Giáo án Công nghệ 7 tuần 33 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 33 - Trường THCS Hồng Phong

Tuần 33

Tiết 47

Bài 45 : NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC

 CÁC LOẠI VẬT NUÔI

A – Mục tiêu.

+ HS hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản.

+ Có kiến thức về đặc điểm về một số loại vật nuôi.

+ Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

B – ĐDDH.

Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 33 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 27 tháng 4 năm 2010
Tuần 33 
Tiết 47
Bài 45 : NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC 
 CÁC LOẠI VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ HS hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản.
+ Có kiến thức về đặc điểm về một số loại vật nuôi. 
+ Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. 
B – ĐDDH. 
Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Vai trò của chuồng nuôi ? 
 3 + Bài mới 
GV giới thiệu bài mới : Mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi đòi hỏi cần có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hiểu được những yếu tố đó sé giúp cho người chăn nuôi có cơ sở khoa học để nên khẩu phần ăn phù hợp cho vật nuôi. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
 HĐ 1- Chăn nuôi vật nuôi non.
a. Một số đặc điểm phát triển của vật nuôi non. 
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Hãy nêu đặc điểm của vật nuôi non ? 
+ Hãy quan sát H72 SGK tr 119 và lấy ví dụ minh hoạ ? 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ chứng minh. ( Cho từng đặc điểm trên ở vật nuôi non cụ thể mà em biết)
- GV cung cáp thêm : Qua nghiên cứu người ta thấy rằng ở lợn con trong điều kiện tự nhiên thì sau khi sinh 21 ngày mới có khả năng tiết HCl, nếu trong tự nhiên thì sau 21 ngày lợn con mới bắt đầu tập ăn. 
b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non. 
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận để hoàn thiện bài tập “sắp xếp thứ tự theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp.” SGK tr 119. 
+ Chúng ta làm gì để giữ ấm cho vật nuôi non ? 
+ Mục đích của việc cho vật nuôi tắm nắng vào buổi sớm ? 
+ Căn cứ vào đặc điểm của vật nuôi non, nêu các kĩ thuật chăm sóc.
- HS nghiên cứu SGK đưa ra : 
+ Vật nuôi non thường có đặc điểm : 
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận, đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời, nhóm káhc nhận xét, bổ sung (nếu cần). 
- HS thấy được trình tự các mức cần thiết : 
+ Giữ ấm cho cơ thể.
+ Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa. Cho bú sữa đầu. 
+ Tập cho vật nuôi ăn sớm. 
+ Cho vật nuôi vận động tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Giữ vệ sinh phòng bệnh. 
+ Làm ổ úm. 
+ Giúp cho vật nuôi thích nghi với môi trường và tổng hợp được vitamin D. 
- HS đưa ra KL. 
 KL1 : + Giữ ấm cho cơ thể.
 + Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa. Cho bú sữa đầu.
 + Tập cho vật nuôi ăn sớm.
 + Cho vật nuôi vận động tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
 + Giữ vệ sinh phòng bệnh.
 HĐ 2 – Chăn nuôi vật nuôi đực giống. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
+ Hãy nêu đặc điểm của đực giống ? 
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 12 SGK tr 120. 
+ Mục đích trong chăn nuôi đực giống là gì ? 
+ Để cho đời con có chất lượng tốt phải chăn nuôi đực giống như thế nào ? 
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm bàn để đưa ra ý kiến.
+ Sản suất ra tinh trùng. 
+ Thích hợp với thức ăn toan tính. 
+ Thức ăn cần đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng. 
+ Đực giống có thân hình cân đối, không quá gầy hoặc quá béo, có số lượng và chất lượng tinh tốt. 
HS đưa ra được : 
+ Có chất lượng tinh tốt, thời gian khai thác dài.
+ Chăm sóc, vận động hợp lí, tắm chải. Kiểm tra thể trọng tinh dịch. Nuôi dưỡng. Thức ăn đủ dinh dưỡng, chất lượng tốt. 
 KL2 : Để đực giống tốt, khả năng phối giống cao, 
 đời con có chất lượng cần : 
 + Sức khoẻ vật nuôi tốt, phẩm chất tinh dịch cao.
 HĐ 3 – Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, sơ đồ 13 tr 120.
+ Đặc điểm của gia súc cái sinh sản ? 
+ Hoàn thiện bài tập “sắp xếp theo mức độ ưu tiên dinh dưỡng của từng giai đoạn từ cao xuống thấp” !
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, phát biểu. 
+ Mang thai, tiết sữa, nuôi con. 
- HS thấy được những kiến thức mang tính nguyên lí về nuôi dưỡng : 
+ Giai đoạn mang thai : 
1.Nuôi thai
2. Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng (với vật nuôi cái mới đẻ lứa đầu).
3. Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ. 
+ Giai đoạn nuôi con: 
1. Tiết sữa nuôi con.
2. Nuôi cơ thể mẹ.
3. Hồi phục cơ thể sau đẻ. 
 KL3 : Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý : 
 nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là vệ sinh, 
 vận động và tắmchải.
 4+ Củng cố. 
- Đọc ghi nhớ SGK. 
- Hãy giải thích trong chăn nuôi có câu “Tốt mái tốt một ổ, tốt đực tốt cả đàn”.
 5 + HDVN
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
- Đọc trước bài 46 : Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi.
------------------------------------------------
Ngày 27 tháng 4 năm 2010 
Tiết 48
Bài 46 : PHÒNG, TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG 
CHO VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ HS biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi. 
+ Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi. 
+ Hình thành cho HS ý thức giữ gìn vệ sinh phòng trị bệnh cho vật nuôi. 
B – ĐDDH. 
Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV. 
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Yêu cầu kĩ thuật khi chăn nuôi vật nuôi non ? 
 3 + Bài mới 
Giới thiệu bài mới : Phòng và trị bệnh cso vai trò quan trọng trong chăn nuôi, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. 
 HĐ 1- Khái niệm về bệnh. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Khái niệm về bệnh ? 
+ Kể một số bệnh vật nuôi thường mắc phải ? 
- HS nghiên cứu SGK, nêu được : 
+ Là những rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể dưới tác động của các yếu tố gây bệnh làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với những yếu tố ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. 
+ HS kể : Ở lợn (tụ huyết trùng, đóng dấu, ..) ở bò (lở mồm long móng, bò điên,)
 KL1 : Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng
 sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố 
 gây bệnh.
 HĐ 2- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. 
+ Nêu nguyên nhân gây ra bệnh ? 
+ Hãy kể một số bệnh do yếu tố bên trong gây ra ?
+ Căn cứ khả năng truyền bệnh, người ta chia ra làm mấy nguyên nhân ? 
+ Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ? Bệnh không truyền nhiễm ? 
+ So sánh bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm( bệnh thông thường) ? 
- GV phát PHT yêu cầu HS hoàn thiện bảng. 
- GV chốt kiến thức đúng, nhấn mạnh : cần nâng cao ý thức tự giác phòng bệnh trong chăn nuôi gia đình cũng như trong cộng đồng.
- HS nghiên cứu SGK, thoả luận theo nhóm bàn, đứng trả lời tại chỗ, nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
+ Có 2 nguyên nhân sinh ra bệnh là : yếu tố bênh ngoài (cơ học, lí học, hoá học, sinh học) và yếu tố bên trong. 
+ Bệnh máu trắng, đái tháo đường, bạch tạng.
+ Bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. 
+ Do vi sinh vật gây ra như vi rút, vi khuẩn. 
-Do vật kí sinh gây ra như giun, sán, ve,.
- Các nhóm HS hoàn thiện câu trả lời vào trong PHT. 
Đại diện một vài nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh thông thường.
Đáp án đúng : 
Bệnh truyền nhiễm 
Bệnh thông thường
- Do vi sinh vật gây ra.
- Lây lan nhanh thành dịch. 
- Gây tổn thất lớn : làm chất nhiều vật nuôi. 
- Không phải do vi sinh vật gây ra.
- Không lây lan nhanh, không thành dịch.
- Không làm chết nhiều vật nuôi.
 KL2 : Các yếu tố gây bệnh bao gồm yếu tố bên trong 
 và yếu tố bên ngoài. 
 HĐ 3 – Phòng và trị bệnh cho vật nuôi. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, làm bài tập SGK tr 122 “Đánh dấu x vào nhưng biện pháp đúng, cần nhằm phòng trị bệnh cho vật nuôi”
+ Trong các phương pháp phòng và trị bệnh, phương pháp nào rẻ nhất ? 
+ Nêu các phương pháp phòng và trị bệnh cho vật nuôi ? 
- HS nghiên cứu, thảo luận. 
- Đưa ra được đáp án : 
+ Chăm sóc chu đáo cho vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ vacxin.
- Cho vật nuôi ăn đủ các chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị. 
- Cách li vật nuôi bệnh. 
+ HS thấy được ; phương pháp phòng là rẻ nhất.
+ HS rút ra KL.
 KL3 : Muốn phòng và trị bệnh cho vật nuôi phải thực hiện 
 đầy đủ các biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng
 và chăm sóc vật nuôi. ...
 4 + Củng cố - KTĐG 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
+ Nguyên nhân lây lan dịch bệnh H5N1 ? 
 5 + HDVN
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Giờ sau ôn tập học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33 lop 7.doc