CHƯƠNG II : KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Bài 28 : KHAI THÁC RỪNG
A – Mục tiêu.
+ HS phân biệt được các loại khai thác rừng.
- Biết các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác.
- Hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
+ Rèn kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng quan sát, nhận xét, có khả năng đưa ra phương án tốt
+ Giúp HS có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.
B – ĐDDH.
- Tranh ảnh về rừng Việt Nam, tình hình rừng hiện nay.
Ngày 22 tháng 2 năm 2010 Tuần 24 Tiết 29 CHƯƠNG II : KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG Bài 28 : KHAI THÁC RỪNG A – Mục tiêu. + HS phân biệt được các loại khai thác rừng. - Biết các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác. - Hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay. + Rèn kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng quan sát, nhận xét, có khả năng đưa ra phương án tốt + Giúp HS có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.. B – ĐDDH. - Tranh ảnh về rừng Việt Nam, tình hình rừng hiện nay. C - Hoạt động dạy học. 1+ Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ + Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào ? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc mỗi năm ? 3 + Bài mới ĐVĐ : Khai thác rừng là một khâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng rừng và chất lượng lâm sản. HĐ 1- Tìm hiểu các loại khai thác rừng. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát tranh H45, H46. + Có những loại khai thác rừng nào ? + Nêu đặc điểm của loại hình khai thác đó ? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn : + Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15o, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không , tại sao ? + Khai thác rừng những không trồng rừng ngay có tác hại gì ? - HS nghiên cứu SGK và quan sát tranh hình trả lời. - HS thấy được : + Có 3 loại khai thác rừng + Đặc điểm : - Khai thác trắng là chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần. - Khai thác dần chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác. - Khai thác chọn là chọn chặt cây đã già cây có phẩm chất và sức sống kém giữ lại cây còn non tốt và có sức sống mạnh - HS thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. HS thấy được : + Không áp dụng khai thác trắng vì đất bị rửa trôi, xói lở mạnh + Đất rừng xói mòn, khô cằn làm nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất dẫn đến phục hồi rừng khó khăn. KL1 : Có loại khai thác rừng : + Khai thác trắng + Khai thác dần. + Khai thác chọn - HS ghi nhớ thông tin bảng 2 SGK tr 71 HĐ 2 - Điều kiện áp dụng khai thác rừng ở nước ta hiện nay - GV cung cấp thông tin cho HS về tình hình rừng nước ta hiện nay qua quan sát tranh ảnh: Rừng bị chặt phá nghiêm trọng, đất rừng bị suy thoái .. + Tại sao rừng nước ta chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng ? - GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập SGK tr 72 + Vậy điều kiện áp dụng khai thác rừng ở nước ta hiện nay ntn ? - HS thu thập thông tin, thảo luận toàn lớp trả lời. + Rừng nước ta chủ yếu rừng tái sinh, mới trồng, rừng còn lại chủ yếu trên độ dốc lớn hoặc ven biển nên không áp dụng khai thác trắng. + Điền bài tập : - Có độ dốc lớn. - Phòng hộ. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - Áp dụng hình thức khai thác chọn. KL2 : Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam + Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng + Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế + Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác. HĐ 3 – Tìm hiểu phục hồi rừng sau khai thác. a, Với rừng đã qua khai thác trắng - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. + Hãy nêu cách phục hồi rừng sau khi khai thác trắng ? + Mục đích của việc trồng xen với cây công nghiệp ? - HS thu thập thông tin, trả lời : + Trồng rừng để phục hồi rừng. + Nhằm mục đích hạn chế rửa trôi, tăng thu nhập cho người trồng rừng. b, Với rừng đã qua khai thác dần và khai thác chọn + Nêu cách phục hổi rừng sau khi khai thác dần và khai thác chọn ? + Để việc tái sinh rừng tự nhiên diễn ra thuận lợi thì phải làm những công việc gì ? - HS nghiên cứu trả lời : + Thúc đẩy việc tái sinh tự nhiên. + Chăm sóc cây rừng sau khi trồng, sau khi khai thác, phát dọn cỏ dại để cây phục hồi, tiến hành dặm tỉa.. KL3 : Phục hồi rừng: + Chăm sóc cây sau khi trồng, khai thác. + Phát dọn cỏ dại để cây phục hồi. + Tiến hành dặm tỉa. - Tuỳ từng kiểu rừng khai thác mà có cách phục hồi rừng phù hợp HS đọc phần ghi nhớ 4 + Củng cố - KTĐG + Em cho biết những hình thức tái sinh rừng ? (Tái sinh bằng hạt và tái sinh bằng chồi) 5 + HDVN - Đọc “Có thể em chưa biết” - Học bài, trả lời câu hỏi SGK, chuẩn bị trước “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng” --------------------------------------------------- Ngày 23 tháng 2 năm 2010 Tiết 30 Bài 29 : BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG A – Mục tiêu. + HS hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. - Giải thích mục đích, biện pháp bảo vệ rừng. - Nêu và giải thích được mục đích, đối tượng và biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. Nêu được môi quan hệ giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng. + Rèn kĩ năng tư duy và vận dụng. + HS biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức tuyên truyền bảo vệ rừng. B – ĐDDH. - Tranh ảnh về sinh vật rừng, tài nguyên rừng. C - Hoạt động dạy học. 1+ Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ + Các loại khai thác rừng có điểm nào giống và khác nhau ? + Khai thác rừng ở Việt Nam cần tuân theo điều kiện nào? 3 + Bài mới Muốn duy trì sự sống trên trái đất không còn cách nào khác là phải bảo vệ rừng, rừng là nguồn cung cấp ôxi và hấp thụ cacsboníc (chất thải của con người và SV), rừng là nơi bảo vệ sự sống của loài động thực vật. HĐ 1- Ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng - GV cho HS quan sát tranh H48 SGK và một số tư liệu về rừng. + Nhắc lại vai trò của rừng ? - GV cho một số HS phát biểu, HS khác bổ sung. - HS thu thập thông tin trả lời. Thấy được : - Rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống của thế giới động thực vật. + Cung cấp chất khí ôxi và hấp thụ khí cacboníc. điều hoà không khí. + Cung cấp lâm sản cho sản xuất và vật dụng gia đình. Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu. + Là nơi lưu giữ nguồn gen, phục vụ du lịch + Hạn chế xói mòn rửa trôi. KL1 : Ý nghĩa rừng: + Cung cấp khí ôxi và hấp thu khí cacsboníc + Cung cấp lâm sản, vật dụng + Nơi lưu giữ nguồn gen, du lịch. + Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu + Hạn chế xói mòn, rửa trôi. - GV : Rừng là tài nguyên quí giá của mỗi đất nước, là bộ phận quan trọng trong môi trường sinh thái.Với ý nghĩa to lớn như vậy thì chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và phát triển diện tích rừng ? HĐ 2 – Tìm hiểu biện pháp bảo vệ rừng. a, Mục đích + Nêu mục đích của việc bảo vệ rừng ? - GV : Chúng ta biết rằng nếu không bảo vệ rừng thì sự sống trên trái đất sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Với vai trò lớn của nó đã giúp ổn định sự sống trên trái đất hành tỉ năm qua. - Qua thu thập thông tin HS trả lời. + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển cho chất lượng cao. KL2a : + Giữ tài nguyên động thực vật, đất rừng hiện có. + Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển cho chất lượng cao. b, Biện pháp - GV cung cấp cho HS tư liệu và tranh ảnh về thực trạng rừng nước ta hiện nay. + Hãy nêu nguyên nhân làm cho diện tích rừng giảm ? + Nêu nguyên nhân làm cho số lượng động thực vật giảm sút, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ? + Nêu biện pháp bảo vệ rừng ? - Gv cho HS phát biểu, HS khác bổ sung, đề ra biện pháp bảo vệ rừng. - HS thu thập thông tin, thảo luận toàn lớp trả lời. - Thấy được rừng giảm sút : + Do đốt phá rừng để khai thác và làm nương rẫy. + Do hạn hán, săn bắn bừa bãi. - Do chiến tranh và các chất độc hại con người thải ra làm mưa axít. + Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, mua bán lâm sản trái phép.. - Chính quyền địa phương và cơ quan lâm nghiệp có kế hoạch định cư cho dân vùng cao, phòng chống cháy rừng và khuyến khích bà con bảo vệ và phát triển rừng - Có kế hoạch khai thác hợp lí. KL2b : + Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng. Cấm mua bán lâm sản trái phép. + Có kế hoạch khai thác hợp lí. HĐ 3 – Tìm hiểu về khoanh nuôi phục hồi rừng. a, Mục đích + Nêu mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng ? - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - HS thảo luận trả lời câu hỏi. + Tạo hoàn cảnh sống thuận lợi cho cây rừng phát triển tốt. - Xây dựng rừng theo mục đích nhất định nhằm phục vụ cho công việc phòng chống thiên tai hay phục vụ kinh tế, du lịch. b, Đối tượng khoanh nuôi. - Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời : + Cho biết đối tượng của khoanh nuôi rừng ? - GVcho thảo luận toàn lớp : + Vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không, tại sao ? - HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời. HS thấy được đối tượng khoanh nuôi rừng : + Đất đã mất rừng, hoặc rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng. - Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất dầy trên trên 30cm. HS thảo luận toàn lớp, thấy được: + Khó phục hồi vì không còn tính chất rừng, đất đã rửa trôi. c, Biện pháp + Nêu biện pháp khoanh nuôi rừng ? + Công việc bảo vệ rừng bao gồm những công việc nào ? - HS tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi : Thấy được : + Bảo vệ rừng, phát cỏ dại, xới đất vun gốc, tra hạt vào những nơi có khoảng trống lớn. + Cấm chăn thả đại gia súc, cấm chặt phá rừng, tổ chức phòng chống cháy. KL3 : Thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị. 4 + Củng cố - KTĐG + Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ? 5 + HDVN Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc “có thể em chưa biết” Tìm hiểu trước bài : Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: