Giáo án Công nghệ 7 tiết 3 - Thực hành bài 4-5: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay) xác định PH của đất bằng phương pháp so màu

Giáo án Công nghệ 7 tiết 3 - Thực hành bài 4-5: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay) xác định PH của đất bằng phương pháp so màu

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức.

- Trình bày được quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay

- Trình bày quy trình xác định ph của đất bằng phương pháp so màu

 2. Kĩ năng.

- Thực hiện được đúng thao tác trong từng bước của quy trình

- Đối chiếu kết quả thự hành với bảng phân cấp đất để kết luận đúng loại đất làm thực hành.

- Xác định được thành phần cơ giới của đất ở vườn, ruộng gia đình hoặc vườn trường

- Tập so màu trên thang PH chuẩn và màu của dung dịch đất sau khi nhỏ chất chỉ thị vào đất.

- Rèn được tính chính xác khoa học trong học tập

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5928Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 3 - Thực hành bài 4-5: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay) xác định PH của đất bằng phương pháp so màu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang
Sinh viên: Hoàng Thị Linh Tâm
Lớp: Sinh- KTNN. K34
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7
Tiết 3: THỰC HÀNH
Bài 4-5: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN(VÊ TAY)
XÁC ĐỊNH PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
I. MỤC TIÊU
 1.Kiến thức.
- Trình bày được quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay
- Trình bày quy trình xác định ph của đất bằng phương pháp so màu
 2. Kĩ năng.
- Thực hiện được đúng thao tác trong từng bước của quy trình 
- Đối chiếu kết quả thự hành với bảng phân cấp đất để kết luận đúng loại đất làm thực hành.
- Xác định được thành phần cơ giới của đất ở vườn, ruộng gia đình hoặc vườn trường 
- Tập so màu trên thang PH chuẩn và màu của dung dịch đất sau khi nhỏ chất chỉ thị vào đất.
- Rèn được tính chính xác khoa học trong học tập
 3. Thái độ.
- Có ý thức tham gia cùng gia đình xác định độ PH, thành phần cơ giới của đất ở vườn, ruộng gia đình đang trồng trọt
- Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác, giữ vệ sinh trong khi làm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Học sinh chuẩn bị: 
Bài 4:
- Một khay đựng các mẫu đất : ba mẫu đất thịt hay sét ở 3 độ ẩm khác nhau, một mẫu đất sét hơi ẩm, một mẫu đất cát.
- Một lọ đựng nước có ống hút nước
- Thước kẻ nhựa trắng có chia đến mm
- Một xô nước rửa tay khi thực hành
Bài 5:
- Hai mẫu đất ở ruộng hoặc vườn nhà
- Một thìa nhựa màu trắng
Giáo viên chuẩn bị:
- Nội dung thực hành bài 4-5
- Hình phóng to quy trình thực hành, bảng chuẩn phân cấp đất
- Một thang PH chuẩn, một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp
- Giấy quỳ tím
- Phiếu học tập:
 + Kết quả thực hành bài 4:
Mẫu đất
Trạng thái đất sau khi vê
Loại đất xác định
Số 1
Số 2
Số 3
+ Kết quả thực hành bài 5:
	Mẫu đất
Độ PH
Đất chua, kiềm, trung tính?
Mẫu số 1. - so màu lần 1
- so màu lần 2
- so màu lần 3
 Trung bình
Mẫu số 2. - so màu lần 1
 - so màu lần 2
 - so màu lần 3
 Trung bình
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1phút
3phút
5phút
10phút
7phút
3phút
3phút
5phút
5phút
3phút
1.Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới
- Em nào cho cô biết tiết trước lớp chúng ta học bài gì?
- Vậy thành phần cơ giới của đất là gì?
- Học xong bài này biết thành phần cơ giới của đất là gì rồi vậy có em nào đã về quan sát, nghiên cứu đất ở ruộng nhà mình có thành phần cơ giới nào và thuộc loại đất gì chưa?
- Để biết cách xác định thành phần cơ giới của đất như thế nào thì hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một phương pháp đơn giản đó là phương pháp vê tay để biết quy trình của phương pháp đó như thế nào thì chúng ta vào bài 4 thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản( vê tay)
3. Các hoạt động chính
* Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản( vê tay)
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
GV: kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của học sinh.
- Yêu cầu các tổ bỏ đất và dụng cụ thực hành lên bàn
- Gọi một học sinh trong tổ bất kỳ liệt kê những dụng cụ thực hành tổ mình đã chuẩn bị được.
Các tổ khác nhận xét sự chuẩn bị của tổ bạn.
- GV: gọi một hs đọc to mục dụng cụ cần thiết trong sgk.
- GV: ghi bảng nhắc hs ghi vào vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
- GV: Trước khi tiến hành bài thực hành thì cô sẽ chỉ cho lớp cách xác định độ ẩm của đất để xác định độ ẩm của đất để có thể làm bài thực hành có kết quả tốt.vì đất đủ ẩm thì mới có thể thực hiện pp vê tay được.Để biết đất ẩm hay không ẩm thì ta khi ta ấn tay trên bề mặt đất không in rõ dấu tay thì đó là đất hơi ẩm còn in rõ dấu tay là đất ẩm còn đất ướt thì thì khi cầm sẽ có nước dính ra tay. Vì vậy trong quá trình làm nếu đất bị khô thì các em phải biết cho thêm nước để đất đủ ẩm.
- GV: Chiếu hình phóng to quy trình thực hành.
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin sgk và hình trên bảng hãy cho biết quy trình thực hành gồm mấy bước? và nêu từng bước cụ thể ?
- Gv: nhận xét, trình bày lại cho hs nắm và ghi 4 bước lên bảng.
- Để cả lớp nắm rõ hơn vể quy trình làm cô sẽ làm mẫu cả lớp quan sát chú ý. Gv vừa làm vừa giới thiệu bằng lời.
Bước 1 lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay. Viên bi đất có đường kính 1,1cm
Bước 2 nhỏ vài giọt nước cho đất đủ ẩm nếu đất khô khi cảm thấy mát tay là được.
Bước 3 dùng hai tay vê viên đất thành thỏi có chiều dài 9,5cm và đường kính là 3mm
Bước 4 đặt thỏi đất vào khay và uốn lại thành vòng tròn có đường kính 3cm.
- Gv: Giữ lại kết quả mẫu làm
- Gv: Chiếu bảng phóng to chuẩn phân cấp đất.
- GV: Yêu cầu cả lớp quan sát bảng “ Hãy cho biết có mấy loại đất tương ứng với trạng thái sau khi vê?
Vì sao đất cát không vê được mà đất sét vê lại không bị đứt gãy?
- Gv: Trình bày lại và yêu cầu hs nhận xét trạng thái đất sau khi vê của cô và nó thuộc loại đất nào?
Vậy các em nắm rõ quy trình và yêu cầu chưa.
- GV: Phát mỗi tổ một phiếu học tạp ghi lại kết quả sau khi làm thực hành để gv đánh giá đồng thời yêu cầu mỗi hs kẻ vào vở.
Hoạt động 3: Thực hành
- Hs: làm theo tổ chọn ra mẫu đẹp nhất để ghi kết quả báo cáo
- Gv: quan sát theo dõi những hs chưa làm được để hướng dẫn cho các em cách làm.
- Hs: ghi kết quả xác định loại đất theo trạng thái sau khi vê .
- GV: yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
Gv nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm
- Gv yêu cầu học sinh cất đồ dùng vật liệu của bài 4 vào gọn một chỗ lấy đồ dùng thực hành của bài 5 để lên bàn.
* Xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu
- Em nào cho cô biết đất có những tính chất gì? Và phân biệt được những loại đất nào?
Bằng cách nào để đất chua hay kiềm?
- Có em nào biết phương pháp xác định độ PH của đất không?
Vậy để biết phương pháp đó như thế nào thì chúng ta vào bài 5 thực hành xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu.
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV: yêu cầu hs nhắc lại các dụng cụ vật liệu cần có trong bài thực hành.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Chiếu hình phóng to quy trình thực hành.
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin sgk và hình trên bảng hãy cho biết quy trình thực hành gồm mấy bước? và nêu từng bước cụ thể ?
Gọi hs khác nhận xét bổ sung
- Gv: nhận xét, trình bày lại cho hs nắm và ghi 3 bước lên bảng.
- Để cả lớp nắm rõ hơn vể quy trình làm cô sẽ làm mẫu cả lớp quan sát chú ý. Gv vừa làm vừa giới thiệu bằng lời:
- Lấy mẫu đất có thể tích bằng hạt ngô 
- Đặt mẫu đất vào thìa gần cán thìa hay giữa thìa
- Sau đó nhỏ từ từ chất chỉ thị tổng hợp vào mẫu đất cho ẩm và dần dần làm ướt
- Sau một phút nghiêng thìa để nước từ mẫu chảy ra ngoài nhúng vào nước đó rồi so màu với thang PH đọc trị số PH
Mỗi mẫu đất các em sẽ làm 3 lần và lấy trị số trung bình sau đó điền vào phiếu.
- GV: Phát mỗi tổ một phiếu ghi kết quả thực hành.
Hoạt động 3: Thực hành
- Hs: làm theo tổ chọn ra mẫu đẹp nhất để ghi kết quả báo cáo
- Gv: quan sát theo dõi nhưng hs chưa làm được để hướng dẫn cho các em cách làm. Nhắc nhở các em giữ vệ sinh tronh khi làm. 
- Hs: ghi kết quả xác định loại đất theo độ PH đã xác định.
- GV: yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
- Gv nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm.
- Hs: vệ sinh cá nhân, lớp học sau thực hành
* Tổng kết bài thực hành
- Nhận xét về buổi thực hành, vệ sinh tổ chức của từng tổ
- Nhắc nhở hs chưa tốt trong buổi học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
HS: Một số tính chất chính của đất
Tỷ lệ(%) các hạt limon, hạt sét, hạt cát gọi là thành phần cơ giới của đất.
HS: chưa
HS: tiến hành
Hs: nhận xét
Hs: đọc to
HS: ghi bài vào vở
Hs: quan sát lắng nghe
Hs: có 4 bước
Nêu 4 bước
Hs: quan sát, lắng nghe
Hs: có 6 loại đất tương ứng với trạng thái sau khi vê. Hs liệt kê 
Vì tỉ lệ hạt cát trong đất cát cao hơn trong đất sét nên vê không được còn đất sét chủ yếu là limon nên dễ vê.
Hs: trả lời
Hs: thực hành
Hs: Đất có tính chua, tính kiềm, trung tính
Hs: Độ PH
Hs: không
Hs: trình bày
Hs: nhận xét, bổ sung
Hs: lắng nghe, quan sát
Hs: thực hành
Hs: dọn vệ sinh
Tiết 3: THỰC HÀNH
Bài 4: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản( vê tay)
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
II. Quy trình thực hành.
- Bước 1
- Bước 2
- Bước 3
- Bước 4
III. Thực hành
Bài 5: Xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
II. Quy trình thực hành
- Bước 1
- Bước 2
- Bước 3
III. Thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 45.doc