Giáo án Công nghệ 7 tiết 2: Một số tính chất chính của đất trồng

Giáo án Công nghệ 7 tiết 2: Một số tính chất chính của đất trồng

Bài 3

MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG

I. Mục tiêu:

- Biết thành phần cơ giới của đất trồng là gì ?

- Hiểu thế nào là đất chua, kiềm , trung tính.

- Biết khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng cho cây.

- Hiểu thế nào là độ phì nhiêu của đất.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ.

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 2: Một số tính chất chính của đất trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31/08/2009 Lớp 7B
Bài 3 
Một số tính chất chính của đất trồng
I. Mục tiêu:
- Biết thành phần cơ giới của đất trồng là gì ?
- Hiểu thế nào là đất chua, kiềm , trung tính.
- Biết khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng cho cây.
- Hiểu thế nào là độ phì nhiêu của đất.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ.
 Tiết ppct: 02
 III. Các hoạt động dạy học.
ổn định lớp.
Bài cũ: 1. 
 2. 
3. Bài mới.
 HĐ1: Giới thiệu bài.
Đa số cây nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng hợp lí phải tìm hiểu đặc điểm và t/chất của đất. 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Thành phần cơ giới của đất trồng là gì?
*Tỉ lệ % của các hạt cát, sét, limon trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
HĐ2:
-Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk. Thảo luận tìm hiểu thành phần cơ giới của đất - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên kết luận
-Thảo luận, cử đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
II/ Độ chua, độ kiềm của đất.
pH = 3-9.
HĐ3:
 - Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk, thảo luận tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất và hỏi:
-Chúng ta tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất để làm gì?
-Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
 -Giáo viên kết luận.
-Thảo luận, cử đại diện trả lời.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 - Học sinh ghi vở.
III/ Khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng của đất.
 Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng.( đất chứa càng nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt)
HĐ4:
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập điền vào bảng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng để lĩnh hội kiến thức.
 - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên kết luận.
- Học sinh thảo luận, điền và cử đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Học sinh ghi vào vở.
IV/ Độ phì nhiêu của đất là gì ?
 Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi, dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bào năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
HĐ5:
 - Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về độ phì nhiêu của đất.
 - Giáo viên kết luận.
 - Học sinh thảo luận , trả lời.
 - Học sinh ghi vào vở.
HĐ6: Tổng kết:
Gọi một học sinh đọc “ Ghi nhớ”
Hướng dẫn học sinh tự nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
Dặn dò: Đọc và chuẩn bị bài 6.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet2.doc