Bài 55
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN
I. Mục tiêu :
- Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ, tranh giáo khoa hình 86, 87.
Ngày dạy : Lớp 7 Bài 55 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN I. Mục tiêu : - Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản. II. Chuẩn bị : - Bảng phụ, tranh giáo khoa hình 86, 87. Tiết ppct : 49 III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ : 3. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài Thu hoạch, bảo quản và chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thủy sản. Nếu làm không tốt sẽ làm cho chất lượng sản phẩm giảm, hiệu quả sử dụng và tính kinh tế thấp. Bài này chúng ta tìm hiểu về khâu này. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. THU HOẠCH 1. Đánh tỉa, thả bù - Là thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm và sau đó bổ sung cá giống, tôm giống vào để đảm bảo mật độ nuôi. - Áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và trong lồng, bè. 2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao a) Đối với cá - Tháo bớt nước. - Kéo 2 đến 3 mẻ lưới. - Tháo cạn nước để bắt hết cá đạt chuẩn. Những con chưa đạt kích thước thì chuyển sang ao khác để nuôi tiếp. b) Đối với tôm Tháo bớt nước, khi chỉ còn ngập 1/3 đống chà, dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm. HĐ2 *- Cho học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về các phương pháp thu hoạch tôm, cá. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. II. BẢO QUẢN 1. Mục đích Nhằm hạn chế hao hụt về chất và lượng sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu. 2. Các phương pháp bảo quản a) Ướp muối - Cá sau khi mổ bỏ ruột, bỏ mang, đánh vẩy, rửa sạch rồi xếp 1 lớp cá 1 lớp muối, có thể bảo quản được 1 ngày 1 đêm. b) Làm khô - Phơi khô ( mặt trời), sẩy khô (dùng nhiệt của than, củi, điện). c) Làm lạnh Nhằm hạ nhiệt độ thực phẩm xuống đến mức vi sinh vật gây thối không hoạt động được. HĐ3 *- Hỏi : Bảo quản tôm, cá nhằm mục đích gì ? - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh quan sát hình 86 sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về các phương pháp bảo quản tôm, cá. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Trả lời. - Ghi vào vở. *- Học sinh xem quan sát hình 86 sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở III. CHẾ BIẾN 1. Mục đích - Nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Các phương pháp chế biến - Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua. - Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp. HĐ4 *- Hỏi : Mục đích của chế biến sản phẩm thủy sản là gì ? - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh quan sát hình 87 sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về các phương pháp chế biến tôm, cá. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Trả lời. - Ghi vào vở. *- Học sinh xem quan sát hình 86 sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở HĐ5 : Tổng kết - Gọi 1 học sinh đọc "ghi nhớ ". - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả tiết học. - Giáo viên nhận xét chung. - Dặn dò : Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài 56 theo sgk.
Tài liệu đính kèm: