Giáo án Công nghệ 7 tuần 35 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 35 - Trường THCS Hồng Phong

Tuần 35

Tiết 51

Bài 47 : VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI

A – Mục tiêu.

+ Hiểu được tác dụng cách phòng bệnh cho vật nuôi.

+ Hình thành cho HS ý thức giữ gìn vệ sinh.

B – ĐDDH.

GV : Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 35 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 
Tuần 35 
Tiết 51
Bài 47 : VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ Hiểu được tác dụng cách phòng bệnh cho vật nuôi.
+ Hình thành cho HS ý thức giữ gìn vệ sinh. 
B – ĐDDH. 
GV : Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ (Ko)
 3 + Bài mới 
 HĐ 1- Tìm hiểu tác dụng của văcxin.
1, Vắc xin là gì ? 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Nêu khái niệm về vắc xin ? 
- GV cung cấp thêm thông tin : vắc xin là những vi khuẩn, chất tiết vi khuẩn đã được làm giảm độc tố hoặc gây chết được đưa vào cơ thể vật nuôi để tự cơ thể vật nuôi tiết ra kháng thể chống lại bệnh.
+ Có mấy loại vắc xin ? 
2, Tác dụng của vắc xin. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập trong SGK tr 124. 
- HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi.
+ Là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc xin. 
+ Có 2 loại vắc xin : 
- Vắc xin vô hoạt (vắc xin chết).
- Vắc xin nhược độc. 
HS nghiên cứu SGK, thảo luận để hoàn thiện bài tập. 
+ HS đưngs tại chỗ trả lời, trình tự ý trả lời đúng : Vắc xin, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch.
 KL1 : Vắc xin là chế phẩm sinh học, được chế từ chính 
 mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. 
 - Vắc xin tác dụng bằng cách tạo cho cơ thể có được
 khả năng miễn dịch.
 HĐ 2 - Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
1, Bảo quản.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
+ Nêu cách bảo quản vắc xin ? 
2, Sử dụng vắc xin.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Nêu cách sử dụng vắc xin ? 
- GV cung cấp thêm thông tin : Thời gian miễn dịch của vật nuôi tuỳ thuộc vào loại vắc xin. 
Vắc xin nhược độc có thể hình thành kháng thể sau 3 – 4 ngày khi tiêm. Vắc xin vô hoạt phải mất 2 -3 tuần. 
HS nghiên cứu, thảo luận. 
+ Bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
- Để nơi thông thoáng, không bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
+ Vắc xin dùng cho vật nuôi khoẻ. 
- Sử dụng tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
- Vác xin đã pha phải dùng ngay. 
 KL2 : Chất lượng và hiệu lực của vắc xin phụ thuộc 
 vào điều kiện bảo quản vắc xin. 
 - Khi sử dụng vắc xin phải kiểm tra kĩ tính chất 
 của vắc xin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn 
 cách sử dụng của từng loại vắc xin. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ cuối bài SGK. 
+ Tại sao phải tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi ? 
 5 + HDVN
-------------------------------------------------
Ngày tháng năm 
Tiết 52
ÔN TẬP TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 7
A – Mục tiêu. 
+ Hệ thống lại kiến htức cho HS phần lâm nghiệp và phần chăn nuôi. 
+ đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Tìm ra phương hướng học tập cho HS đạt kết quả tốt. 
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu lao động, biết vạn dụng kiến thức học tập vào cuộc sống. 
B – ĐDDH. 
SGK, SGV. 
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
(Xen kẽ trong giờ ôn tập ) 
 3 + Bài mới – Ôn tập
- GV: Chúng ta đã nghiên cứu những nét đặc trưng của ngành lâm nghiệp và ngành chăn nuôi, biết giá trị cảu mỗi ngành đem lại cho nền kinh tế đất nước, có cách nhìn toàn diện tình hình của mỗi ngành và tiềm năng phát triển. 
 HĐ 1 - Phần lâm nghiệp.
- GV đưa câu hỏi, yêu cầu HS tái hiện lại kiến thức, trả lời.
+ Vai trò của rừng ? 
+ Nêu nhiệm vụ của trồng rừng ? 
+ Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng ? 
+ Điều kiện chọn lập vườn gieo ươm ? 
- GV yêu cầu HS nắm được qui trình làm đất vườn gieo ươm.
+ Cho biết các phương pháp kích thích hạt giống nảy mầm? 
+ Thời vụ trồng rừng ? 
- GV yêu càu HS thành thạo đượ qui trình trồng cây con có bầu và cây con không bầu. 
- GV yêu cầu HS biết được các công việc chăm sóc cây rừng ? 
+ GV yêu cầu HS nhận biết được các loại hình khai thác rừng.
- Hiểu đựoc nội dung các loại hình khai thác (lượng cây chặt hạ, thời gian và cách phục hồi
- Yêu cầu HS hiểu đựợc ý nghĩa của rừng từ đó tìm các biện pháp bảo vệ. 
- HS thảo luận, tái hiện lại kiến thức đã học, một vài HS trả lời, HS khác bổ sung.
+ Hấp thu khí CO2 thải khí O2. Điều hoà khí hậu.
- Hạn chế sói mòn rửa trôi, hạn chế gió bão.
- Cung cấp lâm thổ sản cho con người, cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. 
- Là nơi lưu giữ nguồn gen.
+ Trồng rừng sản xuất, trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ. 
+ Đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh.
- Mặt đất bằng phẳng hoặc hơi dốc, độ pH = 6-7.
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. 
+ Đốt hạt, tác động bằng lực, kích thích hạt giống bằng nước ấm. 
+ Miền Bắc từ tháng 11-2, miền Trung từ tháng 1-2, miền Nam từ tháng 2-3.
+ Làm hàng rào bảo vẹ, phát quang, làm cỏ, bón phân, tỉa và dặm cây.
+ Khai thác trắng, khai thác chọn và khai thác dần.
+ Nêu đựoc rừng là tài nguyên quí giá của mỗi đất nước, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất.
 HĐ 2- Phần chăn nuôi.
+ Nêu vai trò của ngành chăn nuôi ? 
+ Khái niệm giống vật nuôi ? 
- GV yêu cầu HS hiểu được cách phân loại giống vật nuôi, lấy được ví dụ. 
+ Hiểu được sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? So sánh được sinh trưởng và phát dục ? 
- GV yêu cầu nắm được một số phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi, khái niệm về chọn giống, chọn phối và nhân giống thuần chủng ứng dụng của nó vào trong thực tiễn. 
- Yêu cầu đánh giá được gà hướng trứng và gà hướng thịt.
Căn cứ vào ngoại hình phân biệt giữa các giống. 
+ Khái niệm thức ăn vật nuôi ? Phân tích được các thành phần thức ăn và sự biến đổi của nó qua đường tiêu hóa. 
+ Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn ? 
+ Cung cấp nhiều loại thực phẩm.
- Cung cấp sức kéo.
- Cung cấp phân bón cho nông nghiệp.
- Cung cấp đồ nguyên liệu cho ngành may mặc và y tế.
+ Là sản phẩm do con ngưồi tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. 
+ Có 4 cách phân loại giống vật nuôi : theo địa lí, hướng sản xuất, theo hình thái và ngoại hình, theo mức độ hoàn thiện. 
+ Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng các bộ phận cơ thể.
- Phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận của cơ thể. 
+ Chọn giống vật nuôi căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn ra con đực, cái tốt nhất làm giống.
- Chọn phối là nghép đôi giữa con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích người chăn nuôi. 
+ Gà hướng trứng thân hình thon nhỏ, cơ thể hài hoà.
- Gà hướng thịt thân hình to. 
+ Thức ăn là những gì vật nuôi có thể ăn được, tiêu hoá và hấp thụ được.
- Thức ăn gồm 2 thành phần nước và vật chất khô. Vật chất khô có gluxít, prôtêin, lipít, muối khoáng, vitamin.
+ Làm cho vật nuôi ăn nhiều hơn do tăng tính ngon miệng, giảm độc tố trong thức ăn, khử độc, tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
- GV giải đáp những vấn đề cần thắc mắc trong chương trình đã học cho HS. 
- Thảo luận về nữhng vấn đề chưa hiểu. 
- Nhận xét giờ ôn tập. 
 5 + HDVN
- Thông qua bài học áp dụng kiến thức vào thực tế. 
- Ôn lại kiến thức đã học.
----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35 lop 7.doc