Bài 21
LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.
- Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ.
Ngày dạy: Lớp 7A Bài 21 Luân canh, xen canh, tăng vụ I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ. - Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. II. Chuẩn bị : - Bảng phụ. Tiết ppct: 19 III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: 1. 2. 3. Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài. So với độc canh, luân canh, xen canh là những phương pháp canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế được sâu, bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Do vậy chúng ta cùng nghiên cứu để áp dụng trong sản xuất. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Luân canh, xen canh, tăng vụ 1. Luân canh Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. - Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. - Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước. 2. Xen canh Trên cùng một diện tích trồng hai loại cây hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng. 3. Tăng vụ Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất. HĐ2 *- Cho học sinh xem thông tin sgk và kết hợp với kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ. - Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Học sinh xem thông tin sgk và kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ - Luân canh làm cho đất tăng độ phì, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh. - Xen canh, sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh. - Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch. HĐ3 *- Yêu cầu học sinh sử dụng các từ đã cho trong ngoặc để làm bài tập điền khuyết và từ đó thảo luận về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. - Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Học sinh sử dụng các từ cho sẵn trong ngoặc để thảo luận làm bài tập điền khuyết. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. HĐ4. Tổng kết. - Gọi 1 học sinh đọc “ Ghi nhớ” - Hưỡng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả. - Giáo viên nhận xét chung. - Dặn dò: Về nhà đọc trước bài 22 sgk.
Tài liệu đính kèm: