Giáo án Công nghệ 7 tuần 30 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 30 - Trường THCS Hồng Phong

Bài 38 : VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

A – Mục tiêu.

+ HS biết được vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.

- Hiểu được thành phần dinh dưỡng của thức ăn.

+ Rèn kĩ năng kết hợp kiến thức, suy luận.

+ Từ đó có thể lên được khẩu phần ăn cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

B – ĐDDH.

Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV.

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1285Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 30 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tuần 30
Tiết 41
Bài 38 : VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ HS biết được vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
- Hiểu được thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
+ Rèn kĩ năng kết hợp kiến thức, suy luận.
+ Từ đó có thể lên được khẩu phần ăn cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. 
B – ĐDDH. 
Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi ? 
+ Thức ăn vật nuôi có thành phần như thế nào ? 
 3 + Bài mới 
ĐVĐ : Trong chăn nuôi có câu “Giống là tiền đề, vật nuôi là cơ sở” vậy muốn cho vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt thì chúng ta phải hiểu rõ về các loại thức ăn và thành phần của nó để từ đó lên khẩu phần ăn cho vật nuôi hợp lí. 
 HĐ 1- Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 5 tr 102 SGK.
+ Cho biết thành phần dinh dưỡng của thức ăn ? 
GV cung cấp thêm thông tin : Trong thức ăn khô thì hàm lượng nước chiếm < 14%. Giá trị cảu thức ăn được đánh giá bằng hàm lượng prôtêin có trong thức ăn. Căn cứ vào thành phần của các chất chứa trong thức ăn mà người ta chia ra làm các loại thức ăn khác nhau.
+ Cho biết các thành phần cấu tạo nên prôtêin, lipít, gluxits, muối khoáng ? 
- Dựa vào bảng 5 GV yêu cầu HS làm bài tập điền vào chỗ trống ()
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi bạn : Một HS đọc phần có sẵn chữ, một HS đọc điền chỗ trống ()
- HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
+ Thức ăn bao gồm các thành phần : nước, gluxít, prôtêin, lipít, muối khoáng, vitamin.
-
 HS dựa các kiến thức thu thập được qua bảng 5 tr 102 trả lời.
+ Cấu tạo nên prôtêin là các axít amin, cấu tạo nên gluxít là các đường đơn, lipít là glixêrin và axít béo. 
- HS nghiên cứu, thảo luận để điền đúng vào ô trống.
Thấy được các từ cần điền theo trình tự : 
+ Axít amin, Glixêrin và axits béo, gluxít, ion khoáng. 
 KL1 : Các chất trong thức ăn nước, prôtêin, lipít, gluxít
 sau khi được vật nuôi tiêu hoá thành các chất 
 dinh dưỡng nước, axít amin, đường đơn,
 glyrin và axít béo được cơ thể hấp thụ 
 HĐ 2- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn
 đối với vật nuôi. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Hãy cho biết trong một ngày đêm thì vật nuôi đã có những hoạt động gì ? 
+ Vậy chúng nhờ cái gì để hoạt động ? 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 6 SGK tr 103 và làm bài tập điền từ vào chỗ trống ()
- Sau khi thức ăn vào cơ thể thì từ miệng đã xảy ra quá trình tiêu hoá, quá trình tiêu hoá này diễn ra mạnh ở dạ dày và ruột non. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua ruột tới tế bào để giải phóng năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
- Lưu ý: Các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn vật nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới con người nếu con người sử dụng các sản phẩm chăn nuôi chưa đủ thời gian cách li.
- HS nghiên cứu SGK để đưa ra câu trả lời. 
+ Hoạt động đi lại, tiết sữa, đẻ, làm việc (trâu bò kéo cày, kéo xe..), sinh trưởng, phát triển
+ Các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
- HS làm bài tập điền từ..
- HS khác nhận xét ,bổ sung (nếu cần).
 KL2 : Các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu 
 để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng,
 sữa, lông và cung cấp năng lượng làm việc.
 HS đọc phần ghi nhớ cuối SGK.
 4 + Củng cố - KTĐG 
- Nhận xét khẩu phần ăn trong chăn nuôi của gia đình và vai trò của từng loại thức ăn đối với vật nuôi.
(Nếu thiếu cân đối sẽ dẫn đến vật nuôi chậm lớn).
 5 + HDVN
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài “Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi”.
---------------------------------------------------
Ngày tháng năm 2010 
Tiết 42 
Bài 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ Biết được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Hiểu được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
+ Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu thông tin.
+ Từ đó có thể lên được khẩu phần ăn cho vật nuôi.
B – ĐDDH. 
Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào ? 
+ Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi ? 
 3 + Bài mới 
ĐVĐ : Để giúp cho vật nuôi có thể ăn được nhiều thức ăn thì khâu chế biến rất quan trọng vì nó có thể làm cho vật nuôi ăn nhiều hơn. Việc dự trữ thức ăn sẽ giúp cho vật nuôi có đủ thức ăn trong những khi thời tiết bất lợi.
 HĐ 1- Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
a.Chế biến thức ăn.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : 
+ Em hãy đánh giá thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã chế biến ? 
- Chúng ta biết một số thức ăn khi không được chế biến vật nuôi ăn phải dễ bị ngộ độc như sắn, đậu tương,Nếu ăn sống đậu tương rất dễ bị tiêu chảy vì cơ thể rất khó tiêu hoá.
+ Hãy kể những cách chế biến thức ăn ở gia đình mà em biết.
b. Dự trữ thức ăn.
+ Hãy nêu các biện pháp dự trữ thức ăn mà em biết ? 
+ Mục đích của việc dự trữ thức ăn là gì ? 
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời. 
+ Thực phẩm đã qua chế biến tăng tính ngon miệng do đó vật nuôi có thể ăn nhiều hơn, làm giảm độc tố trong thức ăn, tiêu diệt một số mầm bệnh.
- HS tìm hiểu tại gia đình. 
+ Muối chua, ủ chua, lên men, ủ xanh.
- HS tìm hiểu thông tin SGK và kết hợp với thực tế ở gia đình, địa phương, trả lời câu hỏi.
+ Phơi khô, ủ xanh, tạo thức ăn tổng hợp..
+ Giúp cho vật nuôi có được thức ăn trong những ngày, thời điểm, mùa khắc nghiệt. 
 KL1 :- Thực phẩm được chế biến tăng tính ngon miệng, 
 giảm độc tố trong thức ăn, tiêu diệt một số mầm
 bệnh, giúp vật nuôi ăn ngon miệng hơn.
 - Dự trữ thực phẩm đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho 
 vật nuôi trong những ngày, thời điểm, mùa
 khắc nghiệt.
 HĐ 2- Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
a. Các phương pháp chế biến thức ăn.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Người ta áp dụng những kiến thức nào để chế biến, dự trữ thức ăn ? 
- Yêu cầu HS quan sát H 66 SGK
+ Cho biết hình nào tương ứng với phương pháp hoá học, vật lí, vi sinh vật ? 
b. Một số phương pháp dự trữ thức ăn.
+ Trong chăn nuôi gia đình có những phương pháp nào dự trữ thức ăn ? 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK điền chỗ trống ()
- HS nghiên cứu SGK.
- Thấy đựoc : 
+ Kiến thức vật lí, hoá học.
- HS thảo luận nhóm để thấy : 
+ 1, 2, 3, 5 là phương pháp vật lí.
6, 7 là phương pháp hoá học.
4 là phương pháp vi sinh vật
+ Làm khô, ủ xanh
- Một HS đọc phần chữ, một HS đọc phần phải điền vào ()
 KL2:- Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như 
 cắt ngắn, nghiên nhỏ, rang, hấp, nấu chín, 
 đường hoá, kiềm hoá, ủ men và tạo thành thức ăn
 hỗn hợp.
 - Thức ăn vật nuôi thường được dự trữ bằng 
 phương pháp làm khô hoặc ủ xanh. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
- HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
+ Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
 5 + HDVN
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 lop 7.doc