Giáo án Công nghệ 7 tuần 25: Thực hành nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu-cat-xơn phòng bệnh cho gà

Giáo án Công nghệ 7 tuần 25: Thực hành nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu-cat-xơn phòng bệnh cho gà

BÀI 48: Thực hành

NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VẮC XIN NIU CAT XƠN PHÒNG BỆNH CHO GÀ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 _ Nhận biết tên, đặc điểm và sử dụng được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.

 2. Kỹ năng:

 _ Biết sử dụng vắc xin bằng các phương pháp: Tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt.

 3. Thái độ:

 _ Vận dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vắxin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 _ Chuẩn bị các loại vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm, khay men, thuốc sát trùng, gà con, gà lớn.

 _ Các hình ảnh có liên quan.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 25: Thực hành nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu-cat-xơn phòng bệnh cho gà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: 13/02/2011
Tieát: 42	 Ngày dạy: 15/02/2011
BÀI 48: Thực hành 
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VẮC XIN NIU CAT XƠN PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. MỤC TIÊU:	
 1. Kiến thức:
 _ Nhận biết tên, đặc điểm và sử dụng được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.
 2. Kỹ năng:
 _ Biết sử dụng vắc xin bằng các phương pháp: Tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt.
 3. Thái độ:
 _ Vận dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vắxin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 _ Chuẩn bị các loại vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm, khay men, thuốc sát trùng, gà con, gà lớn..
 _ Các hình ảnh có liên quan.
 2. Học sinh:
_ Xem trước bài 48 và đem bẹ chuối.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	_ Em cho biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi?
	_ Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì?
	3. Đặt vấn đề:
	 _ Các em đã biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi. Nhưng không phải vắc xin nào cũng sửdụng được mà phải tùy vào từng loại vật nuôi và tùy chủng loại vắc xin mà có cách sử dụng thích hợp. Hôm nay chúng sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết một số loại vắc xin và cách sử dụng các loại vắc xin đó.Ta vào bài 48.
 4. Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần I SGK trang 125.
_ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
_ Giáo viên đem các chủng loại vắc xin ra giới thiệu cho học sinh .
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm thực hành và dặn dò học sinh là phải cẩn thận trong khi thực hành.
_ Yêu cầu học sinh ghi bài vào tập.
_ Học sinh đọc thông tin phần I.
_ Học sinh đem dụng cụ mình đã chuẩn bị ra.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh tiến hành chia nhóm.
_ Học sinh ghi bài vào tập.
Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
_ Yêu cầu học sinh nghiên cứu các cách quan sát trong SGK trang 125.
_ Giáo viên hướng dẫn cách nhận biết các một số loại vắc xin qua:
 + Quan sát chung về loại vắc xin, đối tượng dung, thời gian sử dụng.
 + Dạng vắc xin: dạng bột hay dạng nước
 + Liều dùng và cách dùng của loại văc xin đó.
_ Yêu cầu 1 học sinh khác làm lại cho các bạn khác xem.
_ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to phần các bước mục 2.
_ Giáo viên lấy dụng cụ, hướng dẫn cho học sinh từng bộ phận và cách sử dụng các dụng cụ đó như thế nào.
_ Giáo viên làm mẫu các bước cho học sinh quan sát và yêu cầu 1 học sinh làm lại lần nữa cho các bạn khác xem.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào tập.
_ Học sinh nghiên cứu mục 1.
_ Học sinh lắng nghe và chú ý cách làm của giáo viên .
_ 1 học sinh làm lại cho các bạn khác xem.
_ 1 học sinh đọc to phần 2 các bước thực hiện.
_ Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát.
_ Học sinh quan sát cách làm của giáo viên .
_ Học sinh ghi bài vào tập.
Hoạt động 3: Thực hành.
_ Các nhóm tiến hành thực hành,
_ quan sát và trả lời và ghi vào bảng mẫu.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch sau giờ thực hành của các nhóm quan sát của nhóm mình.
_ Các nhóm tiến hành.
_ Các nhóm trả lời vào bảng.
_ Học sinh nộp bài thu hoạch.
Hoạt động 4: Vận dụng và cũng cố
_ HS điền thông tin vào bảng sau:
TT
Tên thuốc
Đặc điểm vắc xin (dạng vắc xin, màu sắc)
Đối tượng dùng
Phòng bệnh
Cách dùng: nơi tiêm, chích, nhỏ, liều dùng
Thời gian miễn dịch
1
2
3
4
5
6
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: về nhà xem lại các bước thực hành và chuẩn bị ôn tập hôm sau kiểm tra 1 tiết.
5. GHI BẢNG
I. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT
 _ 3 loại vắc xin Niu cát xơn:
 _ Vắc xin đậu gà đông khô.
 _ Vắc xin tụ huyết trùng cho gia cầm dạng nhủ hóa và dạng keo phèn.
 _ Nước cất.
 _ Bơm tiêm, kim tiêm, panh cặp, khay men.
 _ Bông thấm nước.
 _ thuốc sát trùng.
 _ Khúc thân cây chuối.
 _ Gà con, gà lớn.
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
 1. Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm:
 Quan sát các loại vắc xin theo các bước:
 a) Quan sát chung:
 _ Loại vắc xin
 _ Đối tượng dùng.
 _ Thời hạn sử dụng.
 b)Dạng vắc xin: dạng bột, dạng nước, màu sắc của thuốc.
 c) Liều dùng: tùy loại vắc xin. Cách dùng ( tiêm, nhỏ, phun hay hay chích,..).
 2. Phương pháp sử dụng vắc xin Niu cat xơn phòng bệnh cho gà:
 _ Bước 1: Nhận biết các bộ phận và tháo, lắp, điều chỉnh bơm tiêm.
 _ Bước 2: tập tiêm trên thân cây chuối. Tay phải cầm bơm tiêm: bơm tiêm được tì trên ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn, ngón cái ấn xuống thân bơm. Cắm kim tiêm nghiêng với mặt nơi tiêm một góc 300. Tay trái bơm vắc xin sau đó rút kim ra nhanh. Dùng panh cặp bông thấm cồn 700 để sát trùng chỗ tiêm.
 _ Bước 3: Pha chế và hút văc xin đã hòa tan.
 _ Bước 4: Tập tiêm dưới da phía trong của cánh gà. Nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt cho gà.	 
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docDungCN 7Tuan 25.doc