Tuần 27
Tiết 35
Bài 34 : NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
A – Mục tiêu.
+ HS giải thích được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Có những kiến thức cơ bản về nhân giống thuần chủng có kết quả.
+ Rèn kĩ năng phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương.
+ HS có ý thức trong việc lao động, sản xuất phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
Ngày 16 tháng 3 năm 2010 Tuần 27 Tiết 35 Bài 34 : NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI A – Mục tiêu. + HS giải thích được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Có những kiến thức cơ bản về nhân giống thuần chủng có kết quả. + Rèn kĩ năng phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương. + HS có ý thức trong việc lao động, sản xuất phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương. B – ĐDDH. Tranh ảnh về một số vật nuôi quen thuộc. C - Hoạt động dạy học. 1+ Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ + Khái niệm về giống vật nuôi ? + Nêu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi ? 3 + Bài mới HĐ 1- Tìm hiểu khái niệm chọn phối. Phân biệt phương pháp chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống. - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK. - Muốn đàn vật nuôi tốt người ta phải chọn giống bố mẹ bằng PP chọn lọc. Sau khi có con đực giống, cái giống tốt người ta làm gì để tăng số lượng vật nuôi ? + Thế nào là chọn phối ? Tác dụng của chọn phối ? - HS tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. HS thấy được việc tiếp theo là : + Nghép đôi cho sinh sản. + Con đực và con cái giống vật nuôi đó giao phối với nhau để sinh sản. Sẽ chọn ra được vật nuôi phù hợp với ý đồ người chăn nuôi. - Khái niệm chọn phối : Cho con đực và con cái giống vật nuôi đó giao phối với nhau để sinh sản. - Ở địa phương em thường thấy lợn Ỉ hoặc lợn Móng cái giao phối với giống lợn nào ? - GV sẽ hướng dẫn HS hoặc tạo tình huống để HS giải quyết (nếu HS không đưa ra được sự quan sát của mình) : Thấy lợn Ỉ giao phối Ỉ hoặc lợn Ỉ giao phối với lợn Landrrat. + Thế nào là chọn phối cùng giống ? Chọn phối khác giống ? Mục đích của từng phương pháp ghép đôi này ? - GV cho HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS làm bài tập điền tiếp vào ví dụ tự tìm - HS liên hệ tại gia đình, địa phương. - HS tự đưa ra nhận xét về các cách chọn phối. HS này phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. + Ghép đôi con đực với con cái cùng giống mục đích làm tăng số lượng cá thể giống đó lên. Ghép đôi con đực giống này với con cái giống khác nhằm tạo ra giống mới mang đặc điểm cảu cả 2 giống khác nhau. - HS làm bài tập tìm ví dụ KL1 : Các phương pháp chọn phối. + Chọn phối cùng giống + Chọn phối khác giống. HĐ 2- Tìm hiểu mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. + Nhân giống thuần chủng là ? Mục đích của việc nhân giống thuần chủng ? - GV yêu cầu HS làm BT điền bảng SGK. GV gọi đại diện 1, 2 HS làm, HS khác chữa (nếu cần) - HS nghiên cứu thông tin SGK tìm câu trả lời. + Phối đực, cái cùng giống để con cái giống bố mẹ. - HS làm bài tập điền bảng SGK tr 92. Mục đích :Chọn phối giữa con đực với con cái cùng một giống cho sinh sản để củng cố đặc điểm tốt của giống bố mẹ. + Làm thế nào để nhân giống thuần chủng có kết quả ? - G V yêu cầu HS trả lời, lấy câu trả lời đúng làm KL. - HS tìm hiểu và thu thập thông tin SGK trả lời câu hỏi. KL2 : Để nhân giống thuần chủng có kết quả : - Xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi. HS đọc kết luận cuối bài. 4 + Củng cố - KTĐG + Hãy so sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp chọn lọc. + Việc nhân giống thuần chủng có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen quí hiếm không ? Đối với một số ĐV hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng có thể áp dụng biện pháp này không ? VD ? (có ) 5 + HDVN Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Giờ sau ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra một tiết. Ngày 16 tháng 3 năm 2010 Tiết 36 ÔN TẬP A – Mục tiêu. + HS hệ thống lại kiến thức đầu học kì II. + Rèn kĩ năng tái hiện, tổng hợp, vận dụng kiến thức vào thực tế. + Giúp HS có ý thức trong việc phát triển, trồng trọt, chăn nuôi ở gia đình và địa phương. B – ĐDDH. Câu hỏi ôn tập in sẵn vào từng phiếu giao cho từng nhóm. - Một bảng phụ ghi sẵn tất cả phần hoạt động mà HS phải làm. C - Hoạt động dạy học. 1+ Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ (o) 3 + Bài mới – Ôn tập GV đưa câu hỏi in sẵn cho từng nhóm tìm hiểu trả lời. 1, Nêu yêu cầu và phương pháp thu hoạch nông sản ? 2, Mục tiêu và phương pháp bảo quản, chế biến nông sản ? 3, Ý nghĩa của luân canh, xen canh, tăng vụ ? Lấy ví dụ thực tế tại đại phương ? 4, Vai trò của rừng ? Hiện trạng thực tế rừng nước ta hiện nay ? Biện pháp phát triển rừng ? 5, Có những cách khai thác rừng nào ? Ưu nhược điểm của từng cách ? 6, Vai trò của chăn nuôi ? Phân tích từng nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ? 7, Giống vật nuôi là gì ? Có những phương pháp nào nhân giống vật nuôi ? 8, Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng ? - GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo hoạt động học tập tìm hiểu của minh, Cho nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm HS tìm hiểu câu hỏi của nhóm mình được giao. Nhóm 1, 2 câu 1 – 4; nhóm 3, 4 câu 5 – 8; Sau 15 phút, các nhóm tráo chéo PHT để đánh giá kết quả hoạt động của nhau. - HS nhóm này báo cáo, HS nhóm khác nghe, bổ sung, sửa chữa 4 + Củng cố - KTĐG GV chốt, chỉnh sửa ý HS chưa rõ. Nhận xét giờ ôn tập. 5 + HDVN Ôn lại các bài học, giờ sau kiểm tra một tiết. ----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: