:
Phân biệt giữa đất và các vật tơi xốp khác (bằng VD) như:
? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Vì sao? (không, vì TV không thể sinh sống trên đó được mà chỉ có lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó TV có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm)
- HS đọc và nghiên cứu để trả lời
- GV dùng tư liệu mục 2 phần II để giảng giải cho HS thấy đá được chuyển thành đất như thế nào?
- Mặt dù đất trồng biến đổi từ đá như đất trồng có khác với đó không? Khác như thế nào? (có, là đất trồng có độ phì nhiêu)
* VĐ2: Vai trò của đất trồng:
- GV giới thiệu tranh H2 SGK/7, HDHS quan sát và lưu ý đến TPDD, vị trí của cây và nêu câu hỏi:
? Đất có tầm quan trọng ntn đối với cây trồng? Vì sao? (cung cấp Oxi, nước, chất dd và giữ cho cây đứng vững)
- HS độc lập nghiên cứu thông tin có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trên
- Để mở rộng kiến thức GV hỏi: Ngoài đất ra mt nào mà cây có thể sống được? (mt nước)
- GV có thể nêu VD về trồng cây trong dd đất và giải thích rõ cây trồng trong dd cần có giá đỡ để cây đứng thẳng
HĐ5: Thành phần của đất trồng:
PP: Quan sát, đàm thoại
- GV giới thiệu sơ đồ 1 SGK/7, HDHS quan sát
? Dựa vào sơ đồ này, em hãy cho biết đất trồng gồm những thành phần gì? (rắn lỏng, khí)
- HS trả lời độc lập
- Để giúp HS hiểu được vai trò vai trò từng thành phần, GV yêu cầu HS nghiên cứu TT và nêu câu hỏi:
? KK có chứa các chất khí nào? (O2, CO2, N2 và 1 số khí khác)
? O2 co vai trò gì trong đời sống cây trồng ? (cần cho hoạt động hô hấp của cây)
- HS hoạt động cá nhân để trả lời
- GV giảng giải:
+ Chất khoáng của đất có chứa các chất dd như lân, K, ...
+ Chất HC của đất, đặc biết là chất mùn có chứa nhiều chất dd, khi bị phân hủy các chất dd này giải phóng ra cung cấp cho cây trồng. Trên cơ sở đó GV hỏi: Vậy em hãy cho biết phần rắn có vai trò gì? (cung cấp chất dd, chất khoáng cho cây)
? Phần lỏng thì sao? (hòa tan các chất dd để cây hấp thu)
I- Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến 
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu
II- Nhiệm vụ của trồng trọt
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm để đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu
- phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu 
III- Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì
- Khai hoang lấn biển nhằm tăng diện tích canh tác
- Tăng vụ để tăng nông sản
- Áp dụng đúng các biện pháp kĩ thuật trồng trọt nhằm để tăng năng suất cây trồng
* Mục đích cuối cùng của các biện pháp trên là SX ra nhiều nông sản
IV- Khái niệm về đất trồng
1/ Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đấtmà trên đó TV có khả năng sinh sống và SX ra sản phẩm
- Đất trồng là SP biến đổi từ đá
- Đất trồng khác với đá là đất trồng có độ phì nhiêu
2/ Vai trò của đất trồng:
Cung cấp Oxi, nước, chất dd và giữ cho cây đứng vững
V- Thành phần của đất trồng:
Đất trồng gồm 3 phần:
- Phần khí cung cấp O2 cho cấy hô hấp
- Phần rắn gồm chất HC và chất VC
+ Chất VC: cung cấp chất khoáng cho cây
+ Chất HC: cc chất dd cho cây phát triển
- Phần lỏng là nước trong đất: hòa tan các chất dd để cây hấp thu)
4.4- Củng cố và luyện tập:
Hãy sắp xếp các ý ở 2 cột A, B cho tương ứng nhau: 
A
B
1/ Nhiệm vụ của trồng trọt 
2/ Vai trò của trồng trọt 
3/ Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt 
a) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người 
b) Tăng vụ
c) Khai hoang, lấn biển 
d) Trồng cây công nghiệp 
e) Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi 
f) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến 
g) Sử dụng giống có năng suất cao 
h) Cung cấp nông sản cho xuất khẩu
k) Áp dụng kĩ thuật tiên tiến 
l) Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng và sản xuất 
à 1-c,d,k	2-a,e,f,h	3-b,g,l
4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Tìm hiểu và tự thảo luận với các bạn bè về vấn đề sau:
Làm thí nghiệm thế nào chứng minh được: 
	Đất có nước? 
	Đất có không khí?
	Đất có chất rắn?
- Ôn lại bài + trả lời câu hỏi SGK cuối bài vừa học
5/ Rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm:
- Nội dụng:
+ Giúp HS nắm được các kiến thức cũ đã học
+ Đáp ứng được mục tiêu của bài
+ Truyền thụ đủ yêu cầu nôi dung của bài
- PP: HS dễ tiếp thu, lớp học sinh động
- Tổ chức:
 ... t cây rừng có vỏ dày cần đập nhẹ cho vỏ rạn nứt mới dễ hút nước
Câu 3: (1đ) Hãy chọn những câu thể hiện các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi:
a) Cung cấp thịt, sữa, trứng cho con người
b) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu 
c) Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ
d) Phát triển chăn nuôi toàn diện
e) Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
f) Tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi
g) Tăng cường đầu tư cho quản lí
II- Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Em hãy cho biết: Để được công nhận là 1 giống vật nuôi thì phải đảm bảo những điều kiện gì?
Câu 2: (2đ) Em hãy cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống và khác nhau?
Câu 3: (3đ) Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?
Đáp án + thang điểm:
I- Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: (1đ)
a) Đốt hạt, tác động bằng lực, ngâm hạt vào nước ấm
b) Từ tháng 2 – 3
c) Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh
d) làm mái che, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh, xới xáo
Câu 2: (1đ) a) S	b) S	c) S	d) Đ
Câu 3: (1đ) b, d, e, g
II- Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Để được công nhận là 1 giống vật nuôi, phải có các ĐK sau: 
- Các vật nuôi trong cùng 1 giống phải có chung nguồn gốc
- Có ĐĐ về ngoại hình và năng suất giống nhau
- Có tính di tuyền ổn định
- Đạt đến 1 số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng
Câu 2: (2đ)
* Giống nhau: Đều chặt cây rừng
* Khác nhau: 
Khai thác trắng
Khai thác dần
Khai thác chọn
- Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần chặt
- Chặt trong mùa khai thác (< 1 năm)
- Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần chặt
- Kéo dài 5 – 10 năm
- Chặt chọn những cây già, pẩhm chất và sức sống kém. Giữ lại những cây còn non, gỗ tốt và sức sống mạnh
- Không hạn chế thời gian
Câu 3: (3đ) Muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần:
- Tổ chức đăng kí giống quốc gia
- Phân vùng chăn nuôi hợp lí
- Có chính sách chăn nuôi đúng đán
- Có quy định về sử dụng đực giống ở khu vục chăn nuôi gia đình
4.4- Củng cố và luyện tập: GV thu bài, nhận xét đánh giá tiết kiểm tra
4.5- Huớng dẫn HS tự học ở nhà:
Xem truớc nội dung bài 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 37
Ngày dạy: 
‏﴿ Bài 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
1/ Mục tiêu: Giúp HS
a) Kiến thức: 
- Nêu được căn cứ để phân loại và tên các loại thức ăn vật nuôi
- Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu Protein, Glucid và thức ăn thô xanh
- Nêu được tên và cách làm đơn giản nhất để sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương
 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tư duy logic
 c) Thái độ: Có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình
2/ Chuẩn bị: 
 a) GV: 
- Tranh H68
- Bảng phân loại mục I và III SGK
 b) HS: Xem trước nội dung bài 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
3/ Phương pháp dạy học: Đàm thoại – vấn đáp, Quan sát 
4/ Tiến trình:
4.1- Ổn định – tổ chức
4.2- KTBC: Không
4.3- Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong bài trước chúng ta đã nghiên cứu các PP chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nhưng muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các PP sàn xuất ra các loại thức ăn. Sản xuất ra nhiều thức ăn với chất lượng tốt là yêu cầu cấp bách để phát triển chăn nuôi, đó cũng là trọng tâm kiến thức bài học hôm nay
* Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu cách phân loại thức ăn dựa vào thành phần DD
PP: Hỏi đáp – tìm tòi
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT để trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy kể tên 1 số loại thức ăn của gia súc, gia cầm mà em biết? 
(+ thức ăn trâu bò: rơm, rạ, cỏ...
+ Thức ăn của lợn: cám, bột ngô, bột cá, thức ăn hỗn hợp
+ Thức ăn của gà: hạt thóc, gạo, ngô, bột cá, thức ăn hỗn hợp)
? Thường trong thức ăn của gà, lợn, người ta cho thêm bột cá, bột tôm... để cung cấp chủ yếu chất DD có tên là gì? (Protein)
? Cho lợn, gà ăn thức ăn chế biến từ ngô, gạo chủ yếu cung cấp chất DD có tên là gì? (Glucid)
? Thức ăn vật nuôi như cỏ, thân cây, rơm, rạ... cung cấp chất DD có tên là gì? (chất xơ)
? Thức ăn có nhiều chất bột gọi là thức ăn tinh, còn thức ăn có nhiều chất xơ có tên là loại thức ăn gì? (thức ăn thô)
- HS độc lập nghiên cứu TT để trả lời
- Tiếp theo GV giới thiệu bảng SGK/ 106 yêu cầu HS điền
- Từ việc tìm hiểu TT và trả lời các câu hỏi các em có thể điền bảng
- GV kết luận:
Căn cứ vào thành phần DD có trong thức ăn, người chăn nuôi chia thức ăn vật nuôi thành 3 loại:
+ Thức ăn có hàm lượng Protein > 14% à thuộc loại thức ăn giàu Protein
+ Thức ăn có hàm lượng Glucid > 50% à thuộc loại thức ăn giàu Glucid
+ Thức ăn có hàm lượng Xơ > 30% à thuộc loại thức ăn thô
HĐ2: Tìm hiểu 1 số PP sản xuất thức ăn giàu Protein
PP: Quan sát – tìm tòi
- GV giới thiệu tranh H68 SGK/108 và yêu cầu HS thảo luận nhóm để làm bài tập ở cuối phần hoạt động
- HS tiến hành thảo luận nhóm để làm theo yêu cầu của GV
- GV theo dõi, HD, giúp đỡ khi cần thiết
- GV và HS cùng thảo luận để đi đến đáp án đúng: Câu a, c, d
- Cuối cùng GV KL:
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn ĐV như giun đất, nhộng tằm,...
+ Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc)
+ Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu
HĐ3: Tìm hiểu 1 số PP sản xuất thức ăn giàu Glucid và thức ăn thô xanh
PP: Hỏi đáp – tìm tòi
- GV giới thiệu bài tập SGK/ 109 yêu cầu HS thảo luận nhóm để làm
- HS tiếp tục thảo luận nhóm để làm theo yêu cầu của GV
- GV theo dõi, HD, giúp đỡ khi cần thiết
- GV và HS cùng thảo luận để đi đến đáp án đúng:
+ Thức ăn giàu Glucid: a
+ Thức ăn thô xanh: b, c
- GV KL:
+ Thức ăn giàu Glucid: Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn
+ Thức ăn thô xanh: 
♠ Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi
♠ Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ
- GV giới thiệu thêm về mô hình VAC
I- Phân loại thức ăn:
Căn cứ vào thành phần DD có trong thức ăn, người chăn nuôi chia thức ăn vật nuôi thành 3 loại:
- Thức ăn có hàm lượng Protein > 14% à thuộc loại thức ăn giàu Protein
- Thức ăn có hàm lượng Glucid > 50% à thuộc loại thức ăn giàu Glucid
- Thức ăn có hàm lượng Xơ > 30% à thuộc loại thức ăn thô
II- PP sản xuất thức ăn giàu Protein
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn ĐV như giun đất, nhộng tằm,...
+ Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc)
+ Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu
III- PP sản xuất thức ăn giàu Glucid và thức ăn thô xanh
- Thức ăn giàu Glucid: Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn
- Thức ăn thô xanh: 
♠ Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi
♠ Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ
4.4- Củng cố và luyện tập:
Phân biệt thức ăn giàu Protein, thức ăn giàu Glucid và thức ăn thô xanh?
Trả lời:
Thức ăn giàu Protein
Thức ăn giàu Glucid
Thức ăn thô xanh
Có hàm lượng Protein > 14% Hàm lượng TPDD có trong thức ăn
Có hàm lượng Glucid > 50%Hàm lượng TPDD có trong thức ăn
Có hàm lượng chất xơ > 30%Hàm lượng TPDD có trong thức ăn
4.5- HDHS tự học ở nhà:
- Xem trước nội dung bài 41: Thực hành: CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌC ĐẬU BẰNG NHIỆT
- Hỏi Ông (Bà), Cha (Mẹ) về cây trồng và các mùa vụ trong năm của địa phương: lúa, ngô, khoai, sắn, rau muống, cây đậu, ... để điền vào bảng sau:
Tên cây trồng
Thời vụ trồng
Thời gian thu hoạch
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 44
Ngày dạy: 
‏﴿ KIỂM TRA 1 TIẾT
1/ Mục tiêu: Giúp HS
a) Kiến thức: Hệ thống lại được những kiên thức trọng tâm của chăn nuôi
b) Kĩ năng: Tư duy độc lập trên giấy và bút, phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức
c) Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử
2/ Chuẩn bị:
a) GV: 
b) HS: Ôn lại các kiến thức đã học	
3/ Phương pháp dạy học:
4/ Tiến trình
4.1- Ổn định – tổ chức
4.2- KTBC: Không
4.3- Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: Để kiểm tra mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của các em trong quá trình học. Bài test hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này
* Giảng bài mới:
KIỂM TRA VIẾT
Thời gian: 45 phút
I- Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: (1đ) Tìm từ điền vào chổ trống cho thích hợp
Tiêu chuẩn của 1 chuồng nuôi hợp vệ sinh là:
Nhiệt độ thích hợp
Độ ẩm trong chuồng từ...(1)...đến...(2)...
Độ thông thoáng tốt
Độ chiếu sáng phải...(3)...
Không khí trong chuồng phải...(4)...
Câu 2: (1đ) Điền các từ (cụm từ) sau vào chổ trống cho thích hợp
Vacxin	Kháng thể	Tiêu diệt mầm bệnh	Miễn dịch
 Khi đưa ...(1)... vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra ...(2)... chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng ...(3)..., vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng ...(4)...
Câu 3: (1đ) Chọn những câu trả lời đúng:
 Trong các bệnh sau, theo em bệnh nào do nguyên nhân sinh học gây ra?
Bệnh giun sán kí sinh
Bệnh cảm lạnh
Bệnh lỡ mồm long móng
Bệnh đóng dấu ở lợn
Bệnh cúm gia cầm
Bệnh ngộ độc thực phẩm ở lợn
Bệnh chấn thương chân ở lợn
II- Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) Vacxin là gì? Có mấy loại vacxin? Định nghĩa từng loại vacxin đó?
Câu 2: (2đ) Khi chăn nuôi vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản thì chăn nuôi vật nuôi nào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi non? Vì sao?
Câu 3: (3đ) Trình bày các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non?
Đáp án:
I- Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: (1đ)
60%
75%
Phù hợp từng loại vật nuôi
Ít khí độc
Câu 2: (1đ)
Vacxin
Kháng thể
Tiêu diệt mầm bệnh
Miễn dịch
Câu 3: (1đ) a, c, d, e
II- Tự luận (7đ)
Câu 1: (2đ) Vacxin là các chế phẩm sinh học được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
Có 2 loại vacxin:
- Vacxin nhược độc: là loại vacxin được chế từ mầm bệnh đã bị làm yếu đi
- Vacxin chết: là loại vacxin được chế từ mầm bệnh đã bị giết chết
Câu 2: (2đ) Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi non vì mang thai, nuôi con tốt hay không là do vật nuôi cái sinh sản
Câu 3: (3đ) Các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non:
- Cho bú sữa đầu
- Giữ ấm cho cơ thể
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt
- Tập cho vật nuôi non vật động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời (nhất là ánh sáng buổi sáng)
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non
4.4- Củng cố và luyện tập:
- GV thu bài và nhận xét buổi kiểm tra
- Nhắc nhỡ những hạn chế trong giờ kiểm tra
4.5- HDHS tự học ở nhà: 
- Xem lại các bài đã học trong phần chăn nuôi
- Xem trước nội dung bài tiếp theo
5/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCM7 siu tam.doc