Giáo án Công nghệ 7 tuần 34 tiết 51: Ôn tập

Giáo án Công nghệ 7 tuần 34 tiết 51: Ôn tập

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Củng cố và hệ thống hóa được các nội dung về:

 _ Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.

 _ Kỹ thuật sản xuất, sử dụng thức ăn, chăm sóc quản lý, thu hoạch bảo quản và chế biến thủy sản.

 _ Ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

 2. Kỹ năng:

 Củng cố các kỹ năng vận dụng vào thực tiễn như phương pháp đo nhiệt độ, độ trong, độ pH, nhận biết các loại thức ăn,

 3. Thái độ:

 Có ý thức vận dụng những kiến thức vào thực tiễn đời sống của gia đình và xã hội.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 _ Sơ đồ 18 SGK phóng to.

 _ Các bảng phụ.

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 34 tiết 51: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34	 	 
Tiết: 51	 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	 Củng cố và hệ thống hóa được các nội dung về:
	_ Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	_ Kỹ thuật sản xuất, sử dụng thức ăn, chăm sóc quản lý, thu hoạch bảo quản và chế biến thủy sản.
	_ Ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
	2. Kỹ năng:
	Củng cố các kỹ năng vận dụng vào thực tiễn như phương pháp đo nhiệt độ, độ trong, độ pH, nhận biết các loại thức ăn,
	3. Thái độ:
	Có ý thức vận dụng những kiến thức vào thực tiễn đời sống của gia đình và xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Sơ đồ 18 SGK phóng to.
	_ Các bảng phụ.
	2. Học sinh:
	Xem lại tất cả các bài trong phần thủy sản.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án
_ Bảo quản nhằm mục đích gì ? Có các phương pháp bảo quản nào ?
_ Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý đặc điểm gì ?
 Mục đích:
 Nhằm hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 Các phương pháp bảo quản:
 Có 3 phương pháp: Ướp lạnh, Làm khô , Đông lạnh
 Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:
+ Đảm bảo chất lượng: tôm, cá phải tươi, không bị nhiễm bệnh
+ Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm,..
	3. Bài mới:
	Nội dung phần thủy sản chúng ta nghiên cứu gồm 8 bài, từ bài 49 đến bài 56. Gồm 3 phần kiến thức cơ bản là:
	_ Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	_ Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
	_ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
	Chúng ta sẽ lần lượt ôn lại kiến thức của từng phần.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
_ Giáo viên hỏi:
+ Nuôi thủy sản có vai trò gì? 
+ Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung.
(cho điểm học sinh)
_ Học sinh trả lời:
à Vai trò:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác.
+ Làm sạch môi trường nước.
à Nhiệm vụ:
+ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước.
+ Cung cấp thực phẩm tươi, sạch.
+ Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
I. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản:
 1. Vai trò của nuôi thủy sản:
 2. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Hoạt động 2: Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
_ Giáo viên hỏi:
+ Hãy nêu tóm tắt tính chất lí học của nước nuôi thủy sản.
+ Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào?
+ Nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào?
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và hoàn thiện kiến thức ở phần này.
+ Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lương vực nước nuôi thủy sản?
_ Giáo viên sửa và hỏi tiếp:
+ Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
+ Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm, cá.
_ Giáo viên sửa và hoàn chỉnh kiến thức.
+ Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá.
+ Quản lí ao bao gồm những công việc gì?
+ Muốn phòng bệnh cho tôm, cá cần phải làm gì?
_ Giáo viên sửa, nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
à Gồm có: nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.
+ Nhiệt độ thích hợp: đối với tôm: 25 – 350C, cá: 20 – 300C.
+ Màu sắc: có 3 màu nhưng màu xanh đọt chuối là tốt nhất.
+ Độ trong tốt nhất: 20 – 30cm.
+ Sự chuyển động của nước: làm tăng lượng O2, kích thích sinh sản. Có 3 hình thức: sóng, đối lưu, dòng chảy.
à Bao gồm: các chất khí hoà tan:
+ Khí O2: tối thiểu từ 4mg/l trở lên thì tôm, cá mới sống được.
+ Khí CO2: tối thiểu 4 – 5mg/l.
_ Các muối hòa tan: đạm nitrát, lân, sắt
_ Độ pH: thích hợp từ 6 – 9.
à Như: thực vật thủy sinh (thực vật phù du, thực vật đáy), động vật phù du và động vật đáy.
à Biện pháp:
_ Cải tạo nước ao.
_ Cải tạo đất đáy ao. 
à Bao gồm 2 loại:
_ Thức ăn tự nhiên: bao gồm: vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bả hữu cơ
_ Thức ăn nhân tạo: gồm có thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn hổn hợp.
à Sự khác nhau:
_ Thức ăn tự nhiên: có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng.
_ Thức ăn nhân tạo: do con người cung cấp trực tiếp cho tôm, cá.
à Chăm sóc tốt cho tôm, cá là phải cho chúng ăn đủ lượng, đủ chất và thời gian cho ăn vào ăn lúc 7 – 8 giờ sáng.
à Quản lí ao cần:
+ Kiểm tra đăng, cống.
+ Kiểm tra màu nước, thức ăn.
+ Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá.
_ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá.
à Có các biện pháp:
+ Thiết kế ao nuôi thích hợp
+ Phải tẩy ao, khử trùng trước khi thả cá.
+ Cho tôm, cá ăn đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
+ Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và hoạt động của tôm, cá.
+ Dùng thuốc phòng bệnh trước mùa tôm, cá mắc bệnh.
II. Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản:
 1. Môi trường nuôi thủy sản:
_ Đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
_ Tính chất của vực nước nuôi cá.
_ Cải tạo nước và đáy ao.
 2. Thức ăn của động vật thủy sản:
_ Thức ăn của tôm, cá.
_ Quan hệ về thức ăn.
3. Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản:
_ Chăm sóc
_ Quản lí
_ Phòng bệnh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Hoạt động 3: Quy trình và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
_ Giáo viên hỏi:
+ Nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá.
+ Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một phương pháp bảo quản mà em biết.
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và hỏi tiếp:
+ Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa như thế nào?
+ Trình bày một số biện pháp bào vệ môi trường thủy sản.
+ Hãy trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
+ Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
_ Giáo viên sửa, hoàn thiện kiến thức.
à Có 2 phương pháp:
+ Đánh tỉa thả bù
+ Thu hoạch toàn bộ.
à Vì:
+ Nếu không bảo quản sẽ dẫn đến sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
+ Nếu không chế biến sẽ không sử dụng được.
_ Một số phương pháp bảo quản như: Ướp muối, làm khô, động lạnh.
à Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững.
à Biện pháp:
+ Xử lý nguồn nước.
+ Quản lí.
à Nguyên nhân:
+ Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
+ Phá hoại rừng đầu nguồn.
+ Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
+ Ô nhiễm môi trường nước
à Các biện pháp:
+ Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
+ Cải tiến và nâng cao các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản.
+ Nên chọn các loại có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
+ Có biện pháp bảo vệ, nguồn lợi thủy sản.
III. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản:
 1. Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.
_ Thu hoạch
_ Bảo quản
_ Chế biến
 2. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản:
_ Ý nghĩa
_ Bảo vệ môi trường thủy sản.
_ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
	4. Củng cố 
	Cho học sinh một số câu hỏi .
I/LÍ THUYẾT
Câu 1 : Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi ? lấy ví dụ về nguyên nhân gây bệnh bên ngoài .
Câu 2 : Chuồng nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi .
Câu 3 : Nuôi dưỡng vật nuôi cái cần chú ý đến vấn đề gì ?
Câu 4 : Hãy nêu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi .
Câu 5 : vacxin có tác dụng như thế nào đối với cơ thể vật nuôi .Khi sử dụng vacxin cần chú ý đến đặc điểm gì ?
Câu 6 : Nuôi thủy sản có vai trò , nhiệm vụ gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội .
Câu 7 : Trình bày tính chất của nước nuôi thủy sản .
Câu 8 : Thức ăn của tôm ,cá gồm những loại nào ? Cho ví dụ .
Câu 9 : hãy nêu mục đích , biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm , cá .
Câu 10 : Hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm ,cá . Có các phương pháp bảo quản tôm ,cá nào . 
II.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
 Hãy chọn đáp án A hoặc B,C,D cho câu trả lời đúng.
1Những lĩnh vực nào sau đây được ứng dụng để phát triển toàn diện ngành nuôi thủy sản: 
	A. Sản xuất thức ăn.
	B. Bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh.
	C. Sản xuất giống, thức ăn, bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh.
	D. Phòng trừ sâu bệnh, sản xuất giống.
2. Nước nuôi thủy sản có nhiều màu khác nhau là do trong nước: 
	A. Có nhiều sinh vật phù du.
	B. Có các chất mùn hòa tan và nhiều sinh vật phù du.
	C. Có khả năng hấp thụ, phản xạ ánh sáng, có nhiều sinh vật phù du và chất mùn.
	D. Phản xạ ánh sáng.
3. Thức ăn nhân tạo gồm các loại thức ăn nào sau đây: 
 A. Thức ăn tinh. B. Thức ăn thô.
	C. Thức ăn thô, tinh, hỗn hợp. D. Thức ăn thô, tinh.
4. Loại khí hòa tan trong nước nào sau đây ảnh hưởng đến tôm, cá: 
	A. Ôxi, nitơ. B. Cacbônic, mêtan.
	C. Ôxi, cacbônic. D. Mêtan, sunfuahiđrô.
5 Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau
 ( giống nhau , khác nhau , chung nguồn gốc , số lượng cá thể , ổn định )
- Điều kiện để được công nhận một giống vật nuôi là các vật nuôi trong một giống phải có (1)đặc điểm ngoại hình và năng suất (2), có tính di truyền (3)đạt đến một (4).nhất định và có địa bàn phân bố rộng .
6/ Vac xin có tác dụng phòng bệnh là do :
Vacxin tiêu diệt mầm bệnh 
Vacxin trung hòa yếu tố gây bệnh
Vacxin kích thích cơ thể , sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh
Vacxin làm cho mầm bệnh không lọt được vào cơ thể
 7/ Mục đích của vệ sinh trong chăn nuôi ;
Ngăn chặn dịch bệnh , nâng cao năng suất chăn nuôi
Phòng bệnh , bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi .C Dập tắt dịch bệnh
D Khống chế dịch bệnh , nâng cao sức khỏe vật nuôi 
 8. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau ( giống nhau , khác nhau , chung nguồn gốc , số lượng cá thể , ổn định )- Điều kiện để được công nhận một giống vật nuôi là các vật nuôi trong một giống phải có (1)đặc điểm ngoại hình và năng suất (2), có tính di truyền (3)đạt đến một (4).nhất định và có địa bàn phân bố rộng 
	5. Dặn dò
 	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi đã cho ở trên
	_ Tiết sau kiểm tra học hì II
KÍ DUYỆT
Sông đốc;Ngày 21 tháng 4 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 Cong Nghe 7.doc