Giáo án Công nghệ cả năm

Giáo án Công nghệ cả năm

CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

BÀI 1 : VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT

I. Mục tiêu bài học.

 Sau bài học HS :

- Hiểu được vai trò của trồng trọt.

- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện .

- Có hứng thú trong học tập kĩ thuật công nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.

II. Chuẩn bị.

- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.(2 phút)

ĐVĐ : Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn . Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì? Bài này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

 

doc 93 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1471Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày dạy:5-9-2006
Tiết 1
CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
BÀI 1 : VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Hiểu được vai trò của trồng trọt.
Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện .
Có hứng thú trong học tập kĩ thuật công nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
II. Chuẩn bị.
Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.(2 phút)
ĐVĐ : Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn . Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì? Bài này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 2 : tìm hiểu vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế. (15 phút)
Điều khiển của GV
GV : giới thiệu h1 trong SGK.
? Vai trò thứ nhất của trồng trọt là gì?
? Vai trò thứ hai của trồng trọt là gì?
? Vai trò thứ ba của trồng trọt là gì?
? Vai trò thứ tư của trồng trọt là gì?
? Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
GV: giải thích cho HS nắm được thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp.
? Em hãy kể tên 1 số loại cây lương thực , thực phẩm , cây công nghiệp trồng ở địa phương ?
? Nêu 1 số nông sản ở nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới?
GV: khái quát lại vai trò của trồng trọt, và cho 
HS nhắc lại.
Hoạt động của HS
I. Vai trò của trồng trọt
Cá nhân HS trả lời câu hỏi:
- Vai trò của trồng trọt là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người , nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi và cung cấp nông sản xuất khẩu.
- Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ trồng trọt hiện nay.(10 phút)
GV: đặt câu hỏi lần lượt như các ý trong SGK.
? Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
? Trồng cây rau, đậu , lạc, vừng là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
.v.v
? Vậy trong 6 nhiệm vụ nói trên , nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của nghành trồng trọt. (15 phút)
GV: cho HS hoạt động nhóm thảo luận tìm hiểu
Mục đích của các biện pháp trong trồng trọt.
- Cho đại diện các nhóm trình bày câu trả lời,
GV nhận xét, đánh giá , sau đó khái quát lại Mục đích của các biện pháp trong trồng trọt.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học. (3 phút)
GV: gọi HS đọc phần ghi nhớ cho cả lớp nghe.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài, đọc trước bài 2 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm
II. Nhiệm vụ của trồng trọt.
- Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV:
- Nhiệm vụ 1,2,4,6 là nhiệm vụ của trồng trọt.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt , cần sử dụng những biện pháp gì?
HS thảo luận nhóm.
- Khai hoang , lấn biển để tăng diện tích đất canh tác ; tăng vụ để tăng lượng nông sản; áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để tăng năng suất cây trồng . mục đích cuối cùng của các biện pháp trên là sản xuất ra nhiều nông sản.
Tuần 1	Ngày dạy:8-9-2006
Tiết 2
BÀI 2 : KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG 
VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG.
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng. Đất trồng gồm những thành phần gì?
Có ý thức giữ gìn , bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị.
Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
Thiết kế thí nghiệm như hình 2a,2b trong SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập. (5 phút)
	Kiểm tra: ? Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống của nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em? Ở địa phương em có những loại cây trồng gì?
Tổ chức tình huống học tập.
ĐVĐ: đất là tài nguyên thiên nhiên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy trước khi nghiên cứu các quy trình kĩ thuật trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm về đất trồng (10 phút)
Điều khiển của GV
GV: Cho HS đọc mục 1 phần I SGK.
? Đất trồng là gì?
? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không
Tại sao?
GV: nhấn mạnh: chỉ có lớp bề mặt tơi xốp của 
Trái đất trên đó thực vật có thể sinh sống được
Mới gọi là đất trồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của đất (10 phút)
GV: Cho HS quan sát hình 2 SGK.
? Đất có tầm quan trọng ntn đối với cây trồng?
? Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi 
trường nào 
Hoạt động của HS
I. Khái niệm về đất trồng.
1. Đất trồng là gì?
HS đọc SGK , trả lời câu hỏi.
- Khái niệm (SGK)
HS: Không phải là đất trồng vì thực vật không thể sống trên lớp than đá.
2. Vai trò của đất trồng.
- Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng.
HS: môi trường nước.
? Trồng cây trong môi trường đất và nước có gì giống và khác nhau?( h.2)
Hoạt động 4: Nghiên cứu thành phần của đất trồng. (15 phút)
GV: Giới thiệu sơ đồ 1 về thành phần của đất
Trồng mục II SGK.
? Đất trồng gồm những thành phần gì?
? Không khí có chứa các chất nào?
? Oâxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng?
GV: cho HS biết chất khoáng của đất có chứa 
Các chất dinh dưỡng như lân, kali, chất mùn 
GV: Khái quát lại : đất gồm 3 phần : khí, rắn
Lõng. Phần khí cung cấp ôxi cho cây hô hấp
Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
Phần lõng cung cấp nước cho cây.
Hoạt động 5: Tổng kết bài học (5 phút)
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Hướng dẫn trả lời câu 1 
+ nhờ đất cây trồng mới có thể sinh sống được và cung cấp cho ta:
Lương thực , thực phẩm.
Cây cỏ để nuôi gia súc, gia cầm; để chúng cung cấp cho ta sức kéo, thịt, trứng, sữa
Nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp : chè, hồ tiêu, cao su
Những nông sản xuất khẩu : gạo, café, cao su 
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài, đọc trước bài 3 SGK
IV. Rút kinh nghiệm
- Cá nhân HS trả lời.
II. Thành phần của đất trồng.
HS dựa vào sơ đồ 1 trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời.
+ Phần rắn, phần lõng, phần khí.
+ Oâxi , cacbonic, nitơ và 1 số khí khác.
+ Oâxi cần cho quá trình hô hấp của cây.
Tuần 2	Ngày dạy:11-9-2006
Tiết 3
BÀI 3 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì? Thế nào là đất chua, kiềm , trung tính? Vì sao đất giữ được nước và dinh dưỡng. Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
Có ý thức bảo vệ , duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II. Chuẩn bị.
Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập. (5 phút)
	Kiểm tra: ? Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng ?
	Tổ chức tình huống học tập.
Hoạt động 2: Làm rõ khái niệm thành phần cơ giới của đất (7 phút)
ĐVĐ: Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lí cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất.
Điều khiển của GV
? Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào ?
GV: Thông báo: thành phần khoáng của đất bao
Gồm hạt cát, limon, sét; tỉ lệ các hạt này trong
Đất gọi là thành phần cơ giới của đất.
? Ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần 
Hoạt động 3: Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất. (10 phút)
cơ giới của đất là gì?
- Yêu cầu HS đọc SGK 
? Độ pH dùng để đo cái gì?
? Trị số pH dao động trong phạm vi nào ?
? Với các giá trị nào của pH thì đất gọi là đất
chua, đất kiềm, trung tính ?
GV: người ta xác định đất chua, đất kiềm, trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng.
Hoạt động của HS
I. Thành phần cơ giới của đất là gì ?
HS: thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
HS: dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành đất cát, đất thịt và đất sét.
II. Độ chua, độ kiềm của đất.
HS đọc SGK trả lời câu hỏi:
- Độ pH dùng để đo độ chua, độ kiềm.
- Đất thường có trị số pH từ 3-9.
- Đất chua ( pH 0.5 )
đất trung tính ( pH = 6.6-7.5).
Hoạt động 4: Tìm hiểu khả năng giữ được nước và chất dinh dưỡng. (13 phút)
GV: hướng dẫn HS đọc mục III SGK.
? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
GV: Nhấn mạnh : hạt càng bé thì khả năng giữ
Nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
GV: cho HS hoạt động nhóm so sánh khả năng 
giữ được nước và các chất dinh dưỡng của các 
loại đất cát, thịt và sét.
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận so sánh
GV thống nhất kết quả.
Hoạt động 5: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất. (7 phút)
? Ở đất thiếu nước , thiếu chất dinh dưỡng, cây
trồng phát triển ntn ?
? Ở đất đủ nước và chất dinh dưỡng, cây
trồng phát triển ntn ?
GV: thông báo cho HS 2 yếu tố của độ phì 
Nhiêu.
? Độ phì nhiêu của đất là gì ?
GV: Nhấn mạnh độ phì nhiêu của đất chỉ là khả
Năng của đất cho năng suất cao. Muốn đạt năng 
Suất cao ngoài độ phì nhiêu của đất còn có các 
Yếu tố giống tốt, thời tiết tốt và chăm sóc tốt.
Hoạt động 6: Tổng kết bài học (3 phút)
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài, đọc trước bài 4 SGK
	Chuẩn bị 3 mẫu đất khác nhau , 1 lọ đựng nước cất , 1 ống hút lấy nước để làm thực hành , 1 mãnh nilon có kích thướ ... đánh số về mức độ ưu tiên dinh dưỡng của từng giai đoạn.
* Giai đoạn mang thai:
1. Nuôi thai.
2. Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng.
3. Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ.
* Giai đoạn nuôi con
1. Tiết sữa nuôi con.
2. Nuôi cơ thể mẹ
3. Hồi phục cơ thể sau đẻ.
- HS đọc thông tin các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc.
Tuần 30	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 42
BÀI 46,47 : PHÒNG, TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI 
VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.
Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Hiểu được khái niệm và tác dụng của văc xin.
Biết được cách sử dụng vac xin để phòng bệnh cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
Các tranh ảnh về các bệnh thông thường của vật nuôi.
Tranh phóng to hình 73,74 SGK.
Các mẫu vac xin.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
	Khi chăm sóc vật nuôi vật nuôi có thể nhiễm bệnh, vậy nguyên nhân nào gât ra bệnh ở vật nuôi, vật nuôi thường mắc phải những bệnh gì? Phòng, trị bệnh cho vật nuôi bằng những cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vì sao vật nuôi mắc bệnh.
Điều khiển của GV
GV: Nêu định nghĩa về bệnh sau đó nêu VD minh hoạ cho định nghĩa trên.
- Yêu cầu HS nêu VD về bệnh của vật nuôi ở địa phương .
- GV nêu thêm1 số bệnh : VD: bệnh bạch tạng.
- Cho HS quan sát sơ đồ 14 SGK 
? Có mấy nguyên nhân gây ra bệnh?
? Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào?
? Nêu VD về những bệnh do nguyên nhân bên ngoài sinh ra ở vật nuôi mà em biết?
Hoạt động của HS
A. PHÒNG ,TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI
I. Khái niệm về bệnh
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh.
VD: (SGK)
- HS nêu VD về bệnh của vật nuôi ở địa phương 
II. Nguyên nhân gây ra bệnh
- HS quan sát sơ đồ 14 SGK trả lời câu hỏi:
+ có 2 nguyên nhân gây ra bệnh : yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
+ Gồm: cơ học, lí học, hoá học, sinh học.
+ HS trả lời.
GV: đưa ra cách phân loại bệnh ở vật nuôi.(3 căn cứ để phân loại bệnh)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn chọn ra những
biện pháp đúng nhằm phòng trị bệnh cho vật nuôi
yêu cầu HS giải thích vì sao chọn biện pháp sai.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng điền.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tác dụng của vắc xin
ĐVĐ: các em có biết văc xin là gì?
- Cho một vài HS trả lời, GV đưa ra định nghĩa như SGK.
- Treo h 73 SGK về cách sử lý mầm bệnh : yêu cầu HS cho biết thế nà là văc xin chết vắc xin nhược độc?
GV: dùng hình 74 trong SGK giải thích cho HS hiểu và có thể mô tả được tác dụng của văc xin.
- Yêu cầu 1 HS mô tả lại tác dụng của văc xin.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền khuyết vào vở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách bảo quản và sử dụng văc xin
GV: nêu yêu cầu cần bảo quản như SGK.
Nhấn mạnh : chất lượng và hiệu lực của văc xin 
phụ thuộc vào bảo quản.Nhiệt độ baỏ quản thích
hợp phải theo sự chỉ dẫn trên nhãn thuốc, đã pha
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh thông thường
- Do sinh vật gây ra
- Lây lan nhanh thành bệnh
- Gây tổn thất lớn,làm chết nhiều vật nuôi
- Không phải do vi sinh vật gây ra
- Không lây lan nhanh thành bệnh.
- Không làm chết nhiều vật nuôi.
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi
- HS thảo luận trả lời.
+ Trừ biện pháp “bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm” là sai còn tất cả các biện pháp còn lại đều đúng.
B. VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
I. Tác dụng của văc xin.
1. Văc xin là gì?
- Cá nhân HS trả lời.
Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là văc xin.
- HS nêu ý nghĩa các loại văc xin
+ Văc xin chết: an toàn, ổn định, dễ sử dụng nhưng hiệu lực kém, thời gian miễn dịch ngắn.
+ Văc xin nhược độc: tức văc xin sống cho miễn dịch mạnh, ổn định, thời gian miễn dịch dài, nhưng có thể gây ra phản ứng.
2. Tác dụng của Văc xin
- HS nghe thông báo tác dụng của văc xin
- HS mô tả lại.
- Bài tập : “  văc xin  kháng thể  tiêu diệt mầm bệnh  miễn dịch”
II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng văc xin
1. Bảo quản.
- HS nghe GV thông báo điều kiện bảo quản 
phải dùng ngay.
- Yêu cầu HS đọc phần sử dụng trong SGK.
GV: Nhấn mạnh ;
+ Chỉ dùng văc xin cho vật nuôi khoẻ.
+ Phải dùng đúng văc xin.
+ Dùng văc xin xong phải theo dõi vật nuôi 2-3 giờ tiếp theo.
Hoạt động 5: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 48 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm
2.Su dung 
- HS đọc SGK tìm hiểu cách sử dụng văc xin.
Tuần 31	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 43
BÀI 48 : THỰC HÀNH : NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂC XIN PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VAC XIN NIUCATXƠN PHÒNG BỆNH CHO GÀ.
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Phân biệt được một số loại văc xin phòng bệnh chop gia cầm.
Biết được phương pháp sử dụng vacê xin niucatxơn để phòng bệnh cho gà
Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và an toàn lao động.
II. Chuẩn bị.
Bơm tiêm, kim tiêm, panh kẹp, khay men, bông thấm nước , nước cất, cồn 700 , dụng cụ tập tiêm như thân cây chuối hoặc mô hình cao su.
Các loại vac xin cho gia cầm.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài thực hành.
Phân chia nhóm thực hành và sắp xếp vị trí thực hành cho các nhóm.
Giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.
+ Làm quen một số loại vac xin phòng bệnh choi gia cầm.
+ Biết phương pháp sử dụng bơm tiêm và sử dụng vacê xin niucatxơn để phòng bệnh cho gà.
GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức liên quan:
? Văc xin là gì?
? Phân loại vac xin như thế nào?
? Vac xin tác dụng như thế nào?
? Trước khi sử dụng vac xin cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Phân công cho từng tổ, từng nhóm các việc phải thực hiện trong buổi thực hành.
Hoạt động 3 : Thực hiện quy trình
* GV hướng dẫn và thao tác mẫu cho HS quan sát.
Nhận biết một số loại vac xin phòng bệnh cho gia cầm:
+ Quan sát từng loại vac xin theo quy trình SGK.
+ Cách đọc thông tin trên nhãn lọ.
+ Chú ý đến sự bảo quản.
Sử dụng vac xin niucatxơn cho gà , tiến hành theo quy trình trong SGK:
+ nhận biết các bộ phận của bơm tiêm, kim tiêm.
+ Cách sử dụng bơm tiêm, điều chỉnh bơm tiêm
+ Các bước khác theo quy trình SGK.
* HS thao tác thực hành dưới sự hướng dẫn của GV và ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
Để nhận biết các loại vac xin phòng bệnh cho gia cầm:
+ HS quan sát các loại vac xin theo quy trình trong SGK. Các kết quả quan sát được ghi vaìo vở bài tập theo mẫu trong SGK.
Sử dụng vacê xin niucatxơn để phòng bệnh cho gà 
+ HS thực hiện theo nhóm nhỏ và thực hiện các bước như trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả
GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả.
Thu dọn dụng cụ , vật mẫu, vệ sinh nơi thực hành.
GV nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm, cho điểm nhóm làm việc đạt kết quả tốt.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
	GV hướng dẫn HS đọc trước bài 49 SGK 
Tuần 31	Ngày dạy: / / 2008
Tiết 44
BÀI 49 : VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THUỶ SẢN
I. Mục tiêu bài học.
	Sau bài học HS :
Hiểu được vai trò của nuôi thuỷ sản.
Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị.
Phóng to hình 75 SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : tổ chức tình huống học tập
	ĐVĐ: Nuôi thuỷ sản ở nước ta đang trên dà phát triển, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của nuôi thuỷ sản.
Điều khiển của GV
GV giới thiệu hình 75 trong SGK và giải thích , đồng thời nhấn mạnh vai trò cung cấp thực phẩm , xuất khẩu và bảo vệ sinh thái bền vững của nuôi thuỷ sản.
- GV phân tích kĩ từng vai trò một thông qua việc cung cấp một số thông tin và gợi ý cho HS bổ sung thêm.
+ Vai trò thứ nhất :
GV cung cấp một số thông tin cần thiết về nguồn thực phẩm và gợi ý cho các em bổ sung những thực phẩm mà em biết
+ Các vai trò khác GV làm tương tự trên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ nuôi thuỷ sản ở nước ta
- Sau khi HS phát biểu , GV kết luận và nêu lên 4 vai trò đã ghi trong SGK và yêu cầu HS nhắc lại.
GV: Lần lượt thông báo cho HS 3 nhiệm vụ chính như đã trình bày trong SGK. Trong đó trọng tâm là giống nuôi và cung cấp thực phẩm sạch, tươi cho người tiêu dùng
Hoạt động của HS
I. Vai trò của nuôi thuỷ sản.
HS tìm hiểu vai trò của nuôi thuỷ sản dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận đưa ra được 4 vai trò trong hình 75 SGK.
+ Nuôi thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các nghành sản xuất khác , đồng thời làm sạch môi trường nước.
II.Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta
HS nghe GV thông báo N.vụ của nuôi thuỷ sản
1. Khai thác tối đa về mặt nước và giống nuôi
2. cung cấp thực phẩm tươi sạch.
3. Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản
Hoạt động 4: Tổng kết bài học 
GV: cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố , gọi cá nhân HS trả lời.
GV tổng kết, nhận xét giờ học so với mục tiêu của bài và tinh thần học tập của HS
Dặn dò: Trả lời câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 50 SGK
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG NGHE 7(5).doc