Phần I : VẼ KỸ THUẬT
CHƯƠNG I : BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
Bài 1 : VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU :
- HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- HS có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ (1.1 SGK); (1.2 SGK) ; (1.3 SGK).
- Tranh ảnh, mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng.
Tuần : , tiết : 1 Ngày soạn : Ngày dạy: ... Lớp : Phần I : VẼ KỸ THUẬT CHƯƠNG I : BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN Bài 1 : VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU : - HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống. - HS có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật. II. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ (1.1 SGK); (1.2 SGK) ; (1.3 SGK). - Tranh ảnh, mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định : Kiểm tra sỉ số 2. Bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Họat động 1 : Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất. - Cho HS quan sát hình 1.1 SGK. - Hằng ngày, con người thường dùng các phương tiện gì để giao tiếp với nhau? à Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp. - Cho HS quan sát hình 1.2 và các mô hình sản phẩm GV chuẩn bị trước và đặt vấn đề : - Để sản phẩm được chế tạo đúng ý muốn của mình thì người thiết kế phải thể hiện sản phẩm của mình như thế nào? - Ngược lại, người công nhân muốn chế tạo các sản phẩm đúng kích thước và đúng yêu cầu phải dựa vào đâu? à Tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật. - Tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình vẽ - HS trả lời dựa trên các cảm nhận và kinh nghiệm của mình về hiện tượng - Phải thể hiện sản phẩm trên bản vẽ kỹ thuật. - Phải thực hiện đúng theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. 1. Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất: Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống. - Cho HS quan sát hình 1.3 SGK và các tài liệu hướng dẫn sử dụng của các thiết bị dùng trong sinh hoạt. - Để sử dụng các thiết bị có hiệu quả và an toàn, ta cần phải làm gì? Vì sao? à Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng. - HS quan sát. - Thực hiện đúng theo hướng dẫn của tài liệu kỹ thuật kèm theo. 2. Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống: Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụngđể người sử dụng sản phẩm có hiệu quả và an toàn. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật. - HS quan sát hình 1.4 SGK. - Các lĩnh vực kỹ thuật trong sơ đồ trên có bản vẽ kỹ thuật không? Có phải chúng đều giống nhau hoàn toàn không? - Mỗi lĩnh vực KT đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình. 3. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật : Mỗi lĩnh vực kỹ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình. Học vẽ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học kỹ – thuật khác. IV. CUÛNG COÁ, HÖÔÙNG DAÃN VEÀ NHAØ - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Cho HS đọc câu hỏi ở cuối bài và suy nghĩ trả lời. - Về nhà chuẩn bị bài 2 cho tiết sau. V. RÚT KINH NGHIỆM : . . . . Tuần : , tiết : 2 Ngày soạn : Ngày dạy: ... Lớp : Bài 2 : HÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được thế nào là hình chiếu. - HS nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. II. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ trong SGK. - Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu, đèn pin. - Bao diêm, bao thuốc lá III. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống - Những lĩnh vực ngành nghề nào cần sử dụng bảng vẽ kỹ thuật. 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu. - Các vật khi đặt ngoài sáng thường có gì ? - Ta có thể xem bóng của một vật là hình chiếu của nó. Các tia sáng là các tia chiếu, còn mặt đất hoặc mặt tường chứa bóng là mặt phẳng chiếu. - Con người đã mô phỏng hiện tượng trên để diễn tả hình dạng của vật thể bằng phép chiếu. - Có bóng của nó. 1. Khái niệm về hình chiếu : Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phép chiếu. - Cho HS quan sát hình 2.2 SGK/8. Các hình trên có các đặc điểm gì khác nhau? - GV giới thiệu 3 phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc. - Vậy phép chiếu xuyên tâm thường thấy ở đâu? - Bóng tạo ra dưới ánh sáng mặt trời là các hình chiếu song song hay xuyên tâm? Vì sao? - Khi nào bóng tạo bởi ánh sáng mặt trời là hình chiếu vuông góc? - Hình (a) : Các tia chiếu cùng đi qua 1 điểm. - Hình (b) : Các tia chiếu song song với nhau. - Hình (c) : Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu. - Bóng được tạo do ánh sáng của bóng đèn tròn, ngọn nến - Song song vì mặt trời là nguồn sáng ở xa vô cùng và kích thước mặt trời lớn hơn kích thước trái đất rất nhiều. - Lúc giữa trưa, khi đó các tia sáng đều vuông góc với mặt đất. 2. Các phép chiếu : - Do đặc điểm của các tia chiếu khác nhau cho ta các phép chiếu khác nhau : + Phép chiếu xuyên tâm : Các tia chiếu đều đi qua 1 điểm (tâm chiếu). + Phép chiếu song song : Các tia chiếu song song với nhau. + Phép chiếu vuông góc : Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. - Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. - Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kỹ thuật. Họat động 3 : Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc. - Cho HS quan sát hình 2.3 SGK/9. - Vị trí các mặt phẳng chiếu như thế nào đối với vật thể ? - Vị trí các mặt phẳng chiếu như thế nào đối với người quan sát ? - GV giới thiệu vị trí các mặt phẳng chiếu và tên gọi của chúng. - Vật được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu? - GV dùng mô hình 3 mặt phẳng chiếu và đèn pin để biểu diễn cho HS thấy được 3 hình chiếu trên 3 mặt phẳng chiếu. - Ở phía sau, phía dưới và bên trái của vật. - Ở chính diện, bên dưới và bên phải người quan sát. - Các mặt của vật nên đặt song song với mặt phẳng chiếu. 3. Các hình chiếu vuông góc : a. Các mặt phẳng chiếu : - Mặt chính diện gọi là mặt chiếu đứng. - Mặt nằm ngang gọi là mặt chiếu bằng. - Mặt cạnh bên phải gọi là mặt chiếu cạnh. b. Các hình chiếu : - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. - Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. - Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. Hoạt động 4 : Tìm hiểu vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ. - Tại sao lại phải cần nhiều hình chiếu để biểu diễn vật ? - Vậy trên bản vẽ, 3 hình chiếu được biểu diễn như thế nào? - GV dùng mô hình 3 mặt phẳng mở tách các mặt chiếu để HS thấy được vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng. - Vì nếu dùng một hình chiếu thì chưa thể biểu diễn được đầy đủ hình dạng của vật. 4. Vị trí các hình chiếu : - Trên bản vẽ, hình chiếu bằng ở bên dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng. - Trên bản vẽ có quy định : + Không vẽ các đường bao của các mặt phẳng chiếu. + Cạnh thấy của vật được vẽ bằng nét liền đậm. + Cạnh khuất của vật được vẽ bằng nét đứt. IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ a. Củng cố: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/10 - Làm bài tập trong SGK/10. b. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài và biết xác định vị trí 3 mặt phẳng chiếu, 3 hình chiếu. - Đọc trước bài 3 SGK và chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ) để làm bài thực hành V. RÚT KINH NGHIỆM : . . . . Tuần : , tiết : 4 Ngày soạn : Ngày dạy: . Lớp : Thöïc Haønh : HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu. - HS biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật. - Đọc được bản vẽ các hình chiếu vật thể có dạng các khối đa diện. - Phát huy trí tưởng tượng không gian. II. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ trong SGK. - Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ. - Mô hình cái nêm như SGK. III. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Nêu đặc điểm các phép chiếu mà em đã học. Nêu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật. 3. Thực hành : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Họat động 1 : Tìm hiểu và thực hành nội dung bài thực hành Hình chiếu vật thể - Cho HS đọc phần II và III trong SGK/13 để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành. - Đọc và nắm bắt thông tin. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK. - Cho HS quan sát hình 3.1a SGK/13. Xác định các hướng chiếu A, B, C ? - Tương ứng với 3 hướng chiếu trên sẽ cho ta các hình chiếu tương ứng nào? - Từ hình 3.1a, hãy xác định các hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng của nó trong hình 3.1b? - Vậy hãy điền dấu X vào ô tương ứng trong bảng 3.1 cho trong SGK/14 ? - Vậy trên bản vẽ, vị trí của 3 hình chiếu phải được xếp lại như thế nào mới đúng ? - A : Chiếu từ trước tới. - B : Chiếu từ trên xuống. - C : Chiếu từ trái sang. - Hướng chiếu A à hình chiếu đứng. - Hướng chiếu B à hình chiếu bằng. - Hướng chiếu C à hình chiếu cạnh. - Hình 1 : Hình chiếu bằng. - Hình 2 : Hình chiếu cạnh. - Hình 3 : Hình chiếu đứng. Hướng chiếu Hình chiếu A B C 1 X 2 X 3 X - Hình số 1 ở bên dưới hình số 3, hình số 2 ở bên trái hình số 3. Hoạt động 3 : HS tiến hành thực hành. - GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử dụng dụng cụ để vẽ. - HS trình bày bài làm của mình vào giấy. Hoạt động 4: Tìm hiểu và thực hành nội dung bài thực hành Đọc bản vẽ các khối tròn xoay - Cho HS đọc phần II và III trong SGK/27–28 để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành. - Đọc và nắm bắt thông tin. Hoạt động 5 : GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK. - Cho HS quan sát hình 5.1 và 5.2 SGK/21. Dựa vào hình dạng của các hình A, B, C, D và các hình chiếu a, b, c, d để xác định các cặp vật thể – hình chiếu tương ứng. - Các hình chiếu trong hình 5.1 là các hình chiếu gì? - Tương ứng với mỗi vật thể trên sẽ cho ta các hình chiếu tương ứng nào? - Vậy hãy điền dấu X vào ô tương ứng trong bảng 3.1 cho trog SGK/14 ? - Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng. Vật thể Bản vẽ A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X Hoạt động 6 : HS tiến hành thực hành. - GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử dụng dụng cụ để vẽ. - HS trình bày bài làm của mình vào giấy. IV. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - GV nhận xét giờ thực hành. - Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu của bài học. - GV thu bài làm của HS. Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 4 SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM : . . . . Tuần : , tiết : 4 Ngày soạn : Ngày dạy: . Lớp : Bài 4 : BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN I. MỤC TIÊU : - HS nhận dạng được các khối đa diện thường gặp : Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. - HS đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều. II. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ trong SGK. - Mô hình 3 mặt phẳng chiếu. - Mô hình các khối đa diện : Hình hộp chữ nhật, hình lăng t ... * Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom chịu được nhiệt độ cao. - Nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng niken-crom vào khoảng bao nhiêu ? Dây đốt nóng được đặt ở các rãnh (ống) trong bàn là và cách điện với vỏ. - Dây đốt nóng có chức năng gì ? * Vỏ bàn là Vỏ bàn là gồm đế và nắp : - Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crom. - Đế bàn là có chức năng gì ? - Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt. Ngoài ra, bàn là điện còn có các bộ phận như : đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước (h.41.2) - Dựa vào nguyên lí làm việc chung của đồ dùng loại điện – nhiệt hãy nêu nguyên lý làm việc của bàn là điện? Nguyên lí làm việc của bàn là điện là khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. - Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì ? - Các số liệu kĩ thuật Điện áp định mức 127V; 220V. Công suất định mức từ 300W đến 1000W. - Bàn là điện dùng để làm gì ? Bàn là điện dùng để là quần áo, các hàng may mặc, vải - Khi sử dụng cần chú ý những điều gì ? -Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là. -Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo -Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa cần là, tránh làm hỏng vật dụng được là. -Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn. -Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt. - Bàn là điện có hai bộ phận chính : dây đốt nóng và vỏ - 1000 – 11000C - Biến điện năng thành nhiệt năng - Đế dùng để tích nhiệt, duy trì nhiệt độ cao khi là. - khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. - Nhiệt năng là năng lượng đầu ra - Bàn là điện dùng để là quần áo, các hàng may mặc, vải II. Bàn là điện 1. Cấu tạo Bàn là điện có hai bộ phận chính : dây đốt nóng (dây điện trở) và vỏ - Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom chịu được nhiệt độ cao - Vỏ bàn là gồm đế và nắp 2. Nguyên lý làm việc Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. 3. Số liệu kỹ thuật - Điện áp định mức 127V; 220V. - Công suất định mức từ 300W đến 1000W. 4. Sử dụng Bàn là điện dùng để là quần áo, các hàng may mặc, vải Họat động 4 : Tổng kết bài Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Trả lời câu hỏi SGK Về nhà chuẩn bị bài 42 Xét duyệt của TTCM Ngày // Dương Thị Ngọc Trang Tuần : , tiết : Lớp : Ngày dạy: Bài 42 : BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN I MỤC TIÊU - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bếp điện - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng nồi cơm điện. II CHUẨN BỊ - Tranh vẽ mô tả cấu tạo bếp điện , nồi cơm điện - Mô hình bếp điện, nồi cơm điện III TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài: Trên thị trường hiên nay có nhiều kiểu, nhiều lọai bếp điện và nồi cơm điện. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc , cách sử dụng bếp điện , nồi cơm điện chúng ta cùng tìm hiểu bài 42 Bài 42: BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN Bài mới : Họat động 1 : Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kỹ thuật, công dụng của bếp điện Họat động dạy Họat động học Nội dung - Bếp điện có mấy bộ phận chính ? Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp. - Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim gì ? Bếp điện có hai loại : * Bếp điện kiểu hở Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở được quấn thành lò xo, đặt vào rãnh của thân bếp (đế) làm bằng đất chịu nhiệt. Hai đầu dây đốt nóng được luồn trong chuỗi sứ hạt cườm. * Bếp điện kiểu kín Dây dốt nóng được đúc kín trong ống (có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân bếp làm bằng nhôm, gang hoặc sắt. Ngoài ra trên thân bếp còn có đèn báo hiệu, công tắc điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu sử dụng (h.42.1) - So sánh hai loại bếp điện trên, theo em nên sử dụng loại bếp điện nào an tòan hơn ? Số liệu kỹ thuật: - Điện áp định mức : 127V; 220V. - Công suất định mức : từ 500W đến 2000W. - Bếp điện được sử dụng để làm gì ? Bếp điện được sử dụng để đun nấu thực phẩm. - Khi sử dụng cần chú ý những điều gì ? -Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện. -Không để thức ăn, nuớc rơi vào dây đốt nóng và thường xuyên lau chùi bếp điện sạch sẽ. -Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt, đặc biệt đối với bếp kiểu hở. - Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp. - Dây niken – crom - Bếp điện kiểu kín an toàn hơn - Bếp điện được sử dụng để đun nấu thực phẩm I Bếp điện 1. Cấu tạo Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp. a. Bếp điện kiểu hở Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở được quấn thành lò xo, đặt vào rãnh của thân bếp b. Bếp điện kiểu kín Dây dốt nóng được đúc kín trong ống đặt trên thân bếp 2. Số liệu kỹ thuật - Điện áp định mức : 127V; 220V. - Công suất định mức : từ 500W đến 2000W. 3. Sử dụng Bếp điện được sử dụng để đun nấu thực phẩm. Họat động 2 : Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kỹ thuật, công dụng của nồi cơm điện - Nồi cơm điện có mấy bộ phận chính ? Nồi cơm điện có ba bộ phận chính là vỏ nồi, soong và dây đốt nóng. + Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thủy tinh cách nhiệt. - Lớp bông thủy tinh ở giữa hai lớp của vỏ nồi có tác dụng gì ? + Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong được phủ một lớp men đặc biệt để cơm không bị dính với soong. - Căn cứ vào cấu tạo của vỏ nồi, em hãy giải thích tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện ? + Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom, gồm dây đốt nóng chính và dây dốt nóng phụ. Dây đốt nóng chính công suất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm (có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây) đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm. Dây đốt nóng phụ công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm. Ngoài ra còn có đèn báo hiệu và mạch điện tự động để thực hiện các chế độ nấu, ủ, hẹn giờ theo yêu cầu (h.42.2) * Các số liệu kĩ thuật -Điện áp định mức 127V; 220V. -Công suất định mức từ 400W đến 1000W. -Dung tích soong 0,75l ; 1l ; 1,5l ; 1,8l ; 2,5l * Sử dụng Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng nhiều, rất tiện lợi, từ loại đơn giản cho đến loại tự động nấu cơm theo chương trình và báo tín hiệu bằng màn hình. Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản nơi khô ráo. - Nồi cơm điện có ba bộ phận chính là vỏ nồi, soong và dây đốt nóng. - Bông thủy tinh để cách nhiệt. - Sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện vì vỏ nồi có bông thủy tinh cách nhiệt. II Nồi cơm điện 1. Cấu tạo Nồi cơm điện có ba bộ phận chính là vỏ nồi, soong và dây đốt nóng. - Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thủy tinh cách nhiệt. - Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong được phủ một lớp men đặc biệt - Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom, gồm dây đốt nóng chính và dây dốt nóng phụ 2. Số liệu kỹ thuật -Điện áp định mức 127V; 220V. -Công suất định mức từ 400W đến 1000W. -Dung tích soong 0,75l ; 1l ; 1,5l ; 1,8l ; 2,5l 3. Sử dụng ( SGK) Họat động 3 : Tổng kết bài Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Trả lời câu hỏi SGK Về nhà chuẩn bị bài 43 IV RÚT KINH NGHIỆM . Tuần : , tiết : Lớp : Ngày dạy: Bài 43 : Thực hành BÀN LÀ ĐIỆN, BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN I MỤC TIÊU - Biết được cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện. - Hiểu được các số liệu kĩ thuật của bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện. - Sử dụng được các đồ dùng điện trên đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. II CHUẨN BỊ - Tranh vẽ, mô hình Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc aptomat ở phía trước ổ điện. - Dụng cụ, thiết bị : +Kìm, tua vít. +1 bàn là điện 200V. +1 bếp điện 220V. +1 nồi cơm điện 220V. +1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng. - Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III. III TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài: Bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện là những đồ dùng lọai điện nhiệt không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó giúp cho cuộc sống chúng ta tiện lợi hơn, an toàn hơn. Đó là nội dung của bài thục hành hôm nay: Bài 43 : THỰC HÀNH BÀN LÀ ĐIỆN, BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN Bài mới: Họat động 1 : Giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành Họat động dạy Họat động học Nội dung - Đọc các số liệu kĩ thuật của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, giải thích ý nghĩa và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành - Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện. Ghi tên và chức năng của các bộ phận chính vào mục 2 báo cáo thực hành. - So sánh cấu tạo các bộ phận chính của bếp điện với nồi cơm điện và ghi vào mục 3 báo cáo thực hành. Trước khi sử dụng cần a/. Trả lời các câu hỏi về an toàn : -Khi sử dụng bàn là cần chú ý điều gì ? -Khi sử dụng bếp điện cần chú ý điều gì ? -Khi sử dụng nồi cơm điện cần chú ý điều gì ? b/. Kiểm tra toàn bộ bên ngoài các đồ dùng điện. c/. Dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch điện và cách điện (kiểm tra điện có rò ra vỏ hay không). - Các kết quả kiểm tra ghi vào mục 4 báo cáo thực hành. - Tìm hiểu cách sử dụng các đồ dùng điện. Họat động 2 : Tìm hiểu bàn là điện - Hãy đọc giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật của bàn là điện ? - Hãy tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện? - Tìm hiểu cách sử dụng bàn là điện ? - Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì ? Họat động 3 : Tìm hiểu bếp điện - Hãy đọc giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật của bếp điện ? - Hãy tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của bếp điện? - Tìm hiểu cách sử dụng bếp điện ? - Khi sử dụng bếp điện cần chú ý điều gì ? Họat động 4 : Tìm hiểu nồi cơm điện - Hãy đọc giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật của nồi cơm điện ? - Hãy tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của nồi cơm điện? - Tìm hiểu cách sử dụng nồi cơm điện ? - Khi sử dụng nồi cơm điện cần chú ý điều gì ? Họat động 5 : Tổng kết và đánh giá bài thực hành Lưu ý HS khi sử dụng ổ cắm và phích cắm ba lọai phải đủ chặt + Bàn là điện : do bàn là điện phải di chuyển nhiều nên dây dẫn điện nguồn của bàn là dễ bị vặn, xoắn nên lõi dây điện dễ hở ra ngòai, cần chú ý đề phòng tai nạn điện. + Bếp điện : Lưu ý bếp hở ( dây dẫn điện nguồn phải đủ lớn, lò xo dây đốt nóng phải êm không xô lệch, không được chạm vào đáy soong) + Nồi cơm điện : Luôn giữ đáy soong không méo, lồi lõm và loau khô khi đặt nồi - Yêu cầu HS dọn và trả dụng cụ thực hành Chuyển đổi bài thực hành giữa các nhóm , GV hướng dẫn đánh giá Thu bài báo cáo thực hành Về nhà chuẩn bị bài 44
Tài liệu đính kèm: