Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1 đến 4

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1 đến 4

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

• Nêu được thành phần và vai trò của đất trồng.

• Trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật trong làm đất trồng cây.

2. Năng lực

• Năng lực chung:

• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

• Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để hiểu thêm về quy trình kĩ thuật làm đất trồng cây.

• Năng lực riêng:

• Nắm được vai trò và thành phần của đất trồng.

• Nắm được các giai đoạn làm đất và bón phân lót trong quy trình trồng trọt.

3. Phẩm chất

• Có ý thức tìm hiểu về đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.

 

docx 36 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. TRỒNG TRỌT
Bải 1. Giới thiệu về trồng trọt
Bài 2. Làm đất trồng cây
Bài 3. Gieo trồng, chăm sóc và phòng trử sâu, bệnh cho cây trồng
Bải 4. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Bải 5. Nhân giống vô tính cây trồng
Bài 6. Dự án trồng rau an toàn
Ôn tập Chương I
CHƯƠNG II - LÂM NGHIỆP
Bài 7. Giới thiệu về rừng
Bải 8. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
Ôn tập Chương II
CHƯƠNG III. CHẮN NUÔI
Bài 9. Giới thiệu về chăn nuôi
Bài 10. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Bải 11. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ
Bài 13. Thực hành: lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình
Ôn tập chương III
CHƯƠNG IV. THỦY SẢN
Bài 14. Giới thiệu về thủy sản
Bài 15. Nuôi ao cá
Bài 16. Thực hành. Lập kế hoạch nuôi cá cảnh
Ôn tập chương IV.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 2: LÀM ĐẤT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được thành phần và vai trò của đất trồng.
Trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật trong làm đất trồng cây.
Năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để hiểu thêm về quy trình kĩ thuật làm đất trồng cây.
Năng lực riêng:
Nắm được vai trò và thành phần của đất trồng.
Nắm được các giai đoạn làm đất và bón phân lót trong quy trình trồng trọt.
Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu về đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
SGK, Giáo án.
Tranh ảnh, video liên quan đến thành phần của đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
Đọc trước bài học trong SGK.
Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến thành phần của đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh, video về thành phần, vai trò của đất trồng và kĩ thuật làm đất trồng cây.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, đất trồng có thành phần như thế nào và có vai trò gì đối với cây trồng? Làm đất trồng cây gồm những công việc nào và mục đích của chúng là gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về thành phần và vai trò của đất trồng và trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật trong làm đất trồng cây, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 2 – Làm đất trồng cây.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần và vai trò của đất trồng
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 – Các thành phần và vai trò của đất trồng, SGK tr.12.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Đất trồng có những thành phần nào?
+ Các thành phần của đất trồng có vai trò gì với cây trồng?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy liên hệ với thực tiễn trồng trọt ở gia đình và ở địa phương nơi em sinh sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát sơ đồ, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu thành phần và vai trò của đất trồng
- Những thành phần của đất trồng:
+ Phần rắn.
+ Phần lỏng.
+ Phần khí.
- Vai trò của các thành phần đất trồng đối với cây trồng:
+ Phần rắn: có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.
+ Phần lỏng: có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.
+ Phần khí: có tác dụng cung cấp oxygen cho cây, làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về làm đất trồng cây
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung được kĩ thuật của các khâu trong quá trình làm đất trồng cây và mục đích của từng khâu.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc Bảng thông tin SGK tr.12, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số công việc chính của kĩ thuật làm đất trồng cây.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương (nếu có) và trả lời câu hỏi: Kể thêm các hoạt động khác trong quá trình làm đất trồng cây ở gia đình và địa phương em.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 – Một số công việc làm đất trồng cây SGK tr.13.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.2 và nêu tên, mục đích các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương và trả lời câu hỏi: Kể thêm các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Tìm hiểu về làm đất trồng cây
- Một số công việc chính của kĩ thuật làm đât trồng cây:
+ Cày đất: Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm. Cày đất có tác dụng làm tăng bề dày của lớp đất trồng, chôn vùi cỏ, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí.
+ Bừa/đập đất: Có tác dụng làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng.
+ Lên luống: Một số loại cây trồng cần phải làm luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng vào tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Nêu tên, mục đích các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh:
+ Hình a: bừa/đập đất.
+ Hình b: cày đất.
+ Hình c: lên luống.
- Các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây: găng tay làm vườn, cuốc, xẻng, cào đất, kéo cắt tỉa, bay, cưa cầm tay, kéo lớn, bình tưới bình xịt, máy cắt cỏ,
Hoạt động 3: Tìm hiểu về bón phân lót
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được kĩ thuật và mục đích của việc bón phân lót.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức cho HS: Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng, nhằm mục đích chuẩn bị sẵn thức ăn cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại phân thường được sử dụng để bón phân lót.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ với thực tế sản xuất ở gia đình và địa phương, trả lời câu hỏi: Kể thêm các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.3 – Một số cách bón phân lót SGK tr.13.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cách bón phân lót tương ứng với mỗi hình trong Hình 2.3.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Tìm hiểu về bón phân lót
- Loại phân thường được dùng để bón phân lót là phân hữu cơ hoặc phân lân. Phân bón được rắc đều trên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc trồng cây.
- Các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt:
+ Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng.
+ Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây.
+ Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Trả lời câu hỏi  phần Luyện tập SGK tr.13.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Mục đích của các khâu trong làm đất trồng cây:
Các công việc
Cày đất
Bừa/đập đất
Lên luống
Mục đích
- Làm tăng bề dày lớp đất trồng.
- Chôn vùi cỏ.
- Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí
- Làm nhỏ đất.
- Thu gom cỏ dại trong ruộng.
- Trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
- Chống ngập úng.
- Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Dễ chăm sóc cây trồng.
- GV giao nhiệm vụ 2 cho HS: Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phần lỏng có tác dụng gì đối với cây trồng?
Cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.
Làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn.
Giúp cây đứng vững.
Cung cấp oxygen cho cây.
Câu 2. Cày đất là công việc làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng:
5- 10 cm.
10 -15 cm.
15-20 cm.
20 - 30 cm.
Câu 3. Đâu không phải là hoạt động bón phân lót trong trồng trọt?
Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng.
Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây.
Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm.
Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên  ... ành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Rừng là gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ còn trống Hình 4.2. – Sơ đồ vai trò của rừng SGK tr.25, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Đọc nội dung vai trò của rừng và hoàn thiện sơ đồ theo mẫu ở Hình 4.2.
- GV mở rộng kiến thức: Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc mục Tìm hiểu thêm SHK tr.26 và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu khu rừng dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.26.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu vai trò của rừng
- Rừng là một vùng đất rộng lớn , gồm rất nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Vai trò của rừng:
+ Với môi trường sinh thái:
·        Được ví như lá phổi xanh của Tría đất.
·        Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán.
·        Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
·        Ở khu vực ven biển, rừng có vai trò chắn cát, chắn gió, bảo vệ cho vùng đất bên trong.
·        Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và con người.
+ Với sinh hoạt, sản xuất
·        Cung cấp củi đốt.
·        Nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy.
·        Cung cấp nguồn dược liệu và nguồn gene quý.
·        Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên.
·        Việc giao đất, giao rừng tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
- Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia (19 Khu dự trữ sinh quyển):
+ Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa.
+ Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng.
+ Khu dự trữ sinh quyển Langbiang.
+ Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
+ Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
+ Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.
+ Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
+ Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
+ Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
+ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Hoạt động 2: Các loại rừng phổ biến ở nước ta
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và mô tả được mục đích sử dụng của các loại rừng phổ biến ở nước ta.
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Theo mục đích sử dụng, rừng được chia làm 3 loại
+ Rừng đặc dụng.
+ Rừng phòng hộ.
+ Rừng sản xuất.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.26, 27 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về mục đích sử dụng của rừng đặc dụng.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về mục đích sử dụng của rừng phòng hộ.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về mục đích sử dụng của rừng sản xuất.
Loại rừng
Mục đích sử dụng
Rừng đặc dụng
?
Rừng phòng hộ
?
Rừng sản xuất
?
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4.3 – Một số loại rừng ở Việt Nam SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Kể tên các loại rừng có trong Hình 4.3.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu và mô tả đặc điểm một loại rừng mà em biết.
- GV giới thiệu cho HS thông tin về dấu chân carbon.
+ Carbon footprint (dấu chân carbon) là tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm các chất carbon dioxide (CO2) là loại khí mà con người thải ra nhiều nhất, và những loại chất khác, bao gồm khí metan (CH4), nitơ oxit (NO2) và flo (F). Những loại khí nhà kính có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và giữ nhiệt trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
+ Dấu chân carbon do một người, tổ chức hay quốc gia tạo ra có thể theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Phát thải trực tiếp như khi bạn sử dụng năng lượng để lái xe hay sử dụng các thiết bị điện. Gián tiếp là khi bạn sử dụng bất kể một vật dụng bất kỳ mà cần dùng năng lượng để sản xuất ra nó, ví dụ như thực phẩm hay quần áo. Thông thường, phần lớn lượng khí thải carbon của một cá nhân sẽ đến từ giao thông vận tải, nhà ở và thực phẩm.
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.27 và trình chiếu hình ảnh khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới – Amazon.
- GV chốt lại nội dung bài học:
+ Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái, đời sống sinh hoạt và sản xuất.
+ Có ba loại rừng phổ biến ở Việt Nam là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Các loại rừng phổ biến ở nước ta
(Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới).
- Đặc điểm của một loại rừng (rừng phòng hộ):
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động vật và thực vật, Khu bảo tồn thiên nhiên có thể mở cửa để phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hồa khác.
+ Vườn quốc gia: Khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tổn di tích văn hóa, phục vụ tham quan, du lịch.
+ Rừng văn hóa - xã hội, nghiên cứu - thí nghiệm: Khu có các di tích lịch sử văn hóa và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc giá trị bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, nghỉ ngơi hoặc nghiên cứu khoa học.
Loại rừng
Mục đích sử dụng
Rừng đặc dụng
- Là loại rừng được thành lập để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
- Kiểu rừng này gồm có: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường.
Rừng phòng hộ
- Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Rừng sản xuất
- Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất gồm: rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo,
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm
Thực vật rừng và động vật rừng.
Đất rừng và thực vật rừng.
Đất rừng và động vật rừng.
Sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng phòng hộ?
Sản xuất, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản.
Bảo tồn nguồn gene sinh vật.
Bảo vệ đất, chống xói mòn.
Phục vụ du lịch và nghiên cứu.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của rừng sản xuất?
Bảo vệ nguồn nước.
Cung cấp gỗ và các loại lâm sản.
Hạn chế thiên tai.
Bảo vệ di tích lịch sử.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của rừng đặc dụng?
Chống sa mạc hóa.
Điều hòa khí hậu.
Hạn chế thiên tai.
Bảo tồn nguồn gene.
Câu 5. Đâu không phải là một thành phần của rừng?
Vi sinh vật.
Thực vật.
Nấm.
Máy tỉa cành.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1. Đáp án D.
Câu 2. Đáp án C.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án D.
Câu 5. Đáp án D.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Các loại rừng sau đây thuộc loại rừng nào trong ba loại rừng đã học (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng).
Tên rừng
Loại rừng
1. Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình
2. Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
3. Rừng tràm Trà Sư, An Giang
4. Vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang
5. Vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
6. Vườn quốc gia Yok Đôn, ĐăK Nông, Đắc Lắc
7. Rừng thông Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La
8. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
9. Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Tên rừng
Loại rừng
1. Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình
Rừng đặc dụng
2. Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
Rừng đặc dụng
3. Rừng tràm Trà Sư, An Giang
Rừng đặc dụng
4. Vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang
Rừng đặc dụng
5. Vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
Rừng đặc dụng
6. Vườn quốc gia Yok Đôn, ĐăK Nông, Đắc Lắc
Rừng đặc dụng
7. Rừng thông Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La
Rừng sản xuất
8. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng đặc dụng
9. Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
Rừng đặc dụng
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.
- Phiếu học tập số 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1_den_4.docx