Giáo án Công nghệ 7 kì 1

Giáo án Công nghệ 7 kì 1

PHẦN I: TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I:

ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

Tiết 1:

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

+ Hiểu được vai trò của trồng trọt

+ Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện

+ Hiểu được đất trồng là gì?

+ Vai trò của đất trồng đối với cây trồng

+ Đất trồng gồm những thành phần gì?

 

doc 67 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . . . 
PHẦN I: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I:
ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Tiết 1:
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
Mục tiêu:
Kiến thức :
+ Hiểu được vai trò của trồng trọt
+ Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện
+ Hiểu được đất trồng là gì?
+ Vai trò của đất trồng đối với cây trồng
+ Đất trồng gồm những thành phần gì?
Kĩ năng :
+ Rèn luyện các thao tác trong lao động sản xuất trồng trọt để chuẫn bị bước vào cuộc sống sản xuất sau khi TN
+ Quan sát các loại đất
Thái độ :
 + Có hứng thú trong học tập kĩ thuật nông nghiệp và coi trọng sãn xuất trồng trọt.
 + Có ý thứ giử gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất
Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên : 
+ Tranh Hình 1 và một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. 
+ Thiết kế thí nghiệm hình 2a, 2b và sơ đồ 1
Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài trong SGK 
Tổ chức hoạt động dạy học:.
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Vào bài mới: 
 	Như các em đã biết , nước ta là một nước đa số sống bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy trồng trọt và đất trồng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế quốc dân là gì? Đất trồng có vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1:Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của ngành trồng trọt:
GV hướng dẫn HS, cho HS quan sát Hình 1 SGK
GV hướng dẫn HS chỉ từng mũi tên.
- Vai trò thứ 1 của trồng trọt là gì ?
- Vai trò thứ 2 của trồng trọt là gì ?
- Vai trò thứ 3 của trồng trọt là gì ?
- Vai trò thứ 4của trồng trọt là gì ?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm rút ra kết luận.
GV có thể hỏi bổ sung thêm.
- Kể tên một số cây lương thực, thực phẩm, công nghiệp mà em biết?
GV chốt lại cho học sinh ghi bài
GV dẫn dắt học sinh dựa vào vai trò để đi đến nhiệm vụ
VD : Sản xuất nhiều lúa ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ của sản xuất nào?
GV chốt lại cho học sinh ghi bài 
- Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gì ?
 GV cho các nhóm làm phiếu học tập trong SGK
 - Sử dụng giống mới, năng suất cao, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh nhằm mục đích gì ?
 - Khai hoang lấn biển nhằm mục đích gì?
 - Tăng vụ trên đơn vị diện tích như thế nào? 
Sau khi các nhóm trả lời
GV rút ra kết luận cho cả lớp
GV chốt lại ý kiến cho học sinh gi bài
HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
- Cây trồng muốn sống và phát triển được trên đất hay đá ?
GV cho HS trả lời
GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
 - Đất trồng trọt là gì ?
GV cho các nhóm thảo luận
GV có thể mở rộng kiến thức cho HS khắc sâu. 
 - Lớp than đá tơi xốp có phải là lớp đất trồng không?
 - Tại sao? 
GV chốt lại cho học sinh ghi bài
GV cho HS quan sát H2SGK
 - Đất trồng có vai trò như thế nào?
- Quan sát 2 hình có gì khác nhau
- Ngoài ra đất còn có thêm vai trò nào nữa? 
- Ngoài đất ra cây trồng có thể sống trên môi trường nào nữa?
GV nhận xét và rút ra kết luận.
GV gới thiệu cho học sinh sơ đồ 1 về thành phần của đất trồng
 - Đất trồng trọt gồm những thành phần nào?
GV có thể gợi ý cho học sinh biết chất khí
 - Phần chất lỏng là gì?
 - Phần rắn bao gồm những chất gì?
 - Thành phần vô cơ chiếm bao nhiêu?
 - Thành phần hữu cơ chiếm bao nhiêu?
 Sau đó giáo viên cho học sinh làm phiếu học tập
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em
 - Hãy cho biết nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
 - Nêu khái niệm của đất trồng?
 - Vai trò của đất trồng?
 - Đất trồng gồm những thành phần nào?
GV nhận xét tiết học 
HS các nhóm thảo luận rút ra:
- KL1: Lương thực, thực phẩm cho con người
- KL2: Nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
- KL3 : Thức ăn cho chăn nuôi
- KL4: Nông sản, xuất khẩu
Các nhóm bổ sung cho nhau
- Lúa ,ngô ..
- Rau, xu hào 
- Lắng nghe và ghi bài.
- Lắng nghe.
HS hoạt động cá nhân để rút ra các kết luận 
HS khác nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe và ghi bài.
HS thảo luận theo nhóm sau đó các nhóm rút ra nhận xét
 - Tăng năng suất
 - Tăng diện tích
 - Nông sản 
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Lắng nghe.
- Ghi bài
 - Đất
- Hs trả lời.
- Hs đọc.
HS các nhóm thảo luận rút ra
 - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất,
 - Lắng nghe
- Không
- Thực vật không phát triển được
Các nhóm nhận xét
HS hoạt động độc lập trả lời câu hỏi 
 - Nước, ôxi, chất dinh dưỡng..
 - Một hình có giá đỡ, một hình không.
 - Giữ cây đứng vững
- Nước
HS khác nhận xét trả lời
- Hs thao luận nhóm trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập
 - Khí, lỏng, rắn
 - Nứơc
 -Vô cơ, hữu cơ
 - 92-98%
 - Chiếm ít nhưng rất quan trọng
HS các nhóm tự thảo luận sau đó GV thu phiếu học tập
- Hs đọc.
- Cá nhân Hs trả lời các câu hỏi của Gv
I. Vai trò và nhiệm vụ của ngành trồng trọt:
 1.Vai trò của ngành trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu
2. Nhiệm vụ của trồng trọt. 
- Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
3. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gì ?
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng,
- Ap dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
II. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng:
 1. Khái niệm về đất trồng 
 a. Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. 
b. Vai trò của đất trồng.
 Đất trồng là môi trường cung câp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giúp cây đứng vững
III. Thành phần của đất trồng:
 Đất trồng gồm 3 thành phần chính : Chất lỏng, chất rắn, chất khí. Trong đó chất rắn gồm chất vô cơ và chất hữu cơ
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 2: 	MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
Mục tiêu
Kiến thức :
+ Hiểu được thành phần cơ giới của đất
+ Thế nào là đất chua,kiềm, trung tính
+ Vì sao đất giữ được nứoc và chất dinh dưỡng
+ Thế nào là độ phì nhiêu của đất
Kĩ năng.
Rèn luyện tư duy, kĩ năng cho HS
Thái độ.
 	Có ý thức bảo vệ, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất
 Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Tranh ảnh có liên quan, phiếu học tập
+ Giáo trình trồng trọt
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Tổ chức hoạt động dạy học:.
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
- Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
- Nêu khái niện của đất trồng, vai trò của đất trồng
- Đất trồng gồm những thành phần nào?
Vào bài mới: 
 	Như các em đã biết cây trồng sống và phát triển được trên đất. Vậy thành phần và thính chất của đất trồng có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lí cần biết được đặc điểm và thính chất của đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất
GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
 - Phần rắn của đất bao gồm những phần nào?
GV nói thêm cho học sinh về phần vô cơ
 - Vậy thành phần cơ giới của đất là gì ?
- Dựa vào thành phần cơ giới của đất chia đất làm mấy loại?
HĐ 2: Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất
GV cho HS thông tin SGK
 - Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng gì?
 - Trị số PH dao động trong phạm vi nào?
GV: Các loại đất khắc nhau có độ PH khác nhau
 - Căn cứ vào trị số PH người ta chia đất làm mấy loại?
 - Với giá trị nào của PH là đất chua
 - Với giá trị nào của PH là đất kiềm 
 - Với giá trị nào của PH là đất trung tính?
GV: Người ta chia vậy để có kế hoạch sử dụng.Vì mỗi loại cây trồng thích hợp PH nhất định
 - Đối với đất chua người ta bón gì? 
HĐ 3: Tìm hiểu Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
GV cho HS đọc thông tin SGK
 - Vì sao đất có khả năng giữ được nước, chất dinh dưỡng?
GV cho HS làm bảng 1 SGK
GV nhấn mạnh: các loại đất có nhiều hạt kích thước bé chứa nhiều mùn, giữ được nước và, chất dinh dưỡng tốt.
HĐ 4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất
GV cho HS đọc thông tin SGK
 - Ở đất thiếu nước cây trồng phát triển như thế nào?
 - Ở đất đủ nước, chất dinh dưỡng cây trồng phát triển như thế nào?
 - Độ phì nhiêu của đất là gì?
 - Ngoài độ phì nhiêu còn yếu tố nào khác?
Dựa vào bài cũ HS các nhóm nhắc lại thành phần (vô cơ, hữu cơ)
GV cho HS tự thảo luận sau đó HS trả lời - GV rút ra kết luận chung
 - Tỉ lệ % của các hạt cát, sét, limon.
 -3 loại: đất cát, đất sét và đất thịt
 - PH
 - 0 – 14
Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện nhóm trả lời:
 - 3 loại: đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
 - PH<6,5
 - PH>7,5
 - PH: 6,6 – 7,4
 - Bón vôi
HS các nhóm thảo luận rút ra: cát, sét, limon
 - Kém
 - Tốt
HS các nhóm thảo luận, rút ra kết luận:
I. Thành phần cơ giới của đất là gì?
 Là tỉ lệ phần trăm của các hạt: cát, sét, limon trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất
II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất:
Căn cứ vào độ PH, người ta chia đất thành 3 loại: đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng:
 Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ vào các hạt: cát, sét, limon và chất mùn.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì:
 Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt
HĐ 5: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
 - Độ phì nhiêu của đất là gì?
Dặn dò:
 + Học bài, trả lời câuhỏi SGK
 + Chuẩn bị bài mới
- Hs đọc ghi nhớ
- Trả lời các câu hỏi của Gv
Ngày soạn: . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
Mục tiêu:
Kiến thức
 Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí , biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Kĩ năng.Rèn luyện quan sát,phân tích tổng hợp
Thái độ : Có ý thức chăm sóc và bảo vệ đất
 Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh H 3. H4 .H5
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà
Tổ chức hoạt động dạy học:.
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
 - Độ phì nhiêu của đất là gì?
Vào bài mới: 
Đất là tài nguyên quí giá của quốc gia, là cơ sở của sản xuất nông , lâm nghiệp .Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ntn cho hợp lí..
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu nguyên nhân vì sao phải sử dụng đất hợp lí
GV cho HS nghi ...  8SGK, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới
Các hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp: (1-2 phút) 
Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là giống vật nuôi .Cho VD
- Nêu vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi
Vào bài mới: 
Nội dung kiến thức
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm về, sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
1. Sự sinh trưởng
TK:
 Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể
2. Sự phát dục.
TK:
 Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể
 II. Đặc diểm sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi 
- Không đồng đều
- Theo giai đoạn
- Theo chu kì
III. Các yếu tố tác động đến sự sinh truởng và phát dục của vật nuôi
TK.
Các đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Nắm được các yếu tố này con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn
HĐ 1 
GV cho HS đọc thông tin SGK
 GV cho HS quan sát hình SGK
 - Quan sát hình ngan các em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể?
 - Người ta gọi quá trình tăng khối lượng của ngan, gà trong quá trình nuôi dưỡng là gì?
 - Sự sinh trưởng là gì?
GV cho HS một số VD minh họa
 - Quan sát hình SGK con ngan lớn có đặc điểm gì?
 - Con ngà trống trưởng thành khác con gà trống chưa trưởng thành ở điểm gì?
 Sau khi HS trả lời GV chốt lại cho HS ghi bài
Sau đó GV cho HS đánh dấu vào bảng SGK
HĐ2: 
GV cho HS đọc sơ đồ 8 SGK Sau đó GV cho HS lựa chọn các VD và sắp xếp cho thích hợp
 - Muốn chăn nuôi đạt kết quả cao ta phải làm gì?
GV chốt lại. 
HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi GV đặt ra
 - Tăng khối lượng, kích thước
 - Quá trình sinh trưởng
 - Mào đỏ
- Biết gáy 
( a, b, d,c)
Củng cố: (5phút)
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK, 
 - Nêu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
 - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trường và phát dục của vật nuôi
Dặn dò:
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 + Chuẩn bị bài mới
Tiết 28: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI	
Mục tiêu:
Kiến thức : 
- HS hiều được khái niệm về chọn giống vật nuôi
- Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi ở nước ta
- Biết được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi
Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, có thể vận dụng kiến thức học vào gia dình
Thái độ : biết cách bảo vệ vật nuôi ở địa phương 
Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên : Phóng to sơ đồ 9 SGK, phiếu học tập, tư liệu về tiêu chuẩn giống tốt
Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới
Các hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp: (1-2 phút) 
Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
 - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trường và phát dục của vật nuôi
Vào bài mới: 
Nội dung kiến thức
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi
TK:
 Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực, cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt
2. Kiểm tra năng suất
 III. Quản lí giống vật nuôi
TK:
Quản lí giống vật nuôi để giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi
HĐ 1 
GV cho HS đọc thông tin SGK
 GV lấy VD cho HS, sau đó đặt câu hỏi
- Mục đích chọn giống vật nuôi là gì?
- Muốn chọn giống gà, lợn tốt ta chọn như thế nào?
GV nhận xét, HS rút ra định nghĩa.
 - Thế nào là chọn giống vật nuôi?
HĐ2: 
GV cho HS đọc thông tin SGK và đặt câu hỏi
 - Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
 - Thế nào là phương pháp chọn lọc hàng loạt?
 - Phương pháp này được áp dụng như thế nào?
 - Phương pháp thứ 2 còn gọi là phương pháp gì?
 - Hai phương pháp này có ưu và nhược điểm gì?
GV chốt lại cho HS ghi bài
HĐ 3:
GV cho HS quan sát sơ đồ 9 SGK.
 - Quản lý giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
 - Có mấy phương pháp quản lý giống vật nuôi?
GV cho HS làm bài tập SKG
HS làm việc độc lập theo nhóm và trả lời câu hỏi.
 - Chọn những con có đặc điểm tốt
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
 - 2 phương pháp
- Dựa vào tiêu chuẩn đã chọn trước.
 - Rộng rãi
 - Kiểm tra cá thể
Củng cố: (5phút)
GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK, 
 - Thế nào là chọn giống vật nuôi. Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được áp dụng ở nước ta?
 - Theo em muốn quản lý tốt giống vật nuôi ta phải làm gì?
Dặn dò:
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 + Chuẩn bị bài mới
Tiết 29: 
 NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
Mục tiêu:
Kiến thức : 
- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối vật nuôi
- Hiều được khái niệm về phương pháp nhân giống vật nuôi
Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
Thái độ : Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thưc65 tế chăn nuôi ở địa phương
Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên : Tranh vẽ hoặc ảnh chụp các giống vật nuôi đã giới thiệu SGK hoặc tự sưu tầm cho giảng dạy
Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới
Các hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp: (1-2 phút) 
Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là chọn giống vật nuôi. Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được áp dụng ở nước ta?
 - Theo em muốn quản lý tốt giống vật nuôi ta phải làm gì?
Vào bài mới: 
Nội dung kiến thức
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Chọn phối
1. Thế nào là chọn phối
TK: 
 Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối
2. Các phương pháp chọn phối
TK: 
 - Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực và con cái con cùng giống để cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể của giống đó lên
- Chọn phối khác giống nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai giống khác nhau
II. Nhân giống thuần chủng 
1. Nhân giống thần chủng là gì
TK:
- Chọn phối giữa con đực và con cái cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng
- Nhân giống thuần chủng nhằm tăng số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó
2. Làm thế nào để nhân giống thần chủng đạt kết quả tốt
TK: 
Muốn nhân giống thuần chủng đặt kết quả phải xác định rõ ràng mục đích, chọn phối tốt không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi
HĐ 1 
GV cho HS đọc mục 1 SGK tr 91
 - Muốn đàn vật nuôi con có những đặc tính tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ như thế nào?
 - Làm thế nào để phát hiện con giống tốt?
 - Sau khi chọn được con đực, con cái tốt. Người chăn nuôi tiếp tục làm gì để tăng số lượng?
GV cho HS lấy một số VD
 - Thế nào là chọn phối?
 GV chốt lại cho HS nghi bài
HĐ2
GV cho HS đọc mục 2 SGK tr91
 - Khi đã có giống vật nuôi tốt ta phải làm như thế nào để tăng khối lượng
HS lấy thêm VD minh họa
 - Ở địa phương em có giống vật nuôi tên gì?
GV yêu cầu HS làm bài tập
Sau khi HS làm bài tập xong GV cho HS trả lời câu hỏi
 - Nhân giống thuần chủng là gì?
 - Mục đích của việc nhân giống thuần chủng?
 GV chuyển ý
 Phần này GV phải phân tích cho HS thấy rõ 3 ý lớn
HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi 
 - Bố mẹ giống tốt
- Chọn lọc
- Ghép đôi sinh sản
 Đại diện nhóm trả lời câu hỏi nhóm khác nhận xét, bổ sung
Củng cố: (5phút)
GV cho 1,2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Chọn phối là gì. Hãy lấy VD chọn phối cùng giống và khác giống?
 - Nêu mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
Dặn dò:
 + Học bài, làm bài tập SGK
Tiết 30: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
Mục tiêu: 
Kiến thức :
- Biết cách phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình
- Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào chiều đo đơn giản
Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát , thực hành
Thái độ Có ý thức cẩn thận, chính xác
Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên 
Mô hình gà tranh ảnh và thước đo
Chuẩn bị của học sinh: HS chuẩn bị gà
Các hoạt động dạy và hoc
Ổn định lớp: (1-2 phút) 
Kiểm tra mẫu vật của HS mang đi
Vào bài mới.
 HĐ1:
- GV giới thiệu bài TH
- GV phân chia nhóm và nơi thực hiện.
Bước1:
- GV hướng dẫn HS quan sát ngoại hình để nhận biết các giống gà , gv dùng tranh ảnh, mẫu vật nuôi hs quan sát thứ tự
+ Hình dáng toàn thân: Nhìn bao quan toàn bộ gà đề nhận xét
+ Quan sát màu sắc lông da
+ Quan sát màu lông thân cổ..
+ Quan sát màu sắc da của toàn thân, da ở thân, da ở chân
VD: gà ri: da màu vàng.
- Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật của mỗi giống của từng phần
VD: Gà ri đa số mào đơn, đỏ ngả về một phía
+ Chân: Quan sát chiều cao chân, độ to nhỏ của số vòng ống chân để phân biệt giữa các giống
GV hướng dẫn đo để chọn gà mái
Đo khoảng cách giữa hai xương háng
GV dùng tranh vẽ H 59 SGK Tr95
Đo khoảng cách giữa lưới hái và xương háng của gà mái Gv dùng tranh H60 SGK Tr95
HĐ 2: 
HS tự mình TH theo nhóm đã được phân dựa vào nội dung SGK theo các bước đã được hướng dẫn GV theo dõi hướng dẫn các nhóm nào làm sai thao tác, GV phải uốn nắn kịp thời
Tổng kết bài thực hành:
- HS thu dọn và giữ an toàn vệ sinh lao động
- Các nhóm tự đánh giá kết quả TH và sự chuẩn bị có đầy đủ không, có làm đúng thao tác không
- Thời gian hoàn thành và kết quả
- Qua bài thực hành HS nhận xét
- Thực hiện qui trình an toàn lao động.
- Kết quả.
Dặn dò: Đọc trước bài mới, hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau . Trên cơ sở rút kinh nghiệm bài thực hành này
Tiết 31: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN ( HEO) QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
Mục tiêu: 
Kiến thức :
- Biết cách phân biệt được ngoại hình một số giống lợn nuôi ở địa phương và ở nước ta
- Biết dùng thước dây để đo chiều dài và vòng ngực
Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát , thực hành
Thái độ Có ý thức cẩn thận, chính xác
Chuẩn bị.
Chuẩn bị của giáo viên 
Mô hình một số giống lợn tranh ảnh và thước đo
Chuẩn bị của học sinh: HS làm trước các yêu cầu GV đã dặn ở tiết TH trước
Các hoạt động dạy và hoc
Ổn định lớp: (1-2 phút) 
Kiểm tra báo cáo tiết TH trước
Vào bài mới.
 HĐ1:
- GV giới thiệu bài TH
- GV phân chia nhóm và nơi thực hiện.
Bước1:
- GV hướng dẫn HS quan sát ngoại hình để nhận biết các giống lợn qua (ngoại hình, mõm, đầu, lưng)
- Quan sát màu sắc lông da, lưu ý HS một số đặc điểm
 GV làm trước cách đo cho HS
HĐ 2: 
HS tự mình TH theo nhóm đã được phân dựa vào nội dung SGK Tr98 theo các bước đã được hướng dẫn GV theo dõi hướng dẫn các nhóm nào làm sai thao tác, GV phải uốn nắn kịp thời
Tổng kết bài thực hành:
- HS thu dọn và giữ an toàn vệ sinh lao động
- Các nhóm tự đánh giá kết quả TH và sự chuẩn bị có đầy đủ không, có làm đúng thao tác không
- Tinh thần thái độ trong giờ học
- Thời gian hoàn thành và kết quả
- Qua bài thực hành HS nhận xét
- Thực hiện qui trình an toàn lao động.
- Kết quả.
Dặn dò: Đọc trước bài mới, ghi lại tên các thức ăn của trâu ,bò.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sua chuan.doc