CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT.
Tiết 15 - bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và công việc làm đất cụ thể.
- Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất.
- Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Nghiên cứu SGK, hình 25, 26 SGK
- HS: Đọc trước bài xem hình vẽ SGK.
Soạn:10/10 Giảng:12/10(7C) 15/10(7B) 17/10(7A) Chương II: quy trình sản xuất và bảo quản môI trường trong trồng trọt. Tiết 15 - bài 15: Làm đất và bón phân lót I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và công việc làm đất cụ thể. - Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất. - Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hình 25, 26 SGK - HS: Đọc trước bài xem hình vẽ SGK. III. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. GV: Giới thiệu bài học. Quy trình đầu của việc làm đất – tạo ĐK cho cây phát triển tốt ngay từ khi gieo hạt. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu mục đích của việc làm đất. GV: Đưa ra ví dụ để học sinh nhận xét tình trạng đất ( cứng – mềm ) GV: Làm đất nhằm mục đích gì? HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu nội dung các công việc làm đất. - Bao gồm công việc cày bừa, đập đất, lên luống. GV: Cày đất có tác dụng gì? HS: Trả lời GV: Em hãy so sánh ưu nhược điểm của cày máy và cày trâu. HS: Trả lời GV: Cho học sinh nêu tác dụng của bừa và đập đất. GV: Tại sao phải lên luống? Lấy VD các loại cây trồng lên luống. HS: Trả lời HĐ3.Tìm hiểu kỹ thuật bón phân lót. GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại mục đích của bón lót nêu các loại phân để sử dụng bón lót. HS: Trả lời GV: Giải thích ý nghĩa các bước tiến hành bón lót 4.Củng cố. GV: Gọi 1-2 Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Gv: Hệ thống lại bài học, nêu câu hỏi củng cố bài I. Làm đất nhằm mục đích gì? - Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh ẩn nấp trong đất. II. Các công việc làm đất. a. Cày đất: - Xáo chộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. b.Bừa và đập đất. - Làm cho đất nhỏ và san phẳng. c.Lên luống. - Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển. - Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ III. Bón phân lót. - Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót - Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc. - Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới. 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài, đọc và xem bài 16 SGK Soạn:13/10 Giảng:15/10(7C) 21/10(7B) 22/10 (7A) Tiết 16 - bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng, các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, sử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp sử lý hạt giống. - Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt trồng cây non. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hình 27, 28 SGK - HS: Đọc trước bài xem hình vẽ 27,28 SGK. III. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc? GV: Em hãy nêu quy trình bón lót. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. GV: Giới thiệu bài học - Gieo trồng là những vấn đề KT rất phong phú Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu thời vụ gieo trồng. GV: Em hãy nêu các loại cây trồng theo thời vụ. HS: Trả lời - GV: Nhấn mạnh “khoảng thời gian” *Lưu ý: Mỗi loại cây đều có thời vụ gieo trồng thích hợp, cho học sinh phân tích 3 yếu tố trong SGK- Phân tích. GV: Cho học sinh kể ra các vụ gieo trồng trong năm đã nêu trong SGK GV: Các vụ gieo trồng tập trung vào thời điểm nào? HS: Trả lời. GV: Em hãy kể tên các loại cây trồng ứng với từng thời gian. HS: Trả lời. GV: Cho học sinh kẻ bảng điền từ các cây đặc trương của 3 vụ. HĐ2: Kiểm tra và sử lý hạt giống. GV: Kiểm tra hạt giống để làm gì? HS: Trả lời GV: Kiểm tra hạt giống theo những tiêu chí nào? HS: Trả lời GV: Sử lý hạt giống nhằm mục đích gì? HĐ3.Tìm hiểu nội dung của phương pháp gieo trồng. GV: Phân tích ý nghĩa các yêu cầu kỹ thuật làm rõ về mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. GV: Mật độ là số khóm, số hạt gieo trên một đơn vị diện tích HS: Trả lời GV: Độ nông sâu tuỳ theo loại cây TB từ 2-5cm. GV: Cho học sinh nêu những loại cây trồng có ở địa phương được gieo trồng bằng những phương pháp nào? GV: Em hãy nêu một số loại cây gieo hạt ở địa phương. HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh phân biệt cây ngắn ngày và dài ngày lấy, VD minh hoạ? - Chỉ ra các công việc làm để có được cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng: ươm cây trong vườn. HS: Trả lời 4.Củng cố. - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Tổng kết lại ý chính của bài học - Đánh giá giờ học - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết sgk. I.Thời vụ gieo trồng. - Mỗi cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định thời gian đó gọi là thời vụ. 1) Căn cứ để xác định thời vụ: - Khí hậu - Loại cây trồng - Sâu bệnh 2.Các vụ gieo trồng: - Vụ đông xuân: Từ tháng 11 đến tháng 4; 5 năm sau trồng lúa, ngô, đỗ, lạc, rau, khoai, cây ăn quả, cây công nghiệp. - Vụ hè thu: Từ tháng 4 đến tháng 7 trồng lúa, ngô, khoai. -Vụ mùa: Từ tháng 6 đến tháng 11 trồng lúa, rau. - Vụ đông: Từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô, đỗ tương, khoai, rau. II.Kiểm tra sử lý hạt giống. 1.Mục đích kiểm tra hạt giống. - Kiểm tra hạt giống nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn đem gieo. - Tiêu chí giống tốt gồm các tiêu chí: 1,2,3,4,5. 2.Mục đích và phương pháp sử lý hạt giống. - Mục đích: Kích thích hạt giống nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu bệnh hại. - Phương pháp: Nhiệt độ, hoá chất. II.Phương pháp gieo trồng. 1.Yêu cầu kỹ thuật: - Đảm bảo các yêu cầu về thời vụ,mật độ khoảng cách và độ nông sâu. 2. Phương pháp gieo trồng. - Gieo hạt Cách gieo Ưu điểm Nhược điểm 1.Gieo vãi 2.Gieo hàng, hốc - Nhanh ít tốn công - Tiết kiệm hạt chăm sóc dễ - Số lượng hạt nhiều chăm sóc khó khăn - Tốn nhiều công - Trồng cây con - Ươm cây trong vườn, đem trồng - Trồng bằng củ, cành, hom. 5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 17 SGK. Soạn: 17/10 Giảng:19/10 (7C) 22/10 (7B) 24/10 (7A) Tiết 17 - bài 17: Th xử lý hạt giống bằng nước ấm I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh nắm được,Hiểu được các cách xử lý hạt giống bằng nước ấm, hạt giống ( Lúa, ngô) Bằng nước ẩm theo đúng quy trình. - Làm được các quy trình trong công tác xử lý, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. - Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Mẫu hạt giống ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg/1nhóm, nhiệt kế, tranh vẽ quá trình xử lý hạt giống, nước nóng chậu, xô đựng nước, rổ. - HS: Đọc trước bài , đem hạt lúa, ngô, nước nóng III. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu,dụng cụ thực hành của học sinh. 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1.GV giới thiệu bài học: GV: Chia nhóm và nơi thực hành. - Nêu mục tiêu và yêu cầu cần đạt được - Làm thao tác sử lý hạt giống bằng nước ấm đối với hạt lúa, ngô. HĐ2.Tổ chức thực hành: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Giống, xô, rổ. - Phân công cho mỗi nhóm xử lý hai loại hạt, lúa ngô theo quy trình. HĐ3.Thực hiện quy trình thực hành. * Bước 1: GV giới thiệu từng bước của quy trình xử lý hạt giống, nồng độ muối trong nước ngâm hạt có tỷ trọng. * Bước2: Học sinh thực hành theo nhóm đã được phân công tiến hành sử lý 2 loại hạt giống, lúa, ngô theo quy trình hướng dẫn. *Bước3: GV theo dõi quy trình thực hành của các nhóm để từ đó uốn nắn những sai sót của từng học sinh. 4.Củng cố: -Học sinh thu dọn vật liệu, thiết bị, làm vệ sinh nơi thực hành. - Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành. GV: Nhận xét giờ học I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. ( SGK ). II. Thực hiện quy trình thực hành: - Bước1.Cho hạt vào trong bước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng. - Bước2.Rửa sạch các hạt chìm. - Bước3.Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt. - Bước4.Ngâm hạt trong nước ấm 540C ( Lúa ) 400C ( ngô ) III.Đánh giá kết quả: 5. Hớng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và thao tác lại các bước thực hành đã học - Đọc và xem trước bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Soạn:20/10 Giảng:22/10(7C) /10(7B) /10(7A) Tiết18 - bài 19: các biện pháp chăm sóc cây trồng I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc - Làm được các thao tác chăm sóc cây trồng. - Kỹ năng có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 19, chuẩn bị hình 29; 30 - HS: Đọc SGK liên hệ cách chăm sóc địa phương. III. Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ: không 3.Tìm tòi phát hiện nội dung kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1.Giáo viên giới thiệu bài học - Các biện pháp chăm sóc đối với cây trồng... HĐ2.Tìm hiểu kỹ thuật làm cỏ, vun xới tỉa dặm cây. GV: Mục đích của việc dặm cây, vun xới là gì HS: Nghiên cứu trả lời HĐ3.Tìm hiểu kỹ thuật làm cỏ, vun sới GV: Mục đích của việc làm cỏ vun xới là gì? HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi làm cỏ, vun sới cây trồng: + Làm cỏ, vun xới phải kịp thời. + Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ. + Cần kết hợp với các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh. HĐ4.Tìm hiểu kỹ thuật tưới tiêu nước. GV: Nhấn mạnh. - Mọi cây trồng đều cần nước để vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây nhưng mức độ, yêu cầu khác nhau. VD: Cây trồng cạn ( Ngô, Rau) - Cây trồng nước ( Lúa ) GV: Cho học sinh quan sát hình 30. GV: Khi Tưới nước cần những phương pháp nào? HS: Trả lời HĐ4. Giới thiệu cách bón thúc phân cho cây trồng. HS: Nhắc lại cách bón phân bài 9. GV: Nhấn mạnh quy trình bón phân, giải thích cách bón phân hoai. GV: Lưu ý cho HS biết: Bón phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thu, không bón phân tươi, khi bón phải vùi phân vào trong đất vừa đỡ mất chất dinh dưỡng, vừa không làm ô nhiễm môi trường. GV: Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây trồng? HS: Trả lời 4.Củng cố: GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK Hệ thống lại yêu cầu, nội dung chăm sóc cây trồng HS: Nhắc lại I. Tỉa, dặm cây. - MĐ: Loại bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh va dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ, khoảng cách cây. II. Làm cỏ, vun sới: - Mục đích của việc ... cá) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh - Biết được kỹ thuật chăm sóc tôm, cá - Hiểu được cách quản lý ao nuôi - Biết phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ. - HS: Đọc SGK nghiên cứu bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: - Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng: - Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng: Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới HĐ1: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc tôm, cá. GV: Tại sao phải tập trung cho tôm, cá ăn vào buổi sáng ( 7-8h) HS: Trả lời GV: Em hãy cho biết kỹ thuật cho cá ăn ở địa phương em? HS: Trả lời HĐ2: Tìm hiểu biện pháp quản lý ao nuôi tôm, cá. GV: Nêu vai trò của công tác quản lý ao cá là vô cùng quan trọng và hoàn thành bảng 9 ( 146) HS: Quan sát hình 84. HĐ3. Tìm hiểu biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. GV: Tại sao phải coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh cho vật nuôi thuỷ sản? GV: Phòng bệnh bằng cách nào? GV: Phải thiết kế ao nuôi như thế nào cho hợp lý HS: Trả lời GV: Em hãy nêu các biện pháp tăng cường sức đề kháng của tôm, cá. GV: Khi tôm, cá bị bệnh có nên dùng thuốc không? HS: Trả lời GV: Cho học sinh quan sát hình 85 nêu tên các hoá chất thuốc tân dược dùng để phòng, trị bệnh cho tôm, cá. GV: Kể cho học sinh một số loại thuốc. 4. Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK tổng kết bài học, nêu câu hỏi củng cố bài. - Nhận xét đánh giá giờ học 10/ 8/ 20/ 3/ I. Chăm sóc tôm, cá. 1. Thời gian cho ăn. - Buổi sáng ( 7h – 8h ) thời tiết còn mát dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn. - Tập trung vào các tháng 8-11 nhiệt độ đó thức ăn phân huỷ đều giữ tốt lượng OXI. 2.Cho ăn. - Cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của giai đoạn, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. II. Quảnlý. 1.Kiểm tra ao nuôi tôm, cá. - Bảng 9 ( SGK) 2.Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. - Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá và chất lượng của vực nước. III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. 1. Phòng bệnh. a) Mục đích. - Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không nhiễm bệnh. b) Biện pháp. - Thiết kế ao hợp lý ( có hệ thống kiểm dịch). - Tẩy dọn ao thường xuyên. - Cho ăn đủ áp dụng phương pháp 4 định để tăng cường sức đề kháng. 2. Chữa bệnh. a) Mục đích. - Dùng thuốc thảo mộc hay tân dược để trị bệnh. b) Khi phát hiện đàn tôm, cá bị bệnh ta phải chữa trị ngay tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cá khoẻ mạnh. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 55 SGK Tuần: 33 Soạn ngày: 25/ 04 /2006 Giảng ngày:.././2006 Tiết: 66 Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh - Biết được các phương pháp thu hoạch - Biết được các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản - Biết được các phương pháp chế biến thuỷ sản. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ. - HS: Đọc SGK nghiên cứu bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: - Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng: - Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng: Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: HS1: Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá. HS2: Em hãy kể tên một số loại cây có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá HĐ1: Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch. GV: Giới thiệu 2 phương pháp thu hoạch ( Đánh tỉa, thả bù, thu hoạch toàn bộ). GV: Tác dụng của đánh tỉa thả bù là gì? HS: Trả lời GV: Thu hoạch tôm, cá có gì khác nhau. HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu một số biện pháp bảo quản. GV: Sản phẩm không được bảo quản thì sẽ như thế nào? GV: Phân tích từng phương pháp lấy ví dụ minh hoạ cách ướp cá như thế nào? - Trong 3 phương pháp bảo quản thuỷ sản phương pháp nào đảm bảo hơn? vì sao? GV: Tại sao muốn bảo quản thuỷ sản lâu hơn thì phải tăng tỷ lệ muối HS: Trả lời. HĐ3.Tìm hiểu phương pháp chế biến. GV: Cho học sinh quan sát hình 87 ghi tên sản phẩm. 4. Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK GV: Tóm tắt lại nội dung bài học, đánh giá giờ học. 8/ 10/ 10/ 10/ 3/ - Thiết kế ao nuôi hợp lý, vệ sinh ao nuôi, cho ăn đầy đủ theo 4 quy định. - Cây tỏi, hạt cau, cây duốc cá. I.Thu hoạch 1. Đánh tỉa, thả bù. - Là cách thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm. Sau đó bổ sung cá giống, tôm giống, để đảm bảo mật độ nuôi áp dụng trong lồng, bè. 2.Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao. a) Đối với cá. - Tháo bớt nước, kéo 2-3 mẻ lưới sau đó tháo cạn để bắt hết cá đạt chuẩn. b) Đối với tôm. - Tháo hết nước thu hoạch toàn bộ II. Bảo quản. 1.Mục đích. - Hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu. 2. Các phương pháp bảo quản. a) ướp muối: - Xếp một lớp cá, một lớp muối. b) Làm lạnh: - Làm hạ nhiệt độ đến mức sinh vật gây thối không thể hoạt động. c) Làm khô. - Tách nước ra khỏi cơ thể bằng cách phơi khô ( dùng nhiệt của than củi, điện) III. Chế biến. 1. Mục đích: - Nhằm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.Các phương pháp chế biến. - Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm. - Phương pháp công nghiệp tạo ra sản phẩm đồ hộp. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 56 SGK. .......................................................................................................................................... Tuần: 34 Soạn ngày: 2/ 05 /2006 Giảng ngày:.././2006 Tiết: 67 Bài 56: bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh - Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu bổ sung. - HS: Đọc SGK nghiên cứu bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: - Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng: - Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng: Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá. HS2: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Nêu vài phương pháp mà em biết? HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. GV: tại sao phải bảo vệ môi trường? HS: Trả lời GV: Các thuỷ vực bị ô nhiễm do những nguồn nước thải nào? HĐ2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường. GV: Người ta đã sử dụng những biện pháp gì để bảo vệ môi trường? HS: Nghiên cưu trả lời GV: Bổ sung, kết luận GV: Nhà nước đã có những biện pháp gì để ngăn chặn nạn ô nhiễm? HS: Trả lời 4. Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Hệ thống lại kiến thức nêu câu hỏi củng cố bài, nhận xét giờ học, đánh giá xếp loại. 8/ 10/ 20/ 3/ - Đánh tỉa, thả bù và thu hoạch toàn bộ. - Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến. Bảo quản bằng 3 phương pháp. I. ý nghĩa - Tác hại môi trường gây hậu quả sấu đối với thuỷ sản và con người, SV sống trong nước. - Môi trường bị ô nhiếm do: + Nước thải giàu dinh dưỡng. + Nước thải công nghiệp, nông nghiệp II. Một số biên pháp bảo vệ môi trường. 1.Các phương pháp sử lý nguồn nước. a) Lắng ( lọc) - Dùng hệ thống ao... b) Dùng hoá chất dễ kiếm, dẻ tiền... c) Khi nuôi tôm cá mà môi trường bị ô nhiễm: - Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí - Tháo nước cũ và cho nước sạch vào - Đánh bắt hết tôm cá và xử lý nguồn nước. 2. Quản lý: - Ngăn cấm huỷ hoại các sinh vật đặc trưng. - Quy định nồng độ tối đa của hoá chất - Sử dụng phân hữa cơ đã ủ 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước phần III SGK Tuần: 34 Soạn ngày: 02/ 05 /2006 Giảng ngày:.././2006 Tiết: 68 Bài 56: bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản ( Tiếp) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh - Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu bổ sung. - HS: Đọc SGK nghiên cứu bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: - Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng: - Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng: Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản HS2: Em hãy trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản? 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. HĐ1. Tìm hiểu cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. GV: Nêu một số dấu hiệu tình hình nguồn lợi thuỷ sản đang bị đe doạ, hướng dẫn học sinh chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để thể hiện được hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước. HS: Hoạt động nhóm đại diện của từng nhóm nhận xét chéo GV: Nhận xét, kết luận. GV: Cho học sinh đọc sơ đồ hình 17 SGK GV: Tập chung phân tích 4 nguyên nhân SGK GV: Có nên dùng điện và thuốc nổ khai thác cá không? Vì sao? HS: Trả lời GV: ở địa phương em đang nuôi dưỡng những giống cá nào? HS: Trả lời 4. Củng cố. GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Hệ thống lại kiến thức nêu câu hỏi củng cố bài, nhận xét giờ học, đánh giá xếp loại. 8/ 30/ 3/ - Môi trường bị ô nhiễm gây hậu quả xấu đối với thuỷ sản và con người, SV sống trong nước. - Dùng hoá chất, lọc nước, Thay nước... III. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là một lĩnh vực có ý nghĩa to lớn... - là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm của toàn dân. 1.Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước. - Nước ngọt, Tuyệt chủng. - Khai thác, giảm sút - Số lượng, kinh tế. 2.Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản. - Khia thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt. - Phá hoại rừng đầu nguồn. - Đắp đập ngăn sông, xây dựng hồ chứa - Ô nhiễm môi trường nước. 3.Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý. - Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thuỷ sản, kết hợp giữa các ngành áp dụng mô hình VAC – RVAC hợp lý. - Cải tiến nâng cao biện pháp kỹ thuật - Chọn cá lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp - Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước phần ôn tập SGK ..........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: