Giáo án Công nghệ 7 tiết 50: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Giáo án Công nghệ 7 tiết 50: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Bài 56

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

I. Mục tiêu :

- Biết được ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.

- Biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

II. Chuẩn bị :

- Bảng phụ, sơ đồ 17 sgk.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 50: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Lớp 7
Bài 56
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
I. Mục tiêu :
- Biết được ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.
- Biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ, sơ đồ 17 sgk.
 Tiết ppct : 50
III. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. Bài cũ :
 3. Bài mới 
 HĐ1: Giới thiệu bài
 Môi trường nước ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn có tác hại đến môi trường, môi sinh, đến các sinh vật sống trong nước, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản bị hủy hoại nghiêm trọng. Bài này ta tìm hiểu về cách bảo vệ.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ý NGHĨA
Sự ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến nghề nuôi thủy sản và sức khỏe con người. Với môi trường nước, nếu bị ô nhiễm sẽ ảnh hướng xấu đến các sinh vật sống trong nước, trong đó có tôm, cá. Lí do ô nhiễm :
- Nước thải sinh hoạt giàu dinh dưỡng nhưng có nhiều sinh vật gây hại cho người và sinh vật thủy sinh.
- Nước thải công nghiệp gồm các chất rắn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây hại cho sinh vật thủy sinh và con người. Rác thải cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường.
HĐ2
*- Cho học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về ý nghĩa của sự ô nhiễm môi trường thủy sản.
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
*- Học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
II. MỘT SÔ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Các phương pháp xử lí nguồn nước
a) Lắng (lọc) : Dùng ao (bể chứa) để chứa nước. Sau vài ngày tạp chất lắng xuống. Nước sạch ở phần trên đem nuôi tôm, cá.
b) Dùng hóa chất dễ kiếm, rẻ tiền như khí clo, vôi clorua để diệt khuẩn.
c) Nếu đáng nuôi, ao bị ô nhiễm cần xử lí :
- Ngừng bón phân, tăng cường sục khí.
- Tháo bớt nước cũ và thêm nước mới.
- Nếu bị ô nhiễm nặng phải bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.
2. Quản lí
- Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng : bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy.
- Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nuôi thủy sản.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
HĐ3
*- Cho học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
*- Học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
III. BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước
- Các loại thủy sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.
- Năng suất khai thác của nhiều loại cá bị giảm sút nghiêm trọng.
- Các bãi đẻ và sô lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế những năm gần đây bị giảm so với trước.
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản
- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
- Phá hoại rừng đầu nguồn.
- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
- Ô nhiễm môi trường nước.
3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí
- Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thủy sản. Kết hợp các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Áp dụng mô hình VAC, RVAC một cách hợp lí, có hiệu quả.
- Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn, chú ý tận dụng nguồn phân hữu cơ. Sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc từ vi sinh vật. Sử dụng các loại thuốc phòng trị bệnh cho tôm, cá một cách thận trọng.
- Đối với loại cá nuôi, nên chọn những cá thể có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
- Có biện pháp bảo vệ nguồn thủy sản mà trước hết là ngăn chặn đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt những quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lí tốt nguồn nước thải và nguồn nước đã và đang ô nhiễm.
HĐ4
*- Cho học sinh xem thông tin sgk, làm bài tập điền khuyết để tìm hiểu về hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở nước ta.
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
*- Cho học sinh quan sát sơ đồ 17 sgk, thảo luận về những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản.
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
*- Cho học sinh xem thông tin sgk, thảo luận về các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí.
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
*- Học sinh xem thông tin sgk, thảo luận làm bài tập điền khuyết để tìm hiểu hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở nước ta và cử đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
*- Quan sát sơ đồ sgk, thảo luận và trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
*- Học sinh xem thông tin sgk, thảo luận về các biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn lợi thủy sản.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
HĐ5 : Tổng kết
- Gọi 1 học sinh đọc "ghi nhớ ".
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả tiết học.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Dặn dò : Về nhà đọc lại các bài đã học ở học kì II để chuẩn bị cho tiết ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 50.doc