1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- HS biết được: Vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, lấy VD minh hoạ.
+ Vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại. Lấy VD minh hoạ.
+Khái niệm đất trồng.
- HS hiểu: Các nhiệm vụ cơ bản của trồng trọt là tạo được sản phẩm ngày càng nhiều, ngày có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thữc thực phẩm cho nhân dân; dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Nêu và giải thích được các biện pháp thục hiện nhiệm vụ tăng số lượng sản phẩm trồng trọt, tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt.
- Vai trò của đất đối với sự tồn tại, phát triển của cây trồng.
- Các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng.
PHẦN I TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG. Bài 1,2-Tiết: 01 Tuần dạy: 1 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết được: Vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, lấy VD minh hoạ. + Vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại. Lấy VD minh hoạ. +Khái niệm đất trồng. - HS hiểu: Các nhiệm vụ cơ bản của trồng trọt là tạo được sản phẩm ngày càng nhiều, ngày có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thữc thực phẩm cho nhân dân; dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Nêu và giải thích được các biện pháp thục hiện nhiệm vụ tăng số lượng sản phẩm trồng trọt, tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt. - Vai trò của đất đối với sự tồn tại, phát triển của cây trồng. - Các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: nêu lên vai tro và nhiệm vụ của trồng trọt. - HS thực hiện thành thạo: nhận biết được thành phần của đất trồng. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường đất. - Tính cách: Có ý thức tuyên truyền để mọi người xung quanh có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường đất. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng. 3. CHUẨN BỊ 3.1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ cho vai trò của trồng trọt. 3.2/ Học sinh: Đọc trước thông tin bài 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện học sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: Lồng vào bài mới. 4.3 Tiến trình bài học: * Hoạt động 1:( 3’) Giới thiệu bài: Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển. Vậy trồng trọt có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? * Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. _ Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. + Kiến thức: Vai trò của trồng trọt, nhiệm vụ của trồng trọt. + Kĩ năng: Vận dụng kiến thức. _ Phương pháp, phương tiện dạy học: trực quan, vấn đáp, thuyết trình. _ Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - GV: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 1 SGK/5 ? Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? *Liên hệ: Những cây lương thực thực phẩm được trồng ở địa phương. Những nông sản xuất khẩu? * Lồng ghép: Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc tích luỹ năng lượng, chuyển hoá năng lượng mặt trời thành thế năng trong các hợp chất hữu cơ. =>Chuyển ý: Những nhiệm vụ cần thực hiện phù hợp với vai trò đó như thế nào? - GV treo bảng phụ (ghi 6 nhiệm vụ) ? Trong 6 nhiệm vụ SGK/6 nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt? ( 1, 2, 4, 6 ) ? Nhiệm vụ 3, 5 là của ngành kinh tế nào? ? trồng trọt có những nhiệm vụ gì? * Lồng ghép: Ngoài những nhiệm vụ trên trồng trọt còn có nhiệm vụ quan trọng là cung cấp năng lượng cho con người và các sinh vật khác thông qua chuỗi dây chuyền thức ăn =>Chuyển ý: Ta cần phải thực hiện những biện pháp nào để hoàn thành những nhiệm vu trên. I. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt 1. Vai trò của trồng trọt - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nông sản để xuất khẩu. 2. Nhiệm vụ của trồng trọt Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu Hoạt động3: (8’) Tìm hiểu các biệp pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt _ Mục tiêu: Tìm hiểu các biệp pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt + Kiến thức: Các biệp pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt + Kĩ năng: Vận dụng kiến thức. _ Phương pháp, phương tiện dạy học: trực quan, vấn đáp, thuyết trình. _ Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HS hoạt động cá nhân làm nhanh bài tập phần III SGK/6 HS trả lời, GV kết luận chung *Mở rộng: Sử dụng giống mới, bón phân hợp lí, phòng trừ sâu bệnh nhằm mục đích gì? ( Thâm canh, tăng vụ ) Liên hệ: Địa phương em đang ở trồng những loại cây lương thực gì? Mấy vụ/ năm so với trước đây? Hiệu quả và lợi ích của việc thực hiện? II. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? - Khai hoang, lấn biển. - Tăng vụ trên diện tích đất trồng. - Áp dụng đúng các biện pháp trồng trọt * Hoạt động 4: (15’) Tìm hiểu khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng _ Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng + Kiến thức: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng + Kĩ năng: Vận dụng kiến thức. _ Phương pháp, phương tiện dạy học: trực quan, vấn đáp, thuyết trình. _ Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học _ HS: Đọc phần 1 SGK/7 Đất trồng là gì? ( là lớp bề mặt tơi xốp) Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng hay không? Vì sao? (. Không phải là đất trồng do thực vật không thể sống trên lớp than đá) à Kết luận GV: treo tranh hình 2 SGK/7 _ Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? _ Ngoài đất ra cây còn có thể sống trong môi trường nào? (nước) _ Trồng cây trong nước và trong đất có gì giống và khác nhau? à Kết luận _ GV giới thiệu sơ đồ 1 trang 7 SGK _ Đất trồng gồm những thành phần gì? (rắn, lỏng, khí) _ Không khí có chứa các khí nào? _ Khí oxi có vai trò gì đối với cây trồng? _ Nước có vai trò gì đối với cây? _ Phần rắn chứa chất gì? Nêu vai trò của phần rắn đối với cây trồng? _ GV tổng hợp ý kiến kết luận III. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng 1. Đất trồng là gì? - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. 2. Vai trò của đất trồng - Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững. 3. Thành phần của đất trồng. Đất trồng gồm 3 thành phần chính: - Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp. - Phần rắn: chứa chất vô cơ và chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. - Phần lỏng: cung cấp nước cho cây. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1. Tổng kết: - Trồng trọt có những vai trò gì?(-Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người ;- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp;- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi;- Cung cấp nông sản để xuất khẩu) - Trồng trọt có những nhiệm vụ nào? (Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu) - Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/6,8. 5.2. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học tiết này: Học bài dựa vào câu hỏi SGK trả lời - Liên hệ thực tế nêu một số ví dụ có liên quan từng phần trong bài học. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem trước bài “ Một số tính chất chính của đất trồng” 6. PHỤ LỤC: SGK công nghệ 7, SGV công nghệ 7
Tài liệu đính kèm: